“VN-Index sẽ tăng quanh ngưỡng kháng cự 870 điểm trong ngắn hạn”
Những nhà đầu tư đã giải ngân trong đợt VN-Index quanh ngưỡng 800 điểm trước đó và đã chốt lời quanh đường trung bình 50 ngày, nên tiếp tục đứng ngoài và quan sát thị trường trong tuần tiếp theo.
Ảnh minh họa. (Nguồn: PV/Vietnam )
“Trên góc nhìn kỹ thuật, VN-Index đóng cửa phiên giao dịch cuối tuần trên ngưỡng 845 điểm, giúp cho tín hiệu kỹ thuật ngắn hạn có phần tích cực. Tuy nhiên, sự bứt phá không rõ nét của chỉ số ở ngưỡng điểm này vẫn cho thấy khả năng rủi ro có thể giảm trở lại,” ông Nguyễn Khắc Thành, chuyên gia phân tích của Công ty chứng khoán Sài Gòn-Hà Nội, thận trọng đưa ra những đánh giá về xu hướng thị trường trong ngắn hạn.
Đ ứng ngoài quan sát
Trên thị trường, VN-Index duy trì đà tăng và cộng thêm 4,04 điểm ( 0,5%) sau một tuần, lên 854,78 điểm. Bên cạnh đó, HNX-Index tăng 6,402 điểm ( 5,5%) lên 122,636 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản tiếp tục ở mức thấp và dưới mức trung bình 20 tuần với khoảng hơn 5.300 tỷ đồng giao dịch/phiên trên hai sàn.
Cụ thể, giá trị giao dịch trên sàn HoSE tăng 4,8% lên 22.556 tỷ đồng tương ứng với khối lượng giao dịch giảm 7,8% xuống 1.261 triệu cổ phiếu. Tuy nhiên, giá trị giao dịch bên sàn HNX giảm 34,5% xuống 4.005 tỷ đồng tương ứng với khối lượng đạt 300 triệu cổ phiếu, giảm 21,6%.
Về giao dịch, phần lớn các nhóm ngành cổ phiếu chính đều có sự tăng trưởng. Cụ thể, nhóm cổ phiếu nguyên vật liệu tăng giá mạnh nhất với 3,1% giá trị vốn hóa, như HPG ( 1%), HSG ( 4%), NKG ( 4,1%), DPM ( 10%), DCM ( 4,9%)… Tiếp theo là nhóm cổ phiếu dược phẩm và y tế với mức tăng 2,8% giá trị vốn hóa, như DHG ( 3,1%), IMP ( 5,3%), DCL ( 7,8%)…
Thêm vào đó, nhóm cổ phiếu công nghiệp tăng 2,8% giá trị vốn hóa với các mã VCG ( 10,3%), GEX ( 1,2%)… và nhóm ngành ngân hàng và công nghệ thông tin cùng tăng 1,7%, như VCB ( 1,1%), CTG ( 3,4%), ACB ( 8,9%), SHB ( 7,2%)… và FPT ( 1,3%), CMG ( 7,8%)…
Video đang HOT
Ở chiều ngược lại, nhóm hàng tiêu dùng giảm 0,5%, tài chính và dịch vụ tiêu dùng trượt nhẹ 0,1%.
Ông Thành cho rằng thị trường chứng khoán tăng điểm trong tuần thứ ba liên tiếp song do mức tăng điểm bị thu hẹp và thanh khoản thấp hơn mức trung bình 20 tuần cho thấy lực cầu tại vùng giá hiện tại có sự suy yếu rõ nét.
Trên thị trường phái sinh, hợp đồng tương lai VN30 tháng Chín duy trì mức cơ bản giảm nhẹ 0,7 điểm so với chỉ số cơ sở VN30, cho thấy nhà đầu tư phái sinh đang lạc quan hơn về xu hướng trong ngắn hạn.
“Dự báo, tuần giao dịch này (ngày 24-28/8), VN-Index có thể tiếp tục tăng điểm với ngưỡng kháng cự gần nhất quanh 870 điểm. Những nhà đầu tư đã giải ngân trong đợt VN-Index quanh ngưỡng 800 điểm trước đó và đã chốt lời quanh đường trung bình 50 ngày nên tiếp tục đứng ngoài và quan sát thị trường trong tuần tiếp theo,” ông Thành nói.
