Vn-Index ‘vạ lây’ chứng khoán thế giới, mất hơn 18 điểm
Sàn chứng khoán Việt Nam đỏ rực ngay phiên giao dịch ngày đầu tuần 25/3, VN-Index đã mất gần 22 điểm, xuống dưới ngưỡng 970 điểm.
Ảnh hưởng thị trường thế giới, chứng khoán Việt lao dốc
Chứng khoán đỏ rực sau diễn biến bất ngờ cuộc gặp Trump-Kim
Chứng khoán đồng loạt lao dốc sau hội nghị Mỹ – Triều
Đúng như lo ngại của giới phân tích và một số công ty chứng khoán, phiên lao dốc cuối tuần trước của chứng khoán Âu, Mỹ đã tác động tiêu cực tới chứng khoán châu Á nói chung và Việt Nam nói riêng ngay khi bước vào phiên giao dịch đầu tuần mới.
Cuối tuần qua, 3 chỉ số chứng khoán lớn của Mỹ ghi nhận ngày giảm mạnh nhất kể từ ngày 3/1. Trong đó, Dow Jones mất 460,19 điểm xuống 25.502,32 điểm. Nasdaq Composite giảm 196,29 điểm, tương đương 2,5%, xuống 7.642,67 điểm. Ngoài ra, S&P500 cũng giảm 54,17 điểm, tương đương 1,9%, xuống 2.800,71 điểm. Giới đầu tư lo ngại, cho rằng đây là dấu hiệu cảnh báo tiềm năng của suy thoái kinh tế toàn cầu.
Hành động bán tháo của giới đầu tư ở thị trường Âu, Mỹ được dự báo sẽ gây tác động xấu tới chứng khoán châu Á. Ngay sáng ngày 25/3, chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản đã lao dốc giảm hơn 661 điểm, đương đương giảm hơn 3%, chỉ số Hang Seng của Hồng Kông cũng mất gần 470 điểm, tương đương 1,6%, chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải cũng mất gần 1,5% trước khi hồi dần trở lại sau đó, chỉ số Kospi cũng mất hơn 1,5%.
Sàn chứng khoán Việt Nam đỏ rực trong sáng ngày 25/3Photo: ..
Thị trường chứng khoán Việt Nam cũng bị ảnh hưởng nặng nề. Đa số các mã chứng khoán đều giảm điểm. 5 cổ phiếu tác động tiêu cực nhất lên VN-Index là VHM, GAS, VIC, VCB, VRE. Trong đó, VRE giảm 1.900 đồng/cổ phiếu (5,43%), hiện có giá 33.100 đồn/cổ phiếu.
Video đang HOT
Nhóm cổ phiếu ngân hàng đồng loạt giảm sâu, như VPB, CTG, VIB giảm hơn 2%. 2 cổ phiếu ngành hàng không đang diễn biến khá tiêu cực khi VJC giảm 1.200 đồng, còn 117.700 đồng/cổ phiếu; còn HVN giảm 800 đồng (1.9%), còn 40.500 đồng/cổ phiếu.
Khối ngoại mua ròng 102 tỷ trên sàn HOSE và mua ròng hơn 9 tỷ trên sàn HNX. Lực mua tập trung ở các mã VCB và CTG trên sàn HOSE. SHB đang là cổ phiếu được khối ngoại mua ròng nhiều nhất trên sàn HNX.
Tạm kết phiên sáng, VN-Index đạt mức 970,68 điểm, giảm 1,82%; VN30-Index giảm 1,9%, còn 894,92 điểm; HNX-Index dừng tại mức 106,64 điểm, tương đương mức giảm 1,34%.
Trái ngược với sự lao dốc của thị trường, cổ phiếu HAG của Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai (HAGL) bất ngờ nhận được lực cầu mạnh và tăng trần lên 5.610 đồng/cổ phiếu. Điều này có được là do Công ty cổ phần ôtô Trường Hải ( Thaco, mã: THA) vừa ký thêm phụ lục hợp đồng hợp tác. Đây là những điều khoản chi tiết hơn của hợp đồng thoả thuận hồi tháng 8/2018.
