VN-Index lặng sóng, cổ phiếu ‘trà đá’ tăng điên cuồng
Sau 3 phiên VN-Index liên tiếp thiếp lập đỉnh lịch sử mới, đến phiên hôm nay (6/4), thị trường đã xuất hiện áp lực chốt lời. Nhóm bluechip VN30 có tới 13/30 mã giảm điểm, trong khi loạt cổ phiếu penny tăng trần.
Khép lại phiên giao dịch 6/4, VN-Index tăng 3,91 điểm, tương đương 0,32% lên 1.239.96 điểm. Giá trị giao dịch đạt gần 17.000 tỷ đồng. HN-Index vượt nhẹ trên tham chiếu, trong khi UPCoM-Index (-0.29%) xuống còn 82.60 điểm.
Sau 3 phiên liên tiếp thiết lập đỉnh lịch sử mới, hôm nay (6/4) VN-Index từng có lúc lên sát 1.250 điểm vượt, nhưng không thể bảo toàn thành quả trước áp lực chốt lời (T 3). VNM (-1.07%), GVR (-1,41%), MSN (-1,18%), … là những mã khiến VN-Index giảm điểm mạnh nhất.
Ở chiều ngược lại, VIC ( 2,17%), CTG ( 2,38%), MBB ( 3,29%) là các mã dẫn dắt dà VN-Index tăng điểm. Cổ phiếu nhóm ngành ngân hàng như TCB, EIB, BID tiếp tục dẫn sóng. Tuy nhiên, nhóm ngân hàng có sự phân hoá rõ rệt trong phiên giao dịch hôm nay. Trong khi ACB, NAB, VPB đóng cửa bằng gía tham chiếu thì LBP (- 1,13%), ABB (-1,17%), STB (-1,73%), … STB tiếp tục giữ thanh khoản đứng đầu sàn HOSE, khối lượng khớp lệnh hơn 42 triệu cổ phiếu.
Video đang HOT
Giao dịch khối ngoại trên HOSE chiều mua vào đạt hơn 1332 tỷ đồng, bán ra hơn 1334 tỷ đồng. Khối ngoại tung hơn 400 tỷ đồng để sở hữu bộ 3 cổ phiếu của tỷ phú Phạm Nhật Vượng, là VIC, VHM, VRE.
Đáng chú ý trong phiên dịch hôm nay là diễn biến giao dịch của nhóm cổ phiếu penny. 25 mã tím trần trên HOSE, chiếm tới 17 cổ phiếu có mệnh giá dưới và quanh 10.000 đồng. Trong đó, nhiều mã giao dịch dưới 5.000 đồng/ cổ phiếu, được giới đầu tư gọi vui là cổ phiếu “trà đá”.
Cổ phiếu “họ” FLC đóng góp 3 mã tăng trần là HAI ( 6,86%), AMD ( 6,92%), ART ( 9,35%). Theo dữ liệu giao dịch, AMD đã tăng giá khoảng 150% trong 1 năm qua. Nếu so với giá trượt đáy tháng 7/2020, AMD tăng giá gấp 2 lần. Phiên hôm nay 6/4, AMD khớp lệnh hơn 11,3 triệu cổ phiếu.
Penny khác “dậy sóng” trong phiên hôm nay là TNI ( 6,83%), TSC (6,90%), DLG (6,77%), VOS (6,82%), … Những cổ phiếu này có diễn biến trái chiều, có mã tăng giá 370% năm qua, nhưng có mã trượt dài, mất giá tới 300% chỉ trong 1 năm.
Những cổ phiếu penny này tăng giảm khó đoán định, thường không nằm trong danh mục nắm giữ trung – dài hạn của nhà đầu tư. Chia sẻ trên các diễn đàn chứng khoán, chủ yếu nhà đầu tư mua cổ phiếu penny với tâm lý lướt sóng, chứ không dựa trên kết quả, hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Nhìn vào một số hiện tượng penny thời gian qua, nhiều nhà đầu tư kỳ vọng giá cổ phiếu mình mua sẽ tăng gấp 3-5 lần, kiên trì nắm giữ và nhanh chóng “xả” hàng khi giá tăng mạnh.
Theo chuyên gia của CTCK Ngân hàng BIDV, thị trường sẽ tích lũy ngắn hạn trong vùng 1215-1230 điểm. Còn chuyên gia của CTCK Bảo Việt (BVSC) dự báo, thị trường sẽ có diễn biến giằng co với các nhịp tăng giảm đan xen trong phiên kếtiếp. Vn-Index có thể điều chỉnh về vùng 1225-1230 điểm trước khi quay lại thử thách vùng kháng cự 1250-1265 điểm.
Trong đó, dòng tiền nội tiếp tục là động lực chính hỗ trợ cho diễn biến thị trường trong giai đoạn này. Bên cạnh đó, hoạt động mua ròng trở lại của khối ngoại cũng thúc đẩy tâm lý lạc quan của nhà đầu tư trên thị trường, qua đó gia tăng thêm sức cầu vào thị trường. Dòng cổ phiếu vốn hóa lớn, đặc biệt là các cổ phiếu dẫn dắt sẽ tiếp tục có diễn biến tăng điểm để hỗ trợ thị trường đi lên trong giai đoạn này.
'Ông lớn' Coteccons: Cổ phiếu đi lùi, dòng tiền âm, lãi lao dốc
Mã CTD của Coteccons giảm 5,28% từ đầu năm khiến vốn hóa thị trường bị thổi bay hơn 300 tỷ đồng.
Khép lại phiên giao dịch cuối tuần, giá cổ phiếu CTD của Công ty cổ phần Xây dựng Coteccons đứng mức 73.600 đồng/cổ phiếu, giảm 0,41%, tương đương mỗi cổ phiếu mất 3.00 đồng. Tính từ đầu năm, mã CTD giảm tới 5,28%, tương đương mỗi cổ phiếu mất 4.100 đồng. Với hơn 75 triệu cổ phiếu đang lưu hành, vốn hóa thị trường Coteccons bị cuốn trôi hơn 300 tỷ đồng.
Coteccons kinh doanh sa sút trong mấy năm gần đây do tranh chấp nội bộ và khó khăn chung của thị trường.
Báo cáo tài chính kiểm toán của Coteccons vừa công bố cho thấy, sau soát xét, lợi nhuận hợp nhất sau thuế chỉ còn gần 335 tỷ đồng, giảm gần 129 tỷ đồng so với con số trên báo cáo tự lập. Nguyên nhân chủ yếu do Coteccons tăng trích lập dự phòng so với báo cáo tự lập khiến chi phí quản lý tăng mạnh.
Doanh thu thuần 2020 của Coteccons giảm 39% so với năm trước, ghi nhận hơn 14.558 tỷ đồng.
Ông lớn ngành xây dựng một thời hiện đang gánh khoản nợ hơn 5.758 tỷ đồng, trong đó nợ ngắn hạn là hơn 5.753 tỷ đồng, nợ dài hạn hơn 5,5 tỷ đồng.
Đáng chú ý, dòng tiền kinh doanh của Coteccons tiếp tục âm