VN-Index đang ở mức khá rẻ
Báo cáo phân tích từ Công ty chứng khoán Rồng Việt chỉ ra tăng trưởng kinh tế Việt Nam sẽ quanh ngưỡng 2% trong năm 2020 khi các đợt bùng phát dịch bệnh đang kéo lùi đà hồi phục kinh tế. Việt Nam và các nền kinh tế mới nổi, đang phát triển (EMDEs) nói chung đang đối mặt với ‘cơn bão lớn,’ cụ thể là gián đoạn chuỗi giá trị toàn cầu, đơn đặt hàng xuất khẩu sụt giảm, giá hàng hóa lao dốc và dòng vốn đầu tư hạn chế.
Theo báo cáo này, trong nửa cuối của năm sẽ xuất hiện một số điểm sáng chính hỗ trợ cho tăng trưởng kinh tế, như thặng dư thương mại sẽ đạt mức cao kỷ lục mới, đây là điểm tựa quan trọng cho sự ổn định vĩ mô. Bên cạnh đó, xuất khẩu sang châu Âu dự kiến sẽ phục hồi mạnh mẽ khi tỷ giá EUR/VND đang tăng cao cùng với Hiệp định thương mại tự do Việt Nam-EU ( EVFTA) có hiệu lực từ đầu tháng 8/2020. Thêm vào đó, Chính phủ cũng cam kết hỗ trợ sự hồi phục kinh tế thông qua thúc đẩy đầu tư công.
“Trong ngắn hạn, Chính phủ cần tìm sự cân bằng giữa bảo vệ sức khỏe người dân và hoạt động kinh tế. Trong khi đó, nguồn lực công rất hạn chế, nhu cầu hỗ trợ kinh tế đang rất lớn, đặc biệt là việc hỗ trợ đối với các tập đoàn kinh tế quy mô lớn. Phía Ngân hàng Nhà nước, bài toán hiện tại liên quan tới việc duy trì ổn định tài chính khi rủi ro nợ xấu gia tăng và tỷ lệ nợ/GDP của Việt Nam thuộc nhóm đứng đầu khu vực,” báo cáo đề cập.
Về thị trường chứng khoán, nhóm tác giả thực hiện cứu báo cáo cho rằng VN-Index đang ở mức khá rẻ so với quá khứ nhưng ở mức hợp lý nếu so sánh với các thị trường khác trong năm 2020. Và, thị trường đã phản ánh kỳ vọng tăng trưởng lợi nhuận năm 2020 cùng với kỳ vọng năm 2021 có thể tăng mạnh.
“Chúng tôi cho rằng VN-Index có thể đóng cửa quanh mức 900 điểm tại thời điểm cuối năm nay. Rủi ro lớn nhất của thị trường hiện nay là tốc độ hồi phục của nền kinh tế trong những tháng sắp tới, khi mà đợt dịch bệnh thứ hai và việc hoãn mở cửa đường bay thương mại sẽ có những ảnh hưởng không nhỏ,” đại điện nhóm phân tích cho hay./.
Chứng khoán Việt Nam - Dấu ấn tuổi 20
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tròn 20 tuổi vào năm 2020 này. Dù tuổi đời còn khá non trẻ nhưng những đóng góp của chứng khoán Việt Nam vào sự phát triển kinh tế trong những năm qua là không hề nhỏ.
Thị trường chứng khoán Việt Nam sẽ tròn 20 tuổi vào năm 2020 này. Nguồn: internet
Khi khai trương hoạt động Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP. Hồ Chí Minh (HOSE) tháng 7/2000, mới có hai doanh nghiệp niêm yết với vốn hóa thị trường chỉ đạt 986 tỷ đồng, chiếm 0,28% GDP. Đến nay, quy mô thị trường lên tới gần 750 doanh nghiệp, chứng chỉ quỹ niêm yết trên sàn HOSE và HNX.
Bên cạnh đó, có gần 860 doanh nghiệp đang niêm yết trên sàn UPCOM. Vốn hóa thị trường cổ phiếu đạt hơn 4,5 triệu tỷ đồng, chiếm xấp xỉ 80% GDP, còn vốn hóa thị trường trái phiếu chính phủ/trái phiếu doanh nghiệp cũng hơn 20% GDP.
Thuở ban đầu, thị trường có vỏn vẹn chỉ số VN-Index, giờ đây có thêm các chỉ số mới như HNX-Index, UPCOM-Index, VN30, VN100, HNX30, VNMID, VNSML, VNXALL, VNX50, VNSI... bên cạnh một loạt chỉ số ngành để các quỹ và nhà đầu tư có thêm lựa chọn đánh giá và đầu tư. Mới đây nhất, việc ra đời bộ ba chỉ số VN Diamond, VNFIN Lead và VNFIN Select được dự báo sẽ giúp dòng tiền từ các quỹ ETF (Exchange Traded Fund) đổ mạnh hơn nữa vào Việt Nam.
