VN-Index sẽ phục hồi trở lại
Theo Công ty CP Chứng khoán Sài Gòn (SSI), VN-Index sẽ phục hồi trở lại sau nhịp điều chỉnh giảm trong thời gian qua.
Diễn biến của VN-Index trong tháng 11/2019
Nếu như đầu tháng 11, VN- Index vượt mạnh qua 1.000 điểm, thì thời gian còn lại của tháng, chỉ số này quay đầu giảm mạnh. VN Index đóng cửa phiên cuối tháng 11 tại mức 970,75 điểm, giảm 2.81% so với cuối tháng 10, trong khi VN30 Index cũng giảm tới hơn 3,8% xuống 887,47 điểm.
Như vậy lần đầu tiên kể từ quý 1/2019, VN- Index đã vượt qua ngưỡng 1.000 điểm và thiết lập mức đỉnh ngắn hạn tại 1.024 điểm vào ngày 06/11. Động lực tăng điểm của VN-Index chủ yếu đến từ diễn biến tích cực của thị trường chứng khoán toàn cầu nhờ tín hiệu tích cực từ đàm phán thương mại Mỹ- Trung, cùng với sự nâng đỡ của một vài cổ phiếu vốn hóa lớn như VHM, VRE…
Các cổ phiếu VHM, VREtăng điểm tích cực trong những phiên đầu của tháng 11 nhờ thông tin tăng trưởng lợi nhuận và mua cổ phiếu quỹ của 2 doanh nghiệp này. Theo đó, lợi nhuận sau thuế quý 3/2019 của Vinhomes và Vincom Retail tăng tương ứng 52% và 29% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong khi đó, VHM và VRE đăng ký mua lần lượt 60 triệu và 56,5 triệu cổ phiếu làm cổ phiếu quỹ.
Tuy nhiên sau đó, VN-Index bắt đầu quay đầu sụt giảm từ phiên 07/11 và kéo dài cho đến hết tháng 11. Các nhịp hồi phục trong giai đoạn này đều yếu ớt cho thấy tâm lý thị trường chuyển rất nhanh sang trạng thái tiêu cực và thận trọng.
Tính trong tháng 11, nhà đầu tư nước ngoài bán ròng 104 tỷ đồng qua kênh khớp lệnh trên HOSE, tương ứng với tháng thứ 4 liên tiếp bán ròng, mặc dù vậy quy mô bán ròng đã giảm đi đáng kế so với 3 tháng liền trước (hơn 1 nghìn tỷ đồng mỗi tháng). Tính thêm kênh thỏa thuận, khối ngoại đã bán ròng 1,06 nghìn tỷ đồng trên HOSE. Giao dịch của nhóm này tập trung vào VNM (-1,66 nghìn tỷ đồng) và CTG (-1,24 nghìn tỷ đồng). VRE và VHM dẫn đầu top mua ròng với quy mô 945 tỷ đồng và 298 tỷ đồng. Nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn, tăng giá nhiều trong tháng 9 và 10 như VNM và nhóm ngân hàng VCB, CTG, HDB… đồng loạt bị bán ròng đã quay đầu giảm giá mạnh trong tháng 11, kéo theo sự giảm điểm của VN- Index.
Video đang HOT
Tính toàn thị trường, nhờ lực mua ròng trên HNX, tổng giá trị bán ròng thu hẹp về 948 tỷ đồng, trong đó có 111 tỷ đồng thực hiện qua kênh khớp lệnh.
Bước sang tháng 12, những rủi ro từ thị trường thế giới vẫn còn rất lớn. Tổng thống Mỹ Donald Trump đang kỳ vọng Mỹ và Trung Quốc sẽ ký kết thỏa thuận thương mại vào năm 2020. Điều này có nghĩa, Mỹ có thể sẽ áp thuế suất 15% đối với 175 tỷ USD hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc từ 15/12 tới, nếu 2 bên không đạt được thỏa thuận nào.
Trong khi đó, Quỹ Van Eck ETF và DB FTSE sẽ thực hiện đợt tái cơ cấu danh mục vào ngày 20/12, một ngày sau khi đáo hạn hợp đồng tương lai (19/12). Sự cộng hưởng của 2 yếu tố này sẽ khiến nhà đầu tư trong nước trở nên vô cùng thận trọng.
Theo SSI, ở góc độ tích cực, dòng tiền mới, đặc biệt là dòng tiền nước ngoài được kỳ vọng sẽ tích cực hơn. Việc ba chỉ số của sàn HOSE đi vào vận hành, bao gồm VN Diamond Index, VN Fin Lead và VN Fin Select là tiền đề cho các quỹ ETF mới. Xu hướng dòng vốn trên toàn cầu cũng đang tích cực hơn với cổ phiếu và thị trường mới nổi do lãi suất giảm và dự báo tăng trưởng kinh tế 2020 sẽ có chút khởi sắc nhờ các biện pháp kích thích kinh tế của Chính phủ các nước.
“Sau nhịp giảm mạnh kể từ tháng 11 sang đầu tháng 12, trailing P/E của VN- Index hiện đang vận động ở mức thấp nhất kể từ tháng 2/2019″, SSI cho biết và nhấn mạnh, nền giá thấp sẽ thúc đẩy dòng tiền giải ngân, đặc biệt hướng tới nhóm cổ phiếu được dự báo có kết quả kinh doanh quý 4/2019 và 2020 tích cực. Do đó, chúng tôi kỳ vọng vào một nhịp hồi phục của VN- Index sau đợt giảm vừa qua. Tuy nhiên với những yếu tố tác động trái chiều đã liệt kê ở trên đây, các nhịp giằng co tích lũy có thể xuất hiện trong quá trình hồi phục của chỉ số.