Theo đó, Thaco sẽ rót 7.800 tỷ đồng để sở hữu 35% cổ phần Công ty nông nghiệp HAGL và 51% HAGL Land. Để HAGL phát triển nhanh nhưng vẫn bền vững, Thaco cam kết thu xếp để cơ cấu lại các khoản nợ vay khoảng 14.000 tỷ đồng và huy động vốn đầu tư vào việc chăm sóc diện tích trồng cây ăn trái đã có cũng như trồng mở rộng, tiếp tục đầu tư giai đoạn 2 dự án Myanmar. Ước tính tổng số tiền Thaco đầu tư vào các công ty HAGL khoảng 22.000 tỷ đồng, xấp xỉ 1 tỷ USD.
UYÊN PHƯƠNG
Theo tienphong.vn
Phiên chiều 21/3: Lao dốc
Sau khi nỗ lực trở lại trên tham chiếu trong phiên sáng, VN-Index nỗ lực để nới rộng đà tăng khi bước vào phiên chiều, nhưng chỉ được 30 phút, lực bán ồ ạt đã đẩy VN-Index lao dốc xuống sát ngưỡng 990 điểm.
Trong phiên giao dịch sáng, sự thận trọng của nhà đầu tư khiến VN-Index giằng co trong biên độ hẹp với thanh khoản sụt giảm mạnh so với phiên sáng qua. Chốt phiên, VN-Index may mắn trở lại được sắc xanh nhạt.
Trong đó, đáng chú ý sự bật dậy của YEG sau 14 phiên giảm sàn liên tiếp (tính cả lúc mở cửa phiên sáng nay). Từ mức sàn 89.100 đồng, YEG nhận lực cầu khá tốt nên kéo thẳng lên mức trần 102.300 đồng với thanh khoản vượt trội so với mức trung bình hàng ngày, đạt hơn 0,8 triệu đơn vị. Tuy nhiên, lực cầu này đã tạo thời cơ cho khối ngoại thoát hàng khi nhà đầu tư nước ngoài bán ròng hơn 600.000 đơn vị.
Điều đáng chú ý là các phiên trước, YEG luôn có lượng dư bán sàn hơn 2 triệu đơn vị, nhưng trong phiên hôm nay, lực cung giá thấp bất ngờ được tiết giảm hết.
Bước vào phiên giao dịch chiều nay, quán tính của lực cầu cuối phiên sáng giúp VN-Index nới rộng đà tăng trong ít phút đầu phiên, dù chỉ là những bước tiến nhỏ. Tuy nhiên, sắc xanh cũng không duy trì được lâu, chỉ 30 phút sau, lực cung bất ngờ được tung vào mạnh khiến hàng trăm mã giảm giá, kéo VN-Index lao gần như thẳng đứng, mất hơn 13 điểm xuống dưới ngưỡng 990 điểm khi chốt đợt khớp lệnh liên tục.
Trong đợt khớp lệnh xác định giá đóng cửa (ATC), lực bán tiếp tục được tung vào ồ ạt, chủ yếu ở mức giá ATC và giá sàn, khiến đà giảm tại nhiều mã nới rộng thêm và kéo VN-Index lao dốc sâu hơn khi mất tới hơn 20 điểm, đóng cửa ở mức thấp nhất ngày.
Chốt phiên, VN-Index giảm 20,52 điểm (-2,05%), xuống 981,78 điểm với 94 mã tăng, trong khi có tới 212 mã giảm. Dù lực bán diễn ra mạnh và trên diện rộng, nhưng lực cầu lại dè dặt khiến thanh khoản thị trường sụt giảm mạnh. Cụ thể, tổng khối lượng giao dịch đạt 200 triệu đơn vị, giá trị 4.262,65 tỷ đồng, giảm 33,3% về khối lượng và 47% về giá trị giao dịch so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 17,3 triệu đơn vị, giá trị 404 tỷ đồng.
