VN-Index vượt đỉnh 1.000 điểm, tỷ phú Phạm Nhật Vượng có thêm 10 nghìn tỷ
Sau một tuần giao dịch, giá trị cổ phiếu của ông Phạm Nhật Vượng tăng thêm thậm chí còn vượt xa tổng tài sản của người giàu thứ 10 Việt Nam, ông Trịnh Văn Quyết, và xấp xỉ bằng người giàu thứ 9, ông Hồ Xuân Năng.
Sau nhiều phiên vượt ngưỡng bất thành, VN-Index đã chính thức bỏ xa ngưỡng 1.000 điểm sau khi kết thúc tuần ở mức 1.015,59 điểm, tăng 16,77 điểm so với phiên 31/10. Đây là phiên thứ hai trong tuần chỉ số này vượt ngưỡng kháng cự 1.000 điểm thành công.
Đóng góp vào sự bứt phá của VN-Index phiên cuối tuần có VIC của Vingroup, cổ phiếu này tăng mạnh 3.500 đồng (2,9%) trong phiên giao dịch đầu tiên của tháng 11 với mức giá 122.500 đồng/cp.
Với mức giá này, tài sản của ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Vingroup, đã tăng thêm 4,52% sau một tuần giao dịch. Hiện tổng giá trị cổ phiếu VIC do ông Vượng nắm giữ đã đạt mức 228.485 tỷ đồng, tăng 9.885 tỷ đồng chỉ sau một tuần giao dịch.
Đóng góp nhiều nhất cho mức tăng nói trên chính là phiên giao dịch cuối tuần, cũng là phiên giao dịch đầu tiên của tháng 11. Riêng trong phiên này ông chủ hãng xe hơi Vinfast đã có thêm 6.528 tỷ đồng.
Trong khi đó, bà Phạm Thu Hương – vợ ông Vượng – cũng bỏ túi tới 800 tỷ đồng trong tuần vừa qua nhờ việc VIC tăng giá. Một trong những nguyên nhân dẫn đến việc VIC tăng giá là Vingroup công bố báo cáo kết quả kinh doanh quý 3 đầy tích cực.
Kết thúc quý 3/2019 Vingroup đạt 2.544 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế và 712 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Lũy kế 9 tháng đầu năm, tập đoàn đạt 9.384 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (tăng 12%), trong đó lợi nhuận sau thuế của cổ đông công ty mẹ là 2.900 tỷ đồng.
Video đang HOT
Nhóm cổ phiếu thuộc hệ sinh thái Vingroup của Chủ tịch Phạm Nhật Vượng khiến VN-Index bứt phá mạnh.
Tuy nhiên, không phải “đại gia” nào cũng có được niềm vui lớn sau khi kết thúc tuần. Nếu như tuần trước đó bà Nguyễn Thị Phương Thảo -TGĐ Vietjet Air – là ngôi sao sáng nhất sàn chứng khoán với mức tăng tài sản lên tới 1.400 tỷ đồng thì tuần này, người giàu thứ hai trên sàn chứng khoán lại ghi nhận sự sụt giảm do cổ phiếu VJC giảm 0,27%.
Tuy nhiên, tổng giá trị tài sản của bà Thảo từ hai mã cổ phiếu HDB và VJC vẫn đạt 30.475 tỷ đồng, dù giảm hơn 66 tỷ đồng so với tuần trước nhưng cũng đã hơn một năm qua giá trị cổ phiếu của “nữ tướng” Vietjet mới vượt ngưỡng 30.000 tỷ đồng.
Cũng trong top 5 người giàu nhất sàn chứng khoán, bộ đôi tỷ phú Hồ Hùng Anh – Nguyễn Đăng Quang đón nhận tin vui trở lại sau một tuần giá cổ phiếu sụt giảm.
Kết thúc tuần, dù cổ phiếu TCB của Techcombank giảm giá 0,4% còn 23.700 đồng/cp nhưng việc MSN của Masan Group tăng giá 1,4% lên 75.700 đồng/cp đã bù đắp cho sự sụt giảm này. Theo đó, tài sản của ông Hồ Hùng Anh – Chủ tịch TCB, cổ đông của MSN – tăng hơn 268 tỷ đồng sau một tuần giao dịch, đạt mức 19.654 tỷ đồng.