Ngọc Anh
Theo enternews.vn
Bộ 3 VIC, VHM, VRE đóng góp gần 11 điểm vào đà tăng VN-Index, vốn hóa "nhóm VinGroup" tăng thêm gần 37 nghìn tỷ đồng trong phiên đầu tháng 11
Vốn hóa cổ phiếu trên Sở GDCK TP.HCM (HoSE) kết phiên giao dịch đầu tháng 11 lên tới gần 3,44 triệu tỷ đồng, tăng 56.786 tỷ đồng (2,45 tỷ USD) so với phiên giao dịch trước, trong đó, vốn hóa "nhóm VinGroup" tăng thêm tổng cộng 36.786 tỷ đồng.
Phiên giao dịch đầu tháng 11 diễn ra bùng nổ khi chỉ số VN-Index đóng cửa tại 1.015,59 điểm, tương ứng mức tăng 16,77 điểm (1,68%). Đây cũng là phiên tăng điểm mạnh nhất của VN-Index kể từ 12/3 tới nay (gần 8 tháng).
Đà tăng ấn tượng của thị trường có sự đóng góp lớn từ nhóm cổ phiếu "họ VinGroup", bao gồm VIC, VHM, VRE. Trong đó, VHM tăng 6.200 đồng (tăng trần) sau thông tin VinHomes chuẩn bị mua tối đa 60 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 1,79% vốn. Tương tự, VRE cũng tăng 1.850 đồng (5,6%) sau thông tin Vincom Retail muốn mua tối đa 56,5 triệu cổ phiếu quỹ, tương ứng tỷ lệ 2,426%.
Trong khi đó, VIC với vai trò là cổ đông lớn nhất tại VHM và VRE cũng bứt phá trong phiên hôm nay với mức tăng 3.500 đồng (2,9%) lên 122.500 đồng.
Theo tính toán của chúng tôi, trong phiên 1/11, VHM là cổ phiếu đóng góp lớn nhất vào đà tăng của VN-Index với 6,02 điểm, tiếp theo lần lượt là VIC (3,4 điểm), VRE (1,25 điểm), VNM (1,21 điểm), VCB (1,18 điểm).
Như vậy, tính riêng "nhóm VinGroup" đã đóng góp tổng cộng 10,67 điểm trên tổng số 16,77 điểm của chỉ số VN-Index trong phiên 1/11 (đóng góp gần 2/3 điểm số).
Vốn hóa cổ phiếu trên Sở GDCK TP.HCM (HoSE) kết phiên giao dịch đầu tháng 11 lên tới gần 3,44 triệu tỷ đồng, tăng 56.786 tỷ đồng (2,45 tỷ USD) so với phiên giao dịch trước, trong đó, vốn hóa "nhóm VinGroup" tăng thêm tổng cộng 36.786 tỷ đồng.
Tại giá đóng cửa phiên 1/11, vốn hóa VinGroup tương ứng 409.877 tỷ đồng (17,7 tỷ USD). Giá trị cổ phiếu Chủ tịch Phạm Nhật Vượng nắm giữ lên tới 228.485 tỷ đồng (9,85 tỷ USD). Trong khi đó, theo danh sách Forbes, giá trị tài sản ông Phạm Nhật Vượng hiện vào khoảng 7,9 tỷ USD và là người giàu thứ 212 trên Thế giới.
Top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất thị trường tại ngày 1/11
Trong 9 tháng đầu năm, VinGroup đạt doanh thu hợp nhất toàn hệ thống 92.600 tỷ đồng; Lợi nhuận trước thuế đạt 9.400 tỷ đồng, tăng trưởng 12%.
Về cơ cấu doanh thu, ngoại trừ mảng kinh doanh bất động sản ghi nhận doanh thu giảm - từ 57.000 xuống 49.500 tỷ đồng - do giảm số lượng bàn giao, các mảng kinh doanh khác đều tăng trưởng 2 chữ số so với cùng kỳ.
Tăng trưởng mạnh nhất là mảng bán lẻ với mức tăng trên 70%, từ 12.900 tỷ lên 21.900 tỷ đồng, đóng góp 24% tổng doanh thu. Mức tăng trưởng đáng kể này một phần đến từ việc Vingroup đã thực hiện mua lại một số doanh nghiệp lớn như Viễn Thông A, Fivimart cũng như đẩy mạnh mở mới hệ thống Vinmart/Vinmart .
Mảng sản xuất - bao gồm cả điện thoại VinSmart và ô tô, xe máy VinFast - đạt 4.300 tỷ đồng doanh thu trong khi cùng kỳ chưa phát sinh. Doanh thu của mảng này chỉ trong quý 3 gần tương đương với doanh thu của nửa đầu năm.
Minh Anh
Theo Trí thức trẻ
Chứng khoán 2/8: VN-Index tiếp tục tiếp cận với ngưỡng 1.000 điểm Thị trường chứng khoán Việt Nam vừa tiếp tục tăng điểm trong phiên thứ hai liên tiếp nhờ lực kéo từ một số trụ cột. Ảnh minh hoa Kết thúc phiên giao dịch chứng khoán 1/8, chỉ số VN-Index tăng 5,73 điểm, tương đương 0,58% lên 997,39 điểm. Trên sàn HNX, chỉ số HNX-Index đóng cửa ở mức 103,88 điểm, giảm 0,55 điểm,...