VN-Index lập đỉnh mới của năm: Tham lam hay sợ hãi?
Với phiên giao dịch bùng nổ đầu tuần, chỉ số VN-Index đã xác lập mức đỉnh mới với 1.066,99 điểm, song áp lực chốt lãi đã khiến chỉ số đảo chiều ngay sau đó. Sự giằng co của chỉ số cũng không khiến dòng tiền chùn bước.
Dòng tiền tiếp nhiệt cho thị trường
Những phiên rung lắc mạnh với biên độ rộng trong tuần qua đã làm không ít nhà đầu tư hồi hộp. Dù vậy, với sự hào hứng được đẩy lên cao, dòng tiền tiếp tục chảy mạnh giúp VN-Index nhanh chóng lấy lại đà tăng, đóng cửa phiên giao dịch tuần ở mức 1.062,49 điểm.
Trạng thái lãi suất thấp, “tiền rẻ” hiện tại được dự báo vẫn còn kéo dài ít nhất cho tới nửa cuối năm 2021, đây là môi trường lý tưởng cho thị trường tài chính tăng điểm. Áp lực chốt lời thực tế nếu có cũng sẽ bị hấp thụ với dòng tiền mới tham gia thị trường hoặc dòng tiền từ các đợt chốt lời và “mất hàng” trước đó.
Trong bối cảnh dòng tiền tham gia thị trường rất mạnh mẽ và các phiên giao dịch trên 10.000 tỷ đồng trên sàn HOSE đã trở nên quen thuộc thì chiến lược hợp lý là tăng tỷ trọng tại các nhịp giảm điểm.
Đối với các mã cổ phiếu đã có lãi, nhà đầu tư có thể chủ động chốt lời khi đạt kỳ vọng để bảo toàn thành quả và mua lại tại các vùng giá thấp hơn.
Đặc biệt, phải kể đến dòng tiền F0, yếu tố giúp thị trường chứng khoán sôi động đặc biệt. Chỉ riêng trong tháng 11, số lượng tài khoản chứng khoán mở mới của nhà đầu tư trong nước đạt 41.203 tài khoản, là tháng có số lượng tài khoán mở mới cao nhất trong lịch sử hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam từ trước đến nay.
Tháng 11, số lượng tài khoản chứng khoán mới của nhà đầu tư trong nước đạt 41.203 tài khoản, là tháng có số lượng tài khoán mở mới cao nhất trong lịch sử hoạt động của thị trường chứng khoán Việt Nam.
Trong đó, chiếm tới 99,7% là tài khoản mở mới của nhà đầu tư cá nhân. Đây cũng là nhân tố thúc đẩy sự hồi phục mạnh mẽ của thị trường chứng khoán Việt Nam, bất chấp đà bán ròng gần 11.000 tỷ đồng của nhà đầu tư nước ngoài, tính từ đầu năm 2020.
Video đang HOT
Sức hút của chứng khoán và tỷ lệ sinh lời của chứng khoán kéo dài từ tháng 4 đến nay khiến nhiều nhà đầu tư đua nhau mở tài khoản chứng khoán.
Là nhà đầu tư “bám sàn” hơn 10 năm, anh Trần Văn Tuấn cho rằng, nhìn về mặt bằng giá của cổ phiếu trên sàn cho thấy, những cổ phiếu trụ của thị trường ngoài nhóm Vingroup như VIC, VHM, VRE hay VNM, GAS chưa tăng nhiều thì những cổ phiếu còn lại đều đã vượt các đỉnh cao nhất, đặc biệt là ở nhiều cổ phiếu ngân hàng như VCB, ACB…
Vấn đề hiện tại là không có tin tức nào xấu đủ để gây ảnh hưởng đến tâm lý chung trong khi kênh chứng khoán vẫn đang được kỳ vọng nhất so với nhiều kênh đầu tư khác.
Vì vậy, theo nhà đầu tư này, thị trường vẫn còn nhiều cơ hội trước mắt và xu hướng tăng trưởng sẽ còn tiếp tục.
Nhìn từ phân tích kỹ thuật, bà Châu Thiên Trúc Quỳnh, Giám đốc môi giới, Công ty Chứng khoán Bản Việt (VCSC) cho biết, tín hiệu kỹ thuật tích cực của các chỉ số chứng khoán vẫn được củng cố.
Nhóm vốn hóa lớn sẽ đóng vai trò là động lực thúc đẩy chỉ số VN-Index tăng điểm và hướng lên kháng cự tiếp theo tại vùng 1.070 – 1.080 điểm, tương ứng với nó thì VN30 và HNX-Index có thể sẽ hướng lên vùng 1.030 điểm và 180 điểm.
