VN-Index lội ngược dòng nhờ cổ phiếu Vingroup
Bất ngờ tăng vọt về giá và khối lượng trong phiên ATC, cổ phiếu VIC đóng cửa tăng 5,8% và là nhân tố chính giúp VN-Index kịp lấy lại sắc xanh.
Lực cầu gia tăng trong phiên ATC cuối phiên đã giúp chỉ số VN-Index đóng cửa trong sắc xanh sau một ngày giao dịch giằng co quanh mốc 920 điểm. Trong đó, đóng góp lớn nhất vào cú bật tăng cuối phiên này là cổ phiếu VIC của Tập đoàn Vingroup.
Dù đã tăng nhẹ từ đầu phiên nhưng đến phiên ATC, số lượng cổ phiếu VIC tăng vọt lên hơn 347.000 đơn vị, tương đương gần 36% khối lượng cổ phiếu VIC giao dịch cả ngày hôm nay. Giá khớp lệnh là 106.500 đồng/cổ phiếu, tăng 5,8%. Với mức giá đóng cửa cao nhất trong phiên này, cổ phiếu VIC đóng góp tới 5,79 điểm trong tổng mức tăng 6,39 điểm của VN-Index.
Mới đây, tập đoàn này đã công bố báo cáo tài chính quý III với lợi nhuận trước thuế tăng mạnh tới 42%, đạt 3.609 tỷ đồng. Mảng kinh doanh bất động sản và sản xuất đã đóng góp đáng kể vào mức tăng trưởng doanh thu thuần hoạt động kinh doanh quý này. Ngoài ra, Vingroup cũng ghi nhận gần 3.888 tỷ đồng doanh thu tài chính, một phần nhờ việc thanh lý các khoản đầu tư vào CTCP Đầu tư và Phát triển Du lịch Phú Quốc – đơn vị đang vận hành casino Phú Quốc, cũng là casino đầu tiên thí điểm cho phép người Việt Nam vào chơi.
Vốn hóa thị trường của Vingroup tiếp tục vị trí đầu (360.229 tỷ đồng). Không riêng phiên hôm nay, cổ phiếu VIC là một trong các trụ cột chính giúp VN-Index tăng điểm mạnh từ các tuần trước.
Video đang HOT
.
Số lượng cổ phiếu tăng điểm trong phiên hôm nay chiếm tỷ lệ khá áp đảo với 335 mã cổ phiếu tăng giá, 70 mã tăng kịch trần. Trong khi đó, có gần 230 mã giảm điểm và 40 mã giảm kịch sàn.VN-Index phiên 30/10 đóng cửa trong sắc xanh ở mức 925,47 điểm. Tuy nhiên, thanh khoản thị trường giảm khá sâu so với phiên trước. Trong đó, giá trị khớp lệnh của VN-Index đạt 6.099 tỷ đồng, giảm 15,5% so với phiên trước. Tương tự, HNX-Index cũng tăng điểm nhưng sụt giảm mạnh về thanh khoản.
Các nhà đầu tư nước ngoài tiếp tục chuỗi bán ròng gần 30 phiên. Giá trị bán ròng hôm nay lại tăng lên 574,2 tỷ đồng trên sàn HOSE và mua ròng gần 1 tỷ đồng trên sàn HNX. Cổ phiếu MSN của Masan bị bán ròng nhiều nhất về giá trị (229,4 tỷ đồng) nhưng vẫn đi ngang trong phiên hôm nay. Một số cổ phiếu vốn hóa lớn khác cũng bị bán ròng như VNM (-82,7 tỷ đồng) và HPG (-38,6 tỷ đồng).
'Bão' chứng khoán thổi bay nghìn tỷ của các đại gia Việt
Một loạt "ông lớn" niêm yết trên sàn chứng khoán đã công bố lãi lớn trong quý 3/2020, nhưng thị trường phiên 28/10 vẫn bị 'bão' quét qua do tác động từ thị trường chứng khoán thế giới.
Trong ngày 28/10, hai doanh nghiệp thuộc hệ sinh thái Vingroup và có ảnh hưởng lớn đến VN-Index là Vinhomes (VHM) và Vincom Retail (VRE) công bố kết quả kinh doanh quý 3 ấn tượng. Trong khi VHM báo lãi sau thuế công ty mẹ đạt 16.337 tỷ đồng, tăng 7% so với cùng kỳ năm ngoái, VRE công bố lợi nhuận sau thuế quý 3/2020 đạt 572 tỷ đồng, bằng 80% so với cùng kỳ năm 2019 nhưng tăng 67% so với quý trước.