Diễn biến tương tự cũng diễn ra trên HNX khi HNX-Index lao thẳng đứng xuống dưới ngưỡng 108,5 điểm khi chốt đợt khớp lệnh liên tục. Trong đợt ATC, lực bán được tung thêm vào đẩy HNX-Index lùi sâu hơn, mất luôn mốc 108 điểm và cũng là mức thấp nhất ngày.
Chốt phiên, HNX-Index giảm 1,81 điểm (-1,65%), xuống 107,81 điểm với 59 mã tăng, trong khi có tới 109 mã giảm. Tổng khối lượng giao dịch đạt 42,77 triệu đơn vị, giá trị 598,2 tỷ đồng, giảm 13,3% về khối lượng và 20% về giá trị so với phiên hôm qua. Trong đó, giao dịch thỏa thuận đóng góp 4,2 triệu đơn vị, giá trị 123,6 tỷ đồng.
Trong Top 10 mã vốn hóa lớn nhất sàn HOSE hôm nay chỉ có duy nhất MSN may mắn đứng ở mức tham chiếu, còn lại đều giảm mạnh. Trong đó, VIC giảm 2,66% xuống 117.000 đồng - mức thấp nhất ngày. VHM giảm 4,34% xuống mức thấp nhất ngày 88.200 đồng. VCB may mắn chỉ giảm 0,15% xuống 66.600 đồng. VNM mất 1,81% xuống 136.000 đồng, cũng là mức thấp nhất ngày. GAS giảm 3,13% xuống mức thấp nhất ngày 99.000 đồng. SAB chỉ mất 0,04% xuống 249.400 đồng. TCB giảm 1,88% xuống 26.100 đồng và CTG giảm 3,91% xuống 22.100 đồng, cũng đều là mức thấp nhất ngày.
Trong nhóm này, CTG là mã có thanh khoản tốt nhất với 7,18 triệu đơn vị được khớp, tiếp đến là TCB và BID với hơn 2 triệu đơn vị được khớp mỗi mã.
Tính rộng ra, trong Top 30 mã vốn hóa lớn nhất, chỉ có sắc xanh nhạt lác đác tại ROS, DHG và thêm BHN đứng giá tham chiếu, còn lại cũng đều chìm trong sắc đỏ với nhiều mã giảm mạnh, xuống mức thấp nhất ngày.
Chẳng hạn, VRE giảm 4,56% xuống 34.500 đồng, PLX giảm 3,57% xuống 59.500 đồng, VPB giảm 3,45% xuống 21.000 đồng, POW giảm 3,47% xuống 15.300 đồng, SSI giảm 4,38% xuống 27.300 đồng, NVL giảm 2,23% xuống 57.000 đồng... Trong đó, các mã có thanh khoản tốt là MBB (hơn 7,8 triệu đơn vị), ROS với 6,3 triệu đơn vị, đóng cửa tăng 0,92% lên 32.850 đồng...
Trong nhóm cổ phiếu nhỏ, ngoại trừ ITA, TLD, TGG, TCH lội ngược dòng, còn lại đều đóng cửa trong sắc đỏ. Trong đó, ITA là mã có thanh khoản tốt nhất sàn HOSE với 8,39 triệu đơn vị được khớp, đóng cửa tăng 0,95% lên 3.180 đồng, có lúc đã chạm mức trần 3.370 đồng, trong khi TLD đóng cửa ở mức trần 6.980 đồng với 2,87 triệu đơn vị được khớp.
Trong các mã giảm, TTF giảm sàn xuống 3.750 đồng với 2,96 triệu đơn vị được khớp sau chuỗi ngày tăng nóng trước đó.
