VN-Index vượt 1.000, danh mục công ty chứng khoán lớn có gì?
Bên cạnh hoạt động môi giới, cho vay margin thì hoạt động tự doanh cũng là một trong những hoạt động đem lại doanh thu lớn cho công ty chứng khoán.
VN-Index vượt 1.000, danh mục CTCK lớn có gì? Nguồn: Báo Chính phủ.
Tính riêng trong quý III/2019, chỉ số VN-Index đã tăng hơn 4% với những nhịp tăng giảm đan xen khác nhau. Chỉ số VN-Index cũng trải qua 4 lần điều chỉnh mạnh khi tiệm cận vùng kháng cự 1.000 điểm. Trước những diễn biến của thị trường, hoạt động tự doanh của các CTCK cũng ảm đạm.
Quý III/2019 hoạt động tự doanh của các CTCK lớn suy giảm. Nguồn: NCĐT tổng hợp.
Trong 4 công ty chứng khoán (CTCK) top đầu thị trường là CTCK SSI (HoSE: SSI), CTCK TP HCM (HSC, HoSe: HCM), CTCK VnDirect (HoSE: VND) và CTCK Bản Việt (VCSC; HoSE: VCI), hoạt động tự doanh của HSC ghi nhận mức sụt giảm mạnh nhất trong 9 tháng đầu năm 2019. HSC cho biết nguyên nhân chủ yếu do là năm 2018, tại thời điểm thị trường tốt nhất trong quý I/2019, Công ty đã hiện thực hóa lợi nhuận của toàn bộ danh mục cổ phiếu trong khi 9 tháng đầu năm 2019 không có khoản lợi nhuận tương tự.
Cụ thể, danh mục tự doanh của HSC giảm mạnh về giá trị so với đầu năm. Tại thời điểm cuối quý III/2019, Công ty chỉ ghi nhận hơn 219 tỷ đồng (theo giá gốc) tài sản tài chính ghi nhận theo lãi lỗ (FVTPL), giảm gần 70% so với đầu năm. Trong kỳ, giá trị theo giá gốc cổ phiếu MWG nắm giữ giảm mạnh hơn 80% so với đầu năm về còn 19,5 tỷ đồng.
Danh mục tự doanh của HSC. Nguồn: NCĐT tổng hợp.
Trong danh mục của HSC tại thời điểm 30/09/2019, đa phần đều dồn vào các cổ phiếu có vốn hóa lớn như VNM, MWG, VJC,…Tỷ trọng đối với các cổ phiếu phân bổ khá đều và không có sự chênh lệch lớn giữa tỷ trọng các cổ phiếu trong danh mục của HSC. Duy chỉ có cổ phiếu của Thế Giới Di Động (MWG) và cổ phiếu của Vinamilk chiếm tỷ trọng trên 8%.
Video đang HOT
Số liệu tại cuối quý III/2019, SSI sở hữu danh mục cổ phiếu và chứng khoán niêm yết trị giá hơn 1.466 tỷ đồng. Trong đó, khoản đầu tư vào cổ phiếu của CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (HoSE: DBC); Tổng CTCP Thiết bị Điện Việt Nam (HoSE: GEX) và CTCP Dược phẩm OPC (HoSE: OPC) chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của của SSI.
Danh mục tự doanh của SSI. Nguồn: NCĐT tổng hợp.
Cuối quý III/2019, VnDirect sở hữu hơn 1.496 tỷ đồng theo giá gốc giá trị tài sản tài chính FVTPL (*). Trong đó, phần lớn danh mục của VnDirect tập trung vào cổ phiếu của Tổng CTCP Bảo hiểm Bưu điện (HNX: PTI) với tỷ trọng hơn 30,6%. Còn lại, danh mục của VnDirect có khá nhiều mã, và phần lớn đều có sự phân bổ dưới 5% mỗi cổ phiếu.
Danh mục tự doanh của VnDirect. Nguồn: NCĐT tổng hợp.
Đối với VCI, thời điểm cuối quý III/2019, tổng giá trị tài sản FVTPL của VCI trị giá hơn 911 tỷ đồng theo giá mua. Trong đó, chứng khoán niêm yết chiếm phần lớn với giá trị gốc hơn 857 tỷ đồng. Danh mục của VCI, cổ phiếu của CTCP Địa ốc Sài Gòn Thương Tín (HoSE: SCR); CTCP Đầu tư và Kinh doanh Nhà Khang Điền (HoSE: KDH) và CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HoSE: HPG) chiếm tỷ trọng cao nhất, lần lượt là 17,74%; 10,46% và 11,85%.
Danh mục tự doanh của VCI. Nguồn: NCĐT tổng hợp.
Nhìn về diễn biến thị trường chung, trong 4 phiên giao dịch đầu tháng 11, chỉ số VN-Index đã tăng 2,6% lên mức 1.024 điểm, áp sát vùng đỉnh cũ quanh khu vực 1.025 điểm được thiết lập hồi tháng 10/2018. Trong đó, động lực chính để VN-Index đến từ nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn.
Nhìn về danh mục của các CTCK lớn đều có sự phân bổ danh mục vào các cổ phiếu vốn hóa trên thị trường. Như vậy, với diễn biến thị trường hiện tại, “của để dành” của các CTCK lớn đang có xu hướng “phình ra”.
Vũ Hoài
Theo Nhipcaudautu.vn
Lợi nhuận công ty chứng khoán quý II/2019: Nhiều 'ông lớn' ngậm ngùi, TCBS lên ngôi vương
Lợi nhuận quý II/2019 của TCBS vượt xa các "ông lớn" gạo cội ngành chứng khoán như SSI, HSC, VCSC, VNDirect.