Sản phẩm trên thị trường chứng khoán ngày càng phong phú, không chỉ các hàng hóa truyền thống như cổ phiếu, trái phiếu, mà thời gian qua một loạt công cụ đầu tư mới ra đời, như chứng quyền có bảo đảm (CW), hợp đồng tương lai chỉ số VN30, hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ. Sự phát triển này không chỉ hoàn thiện cấu trúc hàng hóa trên thị trường, mà còn đáp ứng nhu cầu đa dạng hóa lựa chọn đầu tư lẫn phòng ngừa rủi ro, từ đó giúp tăng tính thanh khoản, níu giữ dòng tiền trong các giai đoạn thị trường cơ sở có những biến động tiêu cực.
Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện trở thành kênh huy động vốn hữu hiệu. Không chỉ doanh nghiệp được hưởng lợi, mà ngay cả Chính phủ cũng có điều kiện gọi vốn với chi phí tối ưu hơn thông qua kênh trái phiếu, cũng như tăng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp nhà nước sau khi cổ phần hóa và niêm yết lên sàn, đóng góp lớn vào nguồn thu ngân sách.
Nhìn về tương lai, theo Đề án cơ cấu lại thị trường chứng khoán và bảo hiểm đã đặt ra một số mục tiêu quan trọng cho năm 2020 như: quy mô thị trường cổ phiếu sẽ đạt 100% GDP, quy mô thị trường trái phiếu đạt 47% GDP; số lượng nhà đầu tư trên thị trường đạt mức 3% dân số; triển khai các sản phẩm chứng quyền có đảm bảo, hợp đồng tương lai trái phiếu chính phủ, hợp đồng tương lai trên các chỉ số mới ngoài chỉ số VN30.
Tính đến nay, có mục tiêu sắp hoàn thành như việc triển khai các sản phẩm mới, nhưng cũng có mục tiêu phải nỗ lực thực hiện để có thể về đích kịp thời hạn, như quy mô thị trường trái phiếu chính phủ vẫn còn khá khiêm tốn, số lượng tài khoản nhà đầu tư chỉ hơn 2,3 triệu tài khoản, chiếm chưa tới 2,5% dân số. Riêng mục tiêu hướng đến vốn hóa thị trường cổ phiếu có thể đạt 100% GDP trong năm 2020, Chính phủ chắc chắn sẽ phải đẩy nhanh tiến độ cổ phần hóa, thoái vốn của các doanh nghiệp nhà nước và trông chờ vào các thương vụ IPO của các doanh nghiệp tư nhân lớn.
Dù vậy, với bối cảnh tăng trưởng kinh tế ổn định, cũng như việc ký kết một loạt hiệp định thương mại tự do gần đây như EVFTA, CPTPP, sẽ giúp cải thiện triển vọng hoạt động của các doanh nghiệp. Từ đó, tiếp tục thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào Việt Nam, giúp các thương vụ IPO, tăng vốn, phát hành thêm của các doanh nghiệp trở nên thuận lợi hơn, qua đó quy mô, vốn hóa thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tăng tốc nhanh hơn.
Luật Chứng khoán sửa đổi mới được Quốc hội thông qua vào ngày 26/11/2019, theo đó bổ sung thêm những quy định chặt chẽ và tiêu chuẩn cao hơn cho các hàng hóa, giúp thị trường vận hành hiệu quả, minh bạch hơn, tạo tiền đề hướng tới nâng hạng thị trường.
Năm 2018, FTSE (Financial Times Stock Exchange) đã chính thức đưa Việt Nam vào danh sách xem xét nâng hạng lên thị trường mới nổi hạng 2, trong khi MSCI (Morgan Stanley Capital International) nhiều khả năng sẽ sớm nâng hạng cho thị trường chứng khoán Việt Nam trong hai năm tới. Nếu có thể sớm được đưa vào danh sách theo dõi nâng hạng ngay trong năm 2020, đó sẽ là một dấu ấn quan trọng của chứng khoán Việt Nam và đặc biệt mang nhiều ý nghĩa đánh dấu cột mốc ở tuổi 20 tràn đầy năng lượng.
Theo Khánh Phương/doanhnhansaigon.vn
Quý I chốt đúng đáy, tự doanh công ty chứng khoán "lãnh đủ" Nếu như HSC, Bản Việt, VPS... tận dụng được nhịp đập thị trường, gặt hái quả ngọt thì nhiều công ty chứng khoán khác đang phải ghi nhận lỗ do có mảng tự doanh lớn, tài sản tài chính chịu sự đánh giá lại đúng thời điểm VN-Index về đáy. Bức tranh kinh doanh của khối này dần lộ diện, với kết quả...