VN-Index sẽ vượt mốc 1.000 điểm?
Theo nhận định của Công ty CP Chứng khoán Dầu khí (PSI), VN-Index có thể vượt qua mốc 1.000 điểm để tiến sát vùng 1.100 điểm trong giai đoạn tháng 9 và tháng 10-2019.
Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung leo thang, bất ổn chính trị gia tăng, tăng trưởng kinh tế toàn cầu giảm tốc… là những nguyên nhân chính khiến thị trường chứng khoán (TTCK) thế giới và Việt Nam biến động mạnh trong giai đoạn đầu năm 2019 đến nay.
Tháng 9 có nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ TTCK tăng điểm và nhiều bất ngờ có thể diễn ra. VN-Index có thể vượt qua mốc 1.000 điểm để tiến sát vùng 1.100 điểm trong tháng 9 và tháng 10-2019.
TTCK Việt Nam không nằm ngoài phạm vi ảnh hưởng của tác động tiêu cực đến từ thế giới. VN-Index đã có giai đoạn điều chỉnh dài kể từ tháng 3-2019 cho đến nay khi chưa thể vượt qua mốc kháng cự 1.000 điểm, đã có thời điểm điều chỉnh về dưới mốc 940 điểm khiến các nhà đầu tư lo lắng. “Bóng ma suy thoái kinh tế” của Mỹ và của một số nền kinh tế lớn đang đe dọa tăng trưởng. Lạm phát, tỷ giá có xu hướng gia tăng cũng khiến dòng tiền đầu tư toàn cầu rút dần ra khỏi các thị trường mới nổi, trong đó có Việt Nam…
Tuy nhiên, TTCK “xuống và lại lên”. TTCK Việt Nam trải qua giai đoạn điều chỉnh, sẽ chuyển sang giai đoạn hồi phục và tăng điểm. Tháng 9 có nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ TTCK tăng điểm và nhiều bất ngờ có thể diễn ra. VN-Index có thể vượt qua mốc 1.000 điểm để tiến sát vùng 1.100 điểm trong tháng 9 và tháng 10-2019. Dự báo đó được đưa ra dựa vào các yếu tố sau:
Căng thẳng thương mại Mỹ – Trung hạ nhiệt: Thời gian qua, chính phủ hai nước đã có những động thái nhượng bộ. Trung Quốc tuyên bố sẽ miễn thuế quan trả đũa đối với đậu tương và thịt lợn Mỹ. Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ lùi 2 tuần kế hoạch áp thêm thuế 5% lên 250 tỉ USD hàng hóa Trung Quốc từ ngày 1-10-2019. Trung Quốc nối lại nhập khẩu đậu tương của Mỹ và tạm miễn thuế quan đối với nhiều mặt hàng Mỹ. Đây là thông tin tích cực hỗ trợ kinh tế thế giới, đặc biệt góp phần cải thiện tâm lý nhà đầu tư.
Làn sóng hạ lãi suất của các ngân hàng trung ương: Kinh tế thế giới đang trong giai đoạn giảm tốc. IMF, WB lần lượt hạ dự báo tăng trưởng của các nền kinh tế lớn Mỹ – châu Âu – Nhật Bản, mặc dù vẫn giữ nguyên dự báo tăng trưởng của kinh tế Việt Nam. Cục Dự trữ Liên bang Mỹ ( FED) công bố việc hạ lãi suất 0,25% trong kỳ họp mới đây để kích thích tăng trưởng. Các ngân hàng trung ương châu Âu, Đức, Ấn Độ, Thái Lan và cả Việt Nam đã tuyên bố hạ lãi suất. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) đã đưa ra thông điệp hạ lãi suất điều hành xuống 0,25%. Đây là thông tin tích cực hỗ trợ kinh tế đang gặp khó giai đoạn đầu năm trong bối cảnh nhiều nhóm ngành nghề có mức tăng trưởng giảm so với cùng kỳ năm 2018 như du lịch, dịch vụ, khai khoáng, sản xuất công nghiệp…
Tháng 9 có nhiều yếu tố tích cực hỗ trợ TTCK tăng điểm và nhiều bất ngờ có thể diễn ra. VN-Index có thể vượt qua mốc 1.000 điểm để tiến sát vùng 1.100 điểm trong tháng 9 và tháng 10-2019.