YEG vẫn giữ sắc tím và còn dư mua giá trần do không có nhiều lệnh bán trong phiên chiều, chủ yếu lực cung này đến từ khối ngoại. Tuy nhiên, nhà đầu tư nước ngoài cũng tích cực mua vào trong phiên chiều, giúp lượng bán ròng còn chưa tới 600.000 đơn vị.
Trên HNX, sắc đỏ cũng bao trùm các mã lớn, trong đó ACB giảm 1,94% xuống mức thấp nhất ngày 30.400 đồng. VCG cũng mất 2,44% xuống mức thấp nhất ngày 28.000 đồng khi đóng cửa phiên. Thậm chí, PVS còn giảm 5,88% xuống 20.800 đồng, mức đáy của ngày. Ngoài ra, VGC giảm 1,4% xuống 21.200 đồng và SHB giảm 1,28% xuống 7.700 đồng, dù mức giảm không lớn như các mã ở trên, nhưng cũng đóng cửa ở mức thấp nhất ngày. Trong đó, SHB giảm giá dù khối ngoại mua ròng khá mạnh hơn 1 triệu đơn vị.
Trong nhóm này, SHB là mã có thanh khoản tốt nhất và cũng là tốt nhất sàn HNX với 6,58 triệu đơn vị được khớp. Tiếp đến là PVS với 3,29 triệu đơn vị và ACB với 2,94 triệu đơn vị.
Các mã có tổng khớp trên 2 triệu đơn vị còn có HUT, ART và VGC, trong đó ngoại trừ ART đóng cửa tăng 4% lên 2.600 đồng, còn lại đều đóng cửa trong sắc đỏ.
Trên UPCoM, diễn biến có phần đỡ tiêu cực hơn 2 sàn niêm yết khi duy trì sắc xanh lâu hơn tới gần 2 tiếng rưỡi trước khi chuyển màu trong ít phút cuối phiên, nhưng mức giảm không đáng kể.
Chốt phiên, UPCoM-Index giảm 0,12 điểm (-0,21%) xuống 56,89 điểm với 84 mã tăng và 87 mã giảm lúc đóng cửa. Tổng khối lượng giao dịch đạt 26,92 triệu đơn vị, giá trị 541 tỷ đồng, trong đó giao dịch thỏa thuận đóng góp 7,9 triệu đơn vị, giá trị 108,7 tỷ đồng.
Trên thị trường này, trong các mã có sức hút lớn nhất trong phiên hôm nay có sự phân hóa khá rõ, trong đó 3 mã lớn BSR, HVN và VGT, cũng là 3 mã có thanh khoản tốt nhất đều đóng cửa trong sắc đỏ. Cụ thể, BSR giảm 1,48% xuống 13.300 đồng với 2,25 triệu đơn vị, HVN giảm 1,9% xuống 41.200 đồng với 2,2 triệu đơn vị, VGT giảm 0,76% xuống 13.100 đồng với 1,9 triệu đơn vị.
Trong khi đó, GVR, VEA, PXL, MPC, những mã có thanh khoản trên 1 triệu đơn vị đều đóng cửa với sắc xanh, trong đó tăng mạnh nhất PXL với 13,1% lên 6.900 đồng, có lúc đã chạm trần 7.000 đồng. GVR cũng tăng mạnh với 12,6% lên 12.500 đồng, có lúc đã chạm trần 12.700 đồng.
T.Lê
Theo tinnhanhchungkhoan.vn
Dòng tiền đổ mạnh vào sàn, chứng khoán tăng cao ngày đầu tuần Chốt phiên giao dịch ngày hôm nay (18/3), thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục chứng kiến đà đi lên trên cả hai sàn Hà Nội và TP.HCM. Trong đó, chỉ số Vn-Index ghi thêm gần 8 điểm kèm thanh khoản cao. Bỏ qua phiên đi xuống cuối tuần trước, thị trường chứng khoán trong nước đã đảo chiều đi lên ngay...