Khi lực cầu đủ mạnh giúp hai chỉ số này bứt phá qua các kháng cự nói trên, dòng tiền cũng sẽ được phân bổ một phần vào nhóm vốn hóa vừa và nhỏ, giúp hai chỉ số đại diện có thể tăng lên các mục tiêu tại 1.190 điểm và 980 điểm.
Tham lam hay sợ hãi?
Ở thời điểm đầu tháng 9, khi chỉ số VN-Index lùi về mốc 888 điểm, lúc này, độ rộng thị trường nghiêng hẳn về bên bán và rất nhiều cảnh báo được đưa ra về sự tăng nóng của thị trường.
Tuy nhiên, chỉ một vài phiên điều chỉnh, thị trường tiếp tục “lừ lừ” đi lên và đã cán mốc 1.000 điểm ở tháng 11. Thế nên, những phiên đảo chiều ở giai đoạn này, nhiều nhà đầu tư vẫn tin chỉ là sự điều chỉnh mang tính kỹ thuật để thị trường cân bằng.
Sức mạnh của dòng tiền lúc này có thể giúp thị trường có những diễn biến bất ngờ. Tuy nhiên, với quan điểm thận trọng, một số nhà đầu tư cho rằng, giai đoạn này, nhiều phiên cho thấy sự hưng phấn quá đà nên những phiên đảo chiều cũng giúp thị trường cân bằng lại.
Anh Hoài Nam, nhà đầu tư tại sàn BVSC nhìn nhận, nếu thị trường chỉ đi lên mà không điều chỉnh thì đà tăng không bền. Các nhịp điều chỉnh của thị trường được xem là cần thiết để giảm bớt sức nóng cho các nhóm cổ phiếu, đồng thời để tích lũy thêm xung lực cho chỉ số.
Những cổ phiếu có thông tin hỗ trợ sẽ tạo được sự quan tâm trở lại của dòng tiền trên thị trường khi điều chỉnh về các vùng giá hợp lý. Hiện anh “đang duy trì nắm giữ cổ phiếu, bán ra một ít trong những phiên tăng”.
Thậm chí, trên một số diễn đàn, nhiều nhà đầu tư đã bày tỏ quan điểm cho rằng, thị trường lúc này đã vượt quá sự lạc quan nên chỉ đang giữ lại một số cổ phiếu có tiềm năng và chưa được dòng tiền nhòm ngó đến.
Công ty Chứng khoán VNDIRECT dù đang ghi nhận lượng tài khoản mở mới liên tục tăng nhưng vẫn cho rằng, nhà đầu tư mới chưa có nhiều kinh nghiệm và kiến thức không nên vội vàng tham gia ngay vào các hoạt động đầu tư sinh lời cao, bởi lợi nhuận đi thường đi kèm với rủi ro.
Ngoài chứng khoán cơ sở, nhà đầu tư có thể cân nhắc tiếp tục phân bổ tiết kiệm vào nhóm sản phẩm đầu tư chứng khoán phái sinh hay chứng quyền.
Việc đa dạng hóa danh mục đầu tư ở nhiều nhóm ngành khác nhau sẽ tận dụng tốt hơn các nhịp sóng theo từng phiên dù việc này đòi hỏi nhà đầu tư tập trung nhiều hơn vào việc quản lý danh mục và lựa chọn, bổ sung cổ phiếu liên tục.
Về cơ bản, nhóm ngành ngân hàng hiện là nhóm ngành thu hút dòng tiền mạnh nhất trên thị trường với tổng giá trị giao dịch mỗi phiên chiếm đến 25% tổng giá trị thị trường và vẫn đóng vai trò dẫn dắt chính có ảnh hưởng trực tiếp đến xu hướng chung.
Tuy vậy, ông Nguyễn Anh Khoa, Giám đốc phân tích Công ty Chứng khoán Agriseco cho rằng, việc lựa chọn cổ phiếu vẫn nên đi theo nhóm blue-chips hoặc nhóm cổ phiếu vẫn có hoạt động kinh doanh ổn định nhưng chưa tăng điểm nhiều, đồng thời hạn chế nhóm cổ phiếu penny hoặc nhóm có chất lượng tài sản xấu đã tăng nóng để hạn chế rủi ro.
Riêng nhóm cổ phiếu chứng khoán bật sóng trong vài phiên gần đây nhờ sự kỳ vọng của nhà đầu tư khi thị trường tăng trưởng và thanh khoản tăng mạnh sẽ đóng góp lợi nhuận lớn cho các công ty chứng khoán.
Ngoài nhóm ngành ngân hàng mang tính dẫn dắt chính thì theo nhà đầu tư Lê Anh Đức, hiện nhiều cổ phiếu chất lượng ở các nhóm ngành khác cũng sẽ góp phần tạo sự đa dạng trong giao dịch và giúp dòng tiền lan tỏa rộng hơn.
Nhà đầu tư sẽ hướng trọng tâm vào câu chuyện của từng cổ phiếu nhiều hơn và cần đa dạng danh mục để đạt hiệu quả cao nhất.
Thêm một lần nữa, bài học “lòng tham và nỗi sợ hãi” cũng như may mắn vận dụng đúng lúc lại được các nhà đầu tư đưa ra bàn luận. Nhưng suy cho cùng, sợ hãi và tham lam đều liên quan đến sự biến động của thị trường chứng khoán. Lúc này, sự bình tĩnh là điều quan trọng nhất đối với mỗi nhà đầu tư, bình tĩnh để lựa chọn phân bổ tài sản phù hợp.
Chứng khoán Bản Việt (VCI): Cổ phiếu tăng 235% từ đầu năm, ước lợi nhuận 2020 vượt xa chỉ tiêu với 850 tỷ đồng
Trên thị trường, cổ phiếu VCI đang tăng khá mạnh. Đặc biệt, chốt phiên 18/12/2020, VCI kịch trần tại mức 46.950 đồng/cp, tăng hơn 235% so với hồi đầu năm.
Chứng khoán Bản Việt (VCSC, VCI) vừa có buổi gặp gỡ riêng với nhà đầu tư, tại đây phía Công ty có chia sẻ ước tính con số kinh doanh năm 2020 với lãi trước thuế 850 tỷ - đi ngang cùng kỳ và vượt 55% kế hoạch đề ra.
Với lợi thế chính là mảng ngân hàng đầu tư (IB), năm 2020 do dịch Covid-19 đã khiến hoạt động IB của Công ty bị ảnh hưởng đáng kể. Theo đại diện VCSC, đến quý 4 năm nay mảng IB mới khởi động trở lại. Theo đó dòng tiền từ các thương vụ sẽ được đẩy sang năm 2021. VCSC kỳ vọng khoản lãi từ IB trong năm tiếp theo sẽ tăng mạnh (thậm chí cao hơn năm 2018).
Tương ứng, tổng lãi trước thuế năm 2021 dự kiến 1.200 tỷ đồng, tăng khoảng 40% so với con số thực hiện 2020 (ước tính). Con số này dựa trên điều kiện VN-Index 1.100 điểm, đồng thời căng thẳng thương mại giữa Việt Nam và Mỹ sẽ không tiếp tục leo thang.
Nói sâu hơn về hoạt động của VCSC so với các CTCK còn lại, đại diện Công ty nhấn mạnh dòng tiền của các đơn vị khác như Chứng khoán SSI, Chứng khoán VNDirect (VND), Chứng khoán HSC (HCM)... ổn định hơn do hoạt động của họ bám sát diễn biến của thị trường chứng khoán. Trong khi đó, lợi nhuận của VCSC khó dự báo do các khối hoạt động hiện nay đều liên kết chặt chẽ xoay quanh trụ chính là IB. Tức, khi có các thương vụ IB, khối nghiên cứu phân tích cũng như môi giới khách hàng cá nhân sẽ cùng đưa các khuyến nghị tốt cho khách hàng. Bên cạnh đó, Công ty cũng đang sở hữu nhiều khoản đầu tư lớn như Napas và Sữa IDP, đây đều là các công ty chưa niêm yết. Đối với các khoản đầu tư như thế, VCI sẽ đầu tư sớm và giữ lâu cho đến thời điểm thích hợp.
Ngược lại, VCSC không cạnh tranh trực tiếp ở mảng môi giới cá nhân, chiến lược của Công ty thay vào đó là kết hợp môi giới với các thương vụ IB để có tỷ suất lợi nhuận lớn.
Trên thị trường, cổ phiếu VCI đang tăng khá mạnh. Đặc biệt, chốt phiên 18/12/2020, VCI kịch trần tại mức 46.950 đồng/cp, tăng hơn 235% so với hồi đầu năm.
VNDirect: Khuyến nghị tích cực với cổ phiếu ngân hàng nhờ tăng trưởng lợi nhuận cao năm 2021 Trong Báo cáo Chiến lược đầu tư 2021, Chứng khoán VNDirect dự báo tăng trưởng tín dụng đạt 13-14% trong năm 2021 và khuyến nghị tích cực cho nhóm cổ phiếu ngân hàng. Tăng trưởng tín dụng năm 2021 dự báo là 13-14% VNDirect kỳ vọng nền kinh tế toàn cầu sẽ dần dần phục hồi, tương quan với xu hướng phục hồi...