VN – Index tăng mạnh khi mở phiên giao dịch sáng 23/4
Trước việc giá dầu thế giới bật tăng trở lại và tín hiệu tích cực về tình hình kiểm soát dịch COVID-19 tại Việt Nam, thị trường chứng khoán trong nước sáng nay 23/4 bật tăng mạnh ngay khi mở cửa.
Chứng khoán trong nước sáng nay 23/4 tăng mạnh khi mở phiên giao dịch. Ảnh minh họa: Trần Việt/TTTXVN
Tại thời điểm 9 giờ 26 phút, VN – Index tăng 16,13
điểm (2,1%) lên hơn 785 điểm). Toàn sàn có tới 228 mã tăng, trong khi chỉ có 46 mã giảm giá và 33 mã đứng giá.
HNX – Index tăng 1,4 điểm (1,31%) lên hơn 108 điểm. Toàn sàn có 59 mã tăng, trong khi chỉ có 29 mã giảm giá và 35 mã đứng ở giá tham chiếu.
Trong rổ cổ phiếu VN30 (30 mã cổ phiếu có ảnh hưởng lớn nhất lên chỉ số VN – Index) cả 30 mã đều tăng giá; trong đó, tăng mạnh có thể kể đến như: VRE, VHM, VIC, HPG.
Toàn bộ các mã cổ phiếu ngân hàng cũng đều ở chiều tăng giá. Bên cạnh đó, nhóm cổ phiếu dầu khí cũng tăng mạnh mẽ với GAS tăng tới hơn 3%, PLX tăng 1,8%, các mã PVD, PVS và PVC có mức tăng từ 2 – 6%.
Cập nhật diễn biến phòng chống dịch COVID-19, theo Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng, chống dịch COVID-19, đến 6 giờ ngày 23/4, Việt Nam tiếp tục không ghi nhận ca mới mắc COVID-19.
Như vậy từ ngày 17/4 đến ngày 23/4, Việt Nam không có ca mắc COVID-19 mới, giữ nguyên con số 268 ca mắc cách đây 7 ngày
Nhận định về thị trường, Công ty cổ phần Chứng khoán Rồng Việt – VDSC cho rằng, dòng tiền đổ vào thị trường vẫn đang duy trì tích cực, các cổ phiếu tăng giá chiếm ưu thế. Do vậy, các nhà đầu tư có thể tìm kiếm cơ hội ngắn hạn cho riêng mình hoặc có thể lướt sóng theo từng nhịp trong tình hình thị trường vẫn đang còn nhiều lạc quan.
Trên thị trường chứng khoán thế giới, thị trường chứng khoán Mỹ đã phục hồi trong phiên giao dịch ngày 22/4, sau hai phiên giảm điểm liên tiếp nhờ đà tăng trở lại của giá dầu thế giới.
Video đang HOT
Kết thúc phiên này, chỉ số công nghiệp Dow Jones tăng 2%, lên 23.469,58 điểm, chỉ số S&P 500 cũng tiến 2,3%, lên 2.798,70 điểm. Trong khi đó, chỉ số công nghệ Nasdaq Composite tăng 2,8%, đóng cửa ở mức 8.495,38 điểm.
Xu hướng tích cực của Phố Wall diễn ra sau khi giá dầu ngọt nhẹ chuẩn Tây Texas (WTI) của Mỹ giao tháng 6/2020 tăng 19%, lên 13,78 USD/thùng, sau khi giá dầu này đã rơi vào vùng âm lần đầu tiên trong lịch sử vào phiên giao dịch 20/4.
Dù vậy, các chuyên gia phân tích vẫn đánh giá thị trường dầu mỏ ở trạng thái dễ bị tổn thương do lượng dầu tồn kho của Mỹ đang ở mức gần tương đương với sức chứa tối đa.
Sự bất ổn trên thị trường dầu mỏ là nhân tố chính gây áp lực giảm trên thị trường chứng khoán trong hai ngày qua, giữa bối cảnh mối lo ngại về sự sụp đổ của ngành dầu mỏ và bức tranh kinh tế vĩ mô suy yếu khiến mức tiêu thụ xăng dầu càng sụt giảm.
Phần lớn các nhà đầu tư vẫn cảm thấy bất an do không chắc chắn khi nào nền kinh tế Mỹ sẽ mở cửa trở lại sau lệnh phong tỏa để ngăn chặn sự lây lan của dịch viêm đường hô hấp cấp COVID-19.
Nhóm cổ phiếu công nghệ đã “thắng” lớn trong phiên này, với cổ phiếu của Facebook tăng 6,7%, Alphabet – công ty mẹ của Google – tăng 3,9% và Apple tăng 2,9%.
Văn Giáp
Lỗ nặng vì đầu tư cổ phiếu lớn
Khác với những biến động thường thấy của thị trường, từ khi dịch Covid-19 bùng phát, cổ phiếu giảm mạnh nhất lại chính là nhóm có vốn hóa lớn nhất trên thị trường.
"SAB, VRE, MWG, PNJ là danh mục đầu tư của tôi trong năm 2020. Dù chưa đi hết 1/4 chặng đường cả năm nhưng tài khoản hiện đã bốc hơi hơn 40%", anh Nguyễn Văn Hải (27 tuổi, Quảng Ninh), kỹ thuật viên một tập đoàn công nghệ lớn tại Hà Nội chia sẻ khi nói về khoản đầu tư cổ phiếu của mình trong năm nay.
Tự nhận mình là "tay ngang" tham gia thị trường chứng khoán, không có nhiều khả năng phân tích, danh mục đầu tư của anh Hải đều là cổ phiếu lớn của các doanh nghiệp đứng đầu mỗi ngành.
Đầu tư cổ phiếu vốn hóa lớn vì tâm lý an toàn
Với mục tiêu lợi nhuận 20% cho năm 2020, anh Hải cũng như nhiều nhà đầu tư không chuyên chủ yếu chọn nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn để đầu tư với chiến lược an toàn.
Tuy nhiên, điều mà những nhà đầu tư cá nhân như anh Hải hay cả những quỹ đầu tư chuyên nghiệp trên thị trường không thể tính toán được chính là dịch bệnh Covid-19 bùng phát hiện nay.
"Từ đầu năm 2020, đến khi nghỉ Tết Nguyên Đán, tức khoảng một tháng đầu tiên, khoản đầu tư vẫn ghi nhận lợi nhuận trên 1,2%. Tuy nhiên, từ đó đến nay, cổ phiếu liên tục giảm giá, đến nay đã âm hơn 44%", anh Hải buồn bã chia sẻ.
Thực tế, anh Hải không phải nhà đầu tư duy nhất thua lỗ vì đầu tư chứng khoán từ đầu năm đến nay. Tính từ thời điểm thị trường giao dịch trở lại sau kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán 2020 (22/1), chứng khoán trong nước đã liên tục giảm mạnh.
Cổ phiếu nằm sàn la liệt phiên giao dịch ngày 9/3. Ảnh: Tr.Nguyễn.
Trong đó, chỉ số VN-Index trên sàn HOSE đến cuối phiên 24/3 đã giảm hơn 330 điểm, tương đương mức giảm hơn 33% từ 991 điểm hồi 22/1. HNX-Index trên sàn Hà Nội cũng đã giảm từ vùng hơn 106 điểm xuống 96,95 điểm, mất gần 9% trong cùng thời gian trên.
Việc chỉ số VN-Index giảm mạnh cũng đến trực tiếp từ việc các cổ phiếu vốn hóa lớn bị bán tháo hơn 2 tháng qua.
Xét trong nhóm VN30, cũng là những cổ phiếu vốn hóa lớn nhất trên sàn TP.HCM, đến nay toàn bộ nhóm này đều giảm so với thời điểm cuối tháng 1 đầu năm.
Trong đó, cổ phiếu giảm mạnh đến cuối ngày 24/3 là ROS (Công ty FLC Faros), doanh nghiệp của đại gia Trịnh Văn Quyết.
Cổ phiếu này đã giảm một mạch từ mức 10.300 đồng (22/1) xuống 4.540 đồng (24/3), mất 56% thị giá sau 2 tháng. Đây cũng là số thua lỗ ghi nhận trên tài khoản nếu nhà đầu tư rót tiền vào cổ phiếu này từ đầu năm.
Trong nhóm VN30, ngoài ROS còn tới 7 cổ phiếu khác cũng giảm trên 40% từ cuối tháng 1 đến nay. Bao gồm SAB (Sabeco) giảm từ 232.500 đồng về 115.500 đồng, tương đương 50%; BVH (Tập đoàn Bảo Việt) giảm từ 67.000 đồng về 34.55 đồng, tương đương 48%; VRE (Vincom Retail) giảm 46%; PNJ (Vàng Phú Nhuận) giảm 44%; BID (BIDV) giảm 43%; MWG (Thế giới Di động) giảm 42%; và GAS (Tổng công ty Khí Việt Nam) mất 41%.
Nhiều doanh nghiệp mất hàng trăm nghìn tỷ vốn hóa
Ngoài nhóm này, cũng có tới 12 mã rổ VN30 giảm trên 30%. Trong đó đều là những cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường hiện nay.
Như VIC (Vingroup) cổ phiếu có vốn hóa lớn nhất thị trường hiện nay đã giảm tới 38% thị giá so với cuối tháng 1. Tính theo số tuyệt đối, mỗi cổ phiếu doanh nghiệp này đã mất 43.400 đồng. Với quy mô hơn 3,38 tỷ cổ phiếu niêm yết, đà sụt giảm này đã khiến vốn hóa của Vingroup "bốc hơi" gần 147.000 tỷ đồng trong 2 tháng.
Là cổ phiếu lớn thứ 2 thị trường về vốn hóa, VCB (Vietcombank) 2 tháng qua cũng đã giảm 38% khiến vốn hóa nhà băng này mất hơn 131.000 tỷ đồng.
Số vốn hóa sụt giảm tại các doanh nghiệp quy mô lớn khác cũng lên tới vài chục cho tới hàng trăm nghìn tỷ như VHM (Vinhomes) mất 114.000 tỷ đồng; BID (BIDV) mất 96.000 tỷ đồng; VNM (Vinamilk) mất hơn 61.000 tỷ đồng...
Cổ phiếu CTD (Coteccons) là mã giảm thấp nhất 2 tháng qua trong rổ VN30 với mức giảm 2.100 đồng/cổ phiếu, tương đương 4% thị giá. Cùng với CTD (Coteccons), EIB (Eximbank), MSN (Masan), và NVL (Novaland) là 4 cổ phiếu trong nhóm VN30 giảm dưới 10% thị giá từ cuối tháng 1 đến nay.
Theo các chuyên gia, thị trường chứng khoán trong nước vẫn đang ở tình trạng xấu và có thể tiếp tục giảm trong tuần này.
Ông Lê Vương Hùng, Giám đốc Khối Kinh doanh Môi giới VDSC, cho rằng ngoài ảnh hưởng do dịch bệnh Covid-19, việc khối ngoại bán ròng liên tục trong hơn 30 phiên với giá trị xấp xỉ 10.000 tỷ đồng tạo áp lực lớn tới thị trường.
"Xu hướng bán ròng của khối ngoại cũng tập trung vào nhóm VN30 dù đây là những cổ phiếu tốt nhất thị trường được chọn lựa kỹ càng để đưa vào hệ quy chiếu. Đây cũng lại là nhóm giảm mạnh nhất thời gian qua", ông Hùng chia sẻ.
Với nhà đầu tư cá nhân như anh Hải, việc cả 4 cổ phiếu trong danh mục đều thuộc nhóm giảm mạnh nhất từ đầu năm là lý do khiến khoản đầu tư vào chứng khoán "bốc hơi" hơn 44% giá trị chỉ sau 2 tháng.
Theo đà đi xuống của chứng khoán thế giới, nhiều cổ phiếu lớn giảm giá Lúc 9 giờ 34 phút, VN-Index giảm 10,22 điểm xuống hơn 736 điểm; toàn sàn có 67 mã tăng giá, 38 mã đứng giá, trong khi có tới 219 mã giảm giá. Ảnh minh họa. (Nguồn: Reuters) Những diễn biến mới về tình hình dịch bệnh COVID-19 khiến các thị trường chứng khoán thế giới giảm điểm. Thị trường chứng khoán Việt Nam...