Tuy nhiên, cơn "bão" giảm giá của thị trường chứng khoán thế giới đã ảnh hưởng đến thị trường chứng khoán trong nước khiến VN-Index mất đi 25,42 điểm (2,69%) còn 921,05 điểm sau khi kết thúc phiên 28/10. Nhóm cổ phiếu trụ cột tiếp tục bị bán ra và gần như toàn bộ đều giảm.
Như VIC của Vingroup giảm 5,2%, VCB của Vietcombank giảm 2,1%, VHM của Vinhomes giảm 2,6%, BID của BIDV giảm 3,4%, VNM của Vinamilk giảm 2%, VRE của Vincom Retail giảm 5,6%, HPG của Hòa Phát giảm 3,2%, CTG của Vietinbank giảm 2,8%, TCB của Techcombank giảm 3,9%, VPB của VPBank giảm 4,7%...
Như vậy, chỉ sau 1 phiên hôm qua, loạt tỷ phú chứng khoán đã bị "bão" quét qua và thổi bay hàng chục nghìn tỷ đồng.
Tỷ phú Phạm Nhật Vượng sụt giảm 10.542 tỷ đồng, còn 192.062 tỷ đồng trong khối tài sản tại Vingroup.
Đứng thứ hai trong danh sách những người giàu nhất sàn, ông Hồ Hùng Anh cũng bị "thổi bay" 505 tỷ đồng khi cả MSN và TCB cùng giảm giá. Hiện giá trị cổ phiếu của Chủ tịch Techcombank tại TCB và MSN còn 22.148 tỷ đồng.
Đứng sau đó là nữ tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo khi tài sản giảm 157 tỷ đồng, còn 21.857 tỷ đồng sau khi cả HDB và VJC cùng giảm giá.
Trong khi đó, ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Masan Group, cũng đánh mất 700 tỷ đồng, còn lại 21.688 tỷ đồng, chủ yếu do MSN giảm 2,1% về thị giá.
Vẫn ở top 5 người giàu nhất sàn, tỷ phú Trần Đình Long, Chủ tịch Hòa Phát Group, cũng bị "bốc hơi" 700 tỷ đồng, còn 21.280 tỷ đồng trong khối tài sản tại HPG.
Trước đó, Hòa Phát công bố kết quả kinh doanh quý 3 ấn tượng khi tôc đô tăng trương cua doanh thu va lơi nhuận tiêp tuc đươc duy tri nhờ chiêm thị phân thep xây dưng, san lương thep dai tăng manh va băt đâu san xuât HRC.
Kết quả này đã khiến cho Công ty Chứng khoán Bảo Việt (BVSC) phải điêu chinh tăng dư phóng doanh thu và lơi nhuận sau thuê 2020 của Hòa Phát lên mưc lân lươt 91.946 ty đồng (tăng 42,2% so với năm 2019) va 11.989 ty đồng (tăng 59,3%), so với sô dư báo gân nhât cua BVSC là 82.915 ty đồng doanh thu và 9.606 ty đồng lợi nhuận sau thuế.
Thậm chí, BVSC còn mạnh dạn dư bao doanh thu va lợi nhuận sau thuế năm 2021 của Hòa Phát lân lươt đat 111.560 ty đồng (tăng 21,3)) va 14.480 ty đồng (tăng 20,8%) nhờ san lương HRC tăng lên 2,7 triệu tân va san lương thép xây dưng đat 4 triệu tân (thi phân khoang 37%).
Cổ phiếu Vingroup liên tục tăng giá trong tháng 10, tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng vượt mốc 200.000 tỷ đồng Giá cổ phiếu Vingroup lên cao nhất kể từ tháng 3, khi Việt Nam bắt đầu ghi nhận những ca mắc Covid-19 đầu tiên. Trong tháng 10, cổ phiếu Vingroup tăng giá 14/18 phiên đã qua. Phiên giao dịch chứng khoán ngày 26/10, VN-Index tăng điểm trong phần lớn thời gian giao dịch nhưng bất ngờ đã xảy trong ít phút cuối phiên,...