Lợi nhuận công ty chứng khoán quý II/2019: Nhiều 'ông lớn' ngậm ngùi, TCBS lên ngôi vương
Ngay đầu mùa công bố báo cáo tài chính quý II/2019, nhiều "ông lớn" ngành chứng khoán đã ngậm ngùi với kết quả kinh doanh kém khả quan, trong bối cảnh thị trường chứng khoán diễn biến khá ảm đạm.
Đầu tiên phải kể đến Công ty Chứng khoán SSI. Quý vừa qua, SSI ghi nhận 239 tỷ đồng lợi nhuận trước thuế (theo báo cáo tài chính riêng lẻ), giảm tới 39% so với cùng kỳ năm ngoái.
Thực tế, doanh thu hoạt động quý II/2019 của SSI chỉ giảm 15%, trong khi chi phí hoạt động giảm tới 49%. Tính ra, lợi nhuận hoạt động quý II/2019 của SSI vẫn tăng 26% lên 493 tỷ đồng.
Tuy nhiên, do cùng kỳ năm ngoái ghi nhận lãi đột biến 143 tỷ đồng từ bán, thanh lý khoản đầu tư vào công ty con, công ty liên kết lên, thêm vào đó, chi phí lãi vay tăng mạnh 58% lên 203 tỷ đồng nên lợi nhuận hoạt động của SSI bị bào mòn đáng kể, tựu chung khiến lợi nhuận trước thuế quý II/2019 giảm sâu.
Theo ước tính từ SSI, nửa đầu năm 2019, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của công ty này là 510 tỷ đồng. Đồng nghĩa, lợi nhuận hợp nhất trước thuế quý II/2019 của SSI sẽ vào khoảng 264 tỷ đồng, giảm khoảng 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tương tự SSI, Công ty Chứng khoán TP. HCM (HSC) - doanh nghiệp có thị phần môi giới cổ phiếu lớn thứ hai sàn HoSE - cũng ghi nhận kết quả kinh doanh suy giảm.
Quý II/2019, lợi nhuận trước thuế hợp nhất của HSC ở mức 135 tỷ đồng, giảm 26% so với cùng kỳ năm ngoái.
Sự suy giảm này xuất phát từ việc doanh thu hoạt động quý vừa qua của HSC giảm tới 32%, trong đó, giảm mạnh nhất là ở khoản mục "Lãi bán các tài sản tài chính ghi nhận thông qua lãi/lỗ (FVTPL)" với mức giảm 53% và doanh thu môi giới chứng khoán với mức giảm 45%.
Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cũng không thoát khỏi tình trạng chung. Quý II/2019, lợi nhuận hợp nhất trước thuế của VCSC chỉ đạt 171 tỷ đồng, giảm 30% so với cùng kỳ do doanh thu hoạt động giảm 11% và chi phí hoạt động tăng 35%.
Một "ông lớn" ngành chứng khoán khác là Công ty Cổ phần Chứng khoán VNDirect cũng báo lãi giảm mạnh. Cụ thể, lợi nhuận hợp nhất trước thuế quý II/2019 của VNDirect giảm tới 65% xuống còn 36,6 tỷ đồng.
Phía VNDirect cho hay, sở dĩ lợi nhuận của công ty suy giảm là do 6 tháng đầu năm 2019, giá trị giao dịch toàn thị trường giảm mạnh, cùng với đó, tỷ lệ phí giao dịch giảm do cạnh tranh mạnh giữa các công ty chứng khoán khiến doanh thu từ phí giảm mạnh. Bên cạnh đó, do có sự biến động của thị trường nên doanh thu từ đầu tư chứng khoán cũng suy giảm.
Trái ngược với đà giảm doanh thu và lợi nhuận của các "ông lớn" truyền thống, quý II/2019, Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ thương (TCBS) ghi nhận kết quả kinh doanh rất khả quan.
Báo cáo tài chính của TCBS cho thấy, quý vừa qua, lợi nhuận trước thuế của công ty này lên đến 384 tỷ đồng, gấp tới 4 lần cùng kỳ năm ngoái, đưa TCBS lên "ngôi vương" về lợi nhuận trong ngành chứng khoán.
Tăng trưởng lợi nhuận ấn tượng của TCBS chủ yếu đến từ hoạt động bảo lãnh, đại lý phát hành chứng khoán. Quý II/2019, mảng này đem về cho TCBS doanh thu tới 256 tỷ đồng, tăng gấp 3,2 lần.
TCBS - dưới sự hậu thuẫn của công ty mẹ Techcombank - thường xuyên duy trì thị phần môi giới trái phiếu trên sàn HoSE ở mức thống trị: trên 80%. Đặc biệt, lượng lớn trái phiếu do TCBS làm đầu mối thu gom được phân phối qua hệ thống Techcombank với tệp khách hàng khổng lồ.
Thanh Long
Theo vietnamfinance.vn
Nhà báo chứng khoán đánh chứng khoán Nhà báo kinh tế, nhất là nhà báo chuyên mảng chứng khoán - vốn được nhìn nhận là người biết nhiều thông tin, tưởng rằng đó là lợi thế khi đầu tư chứng khoán nhưng thực tế lại "không hẳn thế". 1.Tôi có anh bạn làm ở một tờ báo kinh tế. Lĩnh vực chính của anh theo dõi và làm việc chuyên...