Việt Nam lọt vào top 20 môi trường đầu tư tốt nhất thế giới: Theo báo cáo mới nhất từ U.S. News & World Report – báo cáo công bố xếp hạng các nền kinh tế tốt nhất để đầu tư trong năm 2019 – năm nay có sự khác biệt lớn với 3 trong số 5 nền kinh tế dẫn đầu danh sách. Trong đó, Việt Nam vượt qua các nước láng giềng Đông Nam Á gồm Malaysia, Indonesia và Singapore để xếp thứ 8, tăng từ vị trí 23 của năm 2018. Điều này phản ánh qua số liệu đầu tư trực tiếp và gián tiếp tăng vọt vào Việt Nam trong tháng 2 và tháng 5 năm nay. Môi trường đầu tư hấp dẫn phần nào tạo tâm lý lạc quan hơn trên TTCK.
Video đang HOT
Tháng 9 thuận lợi cho TTCK: Theo số liệu thống kê 10 năm trở lại đây, tháng 9 luôn là tháng có giao dịch sôi động. Trong năm 2019, ngay từ tuần 2 tháng 9, VN-Index đã hồi phục mạnh mẽ trở lại sát mốc 1.000 điểm, đã một lần nữa cho thấy tính chu kỳ của TTCK có diễn biến thuận lợi/khó khăn theo từng tháng trong năm. Tâm lý nhà đầu tư được cải thiện sau một thời gian dài TTCK điều chỉnh. Thị trường đón chờ thông tin kết quả kinh doanh quý III/2019 cũng như kế hoạch dự báo kết quả kinh doanh của cả năm. Nhiều doanh nghiệp niêm yết đã có kết quả kinh doanh vượt kế hoạch của cả năm, sẽ thu hút dòng tiền đầu tư. Đặc biệt, kỳ Review danh mục các quỹ hoán đổi chỉ số ETFs 2 tuần cuối tháng 9 kèm theo kỳ vọng khối ngoại sẽ giải ngân tích cực hơn so với các giai đoạn trước đó.
Do vậy, TTCK sẽ hồi phục với nhiều khả năng bứt phá vượt mốc kháng cự mạnh 1.000 điểm trong giai đoạn sắp tới. Kinh tế thế giới và Việt Nam được kỳ vọng có nhiều khởi sắc. Tâm lý nhà đầu tư được cải thiện và tháng 9 hứa hẹn là tháng đánh dấu cho một xu hướng tăng điểm mới của TTCK Việt Nam.
Minh Châu
Theo Petrotimes
Tăng vốn ảo: Mảng tối cần lộ sáng!
Thời gian gần đây, dư luận đang dồn sự quan tâm đến vụ lừa đảo diễn ra trên diện rộng tại CTCP Địa ốc Alibaba với tổng số tiền của các bị hại lên tới 2.500 tỷ đồng. Sau khi vụ việc vỡ lở, một câu hỏi được đặt ra?
Thời gian gần đây, dư luận đang dồn sự quan tâm đến vụ lừa đảo diễn ra trên diện rộng tại CTCP Địa ốc Alibaba với tổng số tiền của các bị hại lên tới 2.500 tỷ đồng. Bên cạnh những hình thức lừa đảo tinh vi đến từ con người của công ty, một yếu tố khác cũng gây dựng được lòng tin và uy tín đối với khách hàng chính là đà tăng vốn "khủng" của "doanh nghiệp ma" này. Theo đó, Alibaba tăng vốn điều lệ rất nhanh từ mức 20 tỷ đồng khi thành lập năm 2016 lên 1.600 tỷ đồng vào năm 2017 và 5.600 tỷ đồng vào năm 2019. Sau khi vụ việc vỡ lở, một câu hỏi được đặt ra: Phải chăng mô hình CTCP lại dễ dàng tăng vốn đến vậy? Nếu Alibaba đưa cổ phiếu lên sàn thì các nhà đầu tư (NĐT) sẽ ra sao? Câu chuyện tăng vốn ảo của doanh nghiệp lại một lần nữa được nhắc lại như một mảng tối với những khoảng trống pháp lý cần được lấp đầy.