Còn ông Nguyễn Đăng Quang – Chủ tịch MSN, Phó Chủ tịch TCB – cũng có thêm hơn 276 tỷ đồng, nâng tổng giá trị tài sản lên 19.313 tỷ đồng.
Ở ngoài top 5, hai tỷ phú đáng chú ý nhất là ông Trịnh Văn Quyết – Chủ tịch FLC – và ông Hồ Xuân Năng – Chủ tịch Vicostone (VCS).
Sau khi có thêm 400 tỷ đồng ở tuần trước, tuần này tài sản của ông Hồ Xuân Năng lại giảm 278 tỷ đồng và lùi về mức 10.420 tỷ đồng. VCS kết thúc tuần ở mức giá 86.200 đồng/cp, giảm 2,59% so với tuần trước.
Với ông Trịnh Văn Quyết, cổ phiếu FLC đã tăng giá 2,5% khi đóng cửa tuần ở mức giá 4.500 đồng/cp, nhưng việc cổ phiếu ROS của FLC Faros giảm 1,56% còn 25.200 đồng/cp đã khiến cho tổng tài sản của ông Quyết giảm 108 tỷ đồng trong tuần vừa qua, còn lại 8.544 tỷ đồng.
Như vậy, tổng tài sản của Chủ tịch FLC hiện tại thậm chí còn ít hơn so với mức tăng thêm của ông Phạm Nhật Vượng (8.544 tỷ đồng so với mức tăng thêm 9.885 tỷ đồng của Chủ tịch Vingroup). Trong khi đó tổng tài sản 10.420 tỷ đồng của Chủ tịch VCS cũng chỉ nhỉnh hơn chút ít so với “phần tăng thêm” của Chủ tịch VIC.
Hiền Anh
Theo Infonet.vn
FLC lý giải thế nào về doannh thu hợp nhất tăng vọt, lợi nhuận giảm?
CTCP Tập đoàn FLC vừa có văn bản gửi UBCKNN và Sở GDCK TP.HCM về việc lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp hợp nhất quý 3/2019 giảm 23% so với quý 3/2018.
Theo báo cáo kết quả kinh doanh quý 3/2019, FLC đạt 64,45 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm 18,93 tỷ đồng (23%) so với cùng kỳ năm ngoái.
FLC cho biết, lợi nhuận quý 3 năm ngay giảm chủ yếu do lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ giảm so với cùng kỳ năm 2018.
Theo đó, lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ của quý 3 năm nay chỉ đạt 58,25 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái là 212 tỷ đồng.
So với cùng kỳ năm ngoái, doanh thu hợp nhất của FLC có sự đột biến với 5.196 tỷ đồng trong quý 3 (cùng kỳ năm ngoái 2.469 tỷ đồng). Tuy nhiên, tính đến 30/09/2019 nợ phải trả của FLC là 20.000 tỷ đồng, tăng hơn 3.000 tỷ đồng so với cuối năm 2018, trong đó nợ ngắn hạn lên đến 16,67 nghìn tỷ đồng. Cũng tại thời điểm 30/9, vốn chủ sở hữu của FLC là 9.097 tỷ đồng.
Hiện tại, HĐQT của FLC có 5 thành viên do ông Trịnh Văn Quyết làm Chủ tịch HĐQT. Ban Tổng Giám đốc của FLC bao gồm Tổng Giám đốc Hương Trần Kiều Dung và 11 Phó Tổng giám đốc.
Hiền Anh
Theo infonet.vn
Vingroup giảm lãi gần 4.700 tỷ đồng vì sản xuất ôtô, điện thoại Đến ngày 30/9, mảng sản xuất của Vingroup đã lỗ trước thuế gần 4.700 tỷ. Đây là bộ phận kinh doanh lỗ nhiều nhất của tập đoàn và là mảng kinh doanh duy nhất hoạt động dưới giá vốn. Tập đoàn Vingroup (VIC) vừa công bố báo cáo tài chính quý III năm nay với doanh thu 9 tháng đạt trên 92.700 tỷ...