Chiêu trò khó lường
Không phải doanh nghiệp nào cũng trân trọng đồng vốn huy động được theo đúng với tiêu chí đặt ra là để đầu tư vào hoạt động kinh doanh. Thậm chí, có những doanh nghiệp tăng vốn chẳng hề quan tâm tới hoạt động kinh doanh mà mục tiêu duy nhất là tìm cách biến nguồn tiền đó thành của riêng mình bất cứ giá nào. Câu chuyện cổ phiếu MTM của CTCP Mỏ và xuất nhập khẩu khoáng sản miền Trung đã rung lên hồi chuông cảnh tỉnh với tất cả các NĐT trước khi có sự can thiệp của các cơ quan quản lý.
Giờ đây đã qua rồi cái thời huy động vốn dễ dàng. Bởi vậy, các chiêu trò trên TTCK cũng bắt đầu xuất hiện nhằm thu hút được dòng tiền khổng lồ từ TTCK. Theo đó, hàng năm các doanh nghiệp vẫn xin ý kiến cổ đông tăng vốn, bất chấp tình hình kinh doanh bết bát, thị giá dưới mệnh giá (10.000 đồng/cp).
Sau khi có ý kiến cổ đông về việc tăng vốn điều lệ, các doanh nghiệp sẽ chờ đợi thị trường sôi động, rồi công bố kế hoạch này. Sau đó, các thông tin tích cực của doanh nghiệp bắt đầu liên tục xuất hiện, kéo giá cổ phiếu tăng mạnh. Nhiều cổ phiếu có thị giá thấp hơn mệnh giá nhưng đã vượt giá phát hành, tạo ra một khoảng giá chênh lệch. Theo đó, NĐT sẽ buộc lựa chọn nộp tiền hoặc mất đi khoảng chênh lệch đó. Thành công bước đầu đã có nhưng tất nhiên số NĐT am hiểu và thuần túy lướt sóng không nộp. Số cổ phần dư này sẽ được phát hành lại cho một đối tác nào đó.
Nghị định số 60/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/06/2015 đã có những quy định kiểm soát phát hành tăng vốn ảo, nhưng không ít doanh nghiệp vẫn lách luật và thực hiện thành công.
Đến lúc này, câu chuyện tăng vốn ảo sẽ bắt đầu khi một vài đối tác nào đó đăng ký mua cổ phần trên. Có những đối tác chỉ vừa mới thành lập hoặc lại có quan hệ với chính doanh nghiệp đó. Bản thân những ông chủ doanh nghiệp đó vốn nắm giữ lượng cổ phần lớn cũng nộp tiền, nhưng sau đó họ sẽ nhanh chóng rút ra bởi nguồn vốn này chủ yếu vốn vay ngắn. Việc nộp tiền như trên chủ yếu che mắt NĐT để họ tin rằng Ban lãnh đạo doanh nghiệp cũng bỏ tiền ra để tham gia đợt phát hành này. Nếu việc tăng vốn này được cơ quan quản lý "thông qua", coi như thành công về mặt giấy tờ và sổ sách.
Tuy nhiên sau đó, giá cổ phiếu của doanh nghiệp đó bắt đầu lao dốc mạnh. Bởi vì trong đợt phát hành trên, các đối tác lớn của doanh nghiệp đó không bỏ ra đồng nào, nên việc họ bán mạnh ra bất cứ giá nào. Theo đó, những NĐT ham mê vào sóng của cổ phiếu chính là người chịu thiệt hại lớn nhất.
Khoảng trống pháp lý
Còn nhớ năm 2018, CTCP Tập đoàn Tiến Bộ (mã TTB) bị Ủy ban Chứng khoán Nhà nước xử phạt 225 triệu đồng vì nhiều lỗi. Ủy ban Chứng khoán Nhà nước yêu cầu TTB thực hiện kiểm toán tình hình sử dụng vốn đối với 3 đợt tăng vốn trong năm 2016 từ 73,5 tỷ đồng lên 387 tỷ đồng.
Câu chuyện tại TTB khiến NĐT đặt dấu hỏi về các đợt tăng vốn của nhiều doanh nghiệp khác và chờ đợi những thông tin được công khai theo đúng quy định. Thị trường còn ghi nhận một số trường hợp tăng vốn khó hiểu khác như CTCP Tập đoàn Thiên Quang (ITQ) khi doanh nghiệp này phát hành cho cổ đông hiện hữu với giá bằng mệnh giá, trong khi thị trường đang giao dịch dưới mệnh giá.
Ở mức độ nghiêm trọng hơn, đã có những vụ việc điển hình về tăng vốn ảo, thao túng giá chứng khoán bị điều tra, truy tố, xét xử. Không gì khiến NĐT mất niềm tin bằng những vụ lùm xùm "bán giấy lấy tiền" như đã xảy ra ở MTM, KSA. Những cổ phiếu được phát hành không kèm theo đồng vốn thật được bán với bất cứ giá nào cũng lãi. Nhiều NĐT mất tiền bức xúc với câu hỏi: Phải có ai đó, cơ quan nào đó, cơ chế nào đó để ngăn chặn những sai phạm này? Sự bức xúc và đòi hỏi của NĐT không phải là vô lý.
Ông Nguyễn Sinh Dũng Thắng (chuyên gia về quản trị doanh nghiệp) đưa ra khuyến nghị, cần chứng minh nguồn tiền hợp pháp trong các đợt tăng vốn của doanh nghiệp. Theo ông Thắng, tăng vốn ảo, sở dĩ được gọi là "ảo" vì không có tiền thật đưa vào doanh nghiệp.
Từ nhiều vụ việc xảy ra trên thị trường, có thể thấy những cá nhân đăng ký mua cổ phần đã nộp tiền vào tài khoản của doanh nghiệp để chứng minh với cơ quan quản lý nhưng sau đó, tiền đã được rút ra bằng nhiều cách khác nhau. "ể hạn chế tình trạng này, tôi cho rằng, cần sớm hướng tới thông lệ của quốc tế, đó là phải chứng minh nguồn tiền hợp pháp. Việc này sẽ chấm dứt tình trạng những ông chủ doanh nghiệp tìm cách đưa tiền cho một nhóm cá nhân đứng tên mua cổ phần rồi lại âm thầm rút ra", ông Thắng nêu ý kiến.
Theo ông Thắng, có thể có những ý kiến cho rằng việc này gây phiền hà, khó khăn cho NĐT, rằng khó thực thi trong điều kiện của Việt Nam, nhưng đây là xu hướng quản lý cần hướng tới. Hơn nữa, nếu dòng tiền NĐT đưa vào mua cổ phần là tiền sạch, tiền hợp pháp, chắc rằng khó có chuyện tiền bị rút ra tùy tiện qua các giao dịch đáng ngờ.
Thực ra, nhận diện chiêu trò tăng vốn ảo không quá khó, nếu kinh nghiệm nhận diện sự vô lý ngay từ kế hoạch phát hành tăng vốn. Còn những NĐT có am hiểu về tài chính sẽ nhận thấy sự bất thường trong báo cáo tài chính gần nhất sau đợt tăng vốn trên. Về nguyên lý kế toán, sau khi phát hành thành công, thì doanh nghiệp tăng vốn ảo sẽ có một lượng tiền mặt thu được đúng bằng số tiền phát hành ra trừ đi một số chi phí phát sinh. Trên báo cáo tài chính quý gần nhất, khoản tiền này sẽ phải được thể hiện ở 2 mục: tiền hoặc tương đương tiền và đầu tư ngắn hạn (tiền gửi).
Để xóa dấu vết tăng vốn ảo, doanh nghiệp đó sẽ phải tìm cách làm biến mất số tiền từ tăng vốn ảo khỏi 2 mục trên bằng nhiều cách khác nhau. Theo đó, trên bảng cân đối kế toán xuất hiện nhiều khoản, như: cho cá nhân vay tiền, khoản phải thu lớn, chuyển tiền đầu tư ngắn và dài hạn vào danh mục nào đó mà không rõ nguồn gốc, tài sản vô hình tăng mạnh...
Ngoài ra còn có một kiểu tăng vốn ảo kinh điển hơn nữa là niêm yết cửa sau mà mới chỉ có một vài doanh nghiệp thực hiện thành công, như CTCP Đầu tư Alphanam, Công ty CP Luyện thép Sông Đà... Chẳng hạn một ông chủ có doanh nghiệp A đang niêm yết và một doanh nghiệp B chưa niêm yết. Trước khi hoán đổi cổ phiếu B thành cổ phiếu A, chủ doanh nghiệp này sẽ tăng vốn mạnh doanh nghiệp B. Trên thực tế, những lần tăng vốn của doanh nghiệp B chẳng có ai kiểm chứng, cũng chẳng mấy NĐT có cơ hội kiểm tra do chưa niêm yết. Sau khi hoán đổi, NĐT hiện hữu sẽ bị thiệt hại lớn do những NĐT lớn từ doanh nghiệp được hoán đổi bán ra, khiến giá cổ phiếu giảm mạnh.
Mặc dù Nghị định số 60/2015/NĐ-CP của Chính phủ ngày 26/06/2015 có mục đích kiểm soát chặt hoạt động phát hành riêng lẻ nhằm đảm bảo sự minh bạch cũng như bảo vệ lợi ích của NĐT cá nhân, nhưng hiện nay vẫn còn xuất hiện những chiêu trò tăng vốn ảo. Bởi vậy, cần có sự vào cuộc mạnh tay của các cơ quan quản lý để chặn đứng vấn đề này.
Đóng góp ý kiến vào dự thảo Luật Chứng khoán (sửa đổi), nhiều Ủy viên Ủy ban Kinh tế của Quốc hội băn khoăn, nâng mức xử phạt hành chính như trong dự thảo liệu có đủ tính răn đe, phù hợp với quy mô thị trường trong hiện tại và tương lai? Các quy định về quản trị đối với công ty đại chúng có bám sát quy tắc của OECD về đối xử bình đẳng đối với cổ đông, ngăn cấm giao dịch nội gián hay chưa...?
Các NĐT kỳ vọng, những chiêu trò tăng vốn ảo tại TTCK Việt Nam sẽ cơ bản được giải quyết sau khi Luật Chứng khoán sửa đổi được ban hành. Tuy nhiên, quy định nào cũng vẫn sẽ tồn tại những kẽ hở, việc có lợi dụng các kẽ hở để thực hiện hành vi hay không còn phụ thuộc rất nhiều vào đạo đức của các chủ thể có liên quan gồm DN, công ty tư vấn, công ty kiểm toán...
Khánh An
Theo Congluan.vn
Thủy sản Nam Việt (ANV) đẩy mạnh xuất khẩu vào Trung Quốc, lãi sau thuế 9 tháng ước đạt 510 tỷ đồng Trong 9 tháng đầu năm, Nam Việt dự kiến ghi nhận doanh thu thuần 3.105 tỷ đồng - tăng 14%; Lợi nhuận sau thuế 510 tỷ đồng - tăng 66% so với cùng kỳ năm trước; So với kế hoạch doanh thu 4.700 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 700 tỷ đồng, Nam Việt dự kiến đã hoàn thành 66,1% chỉ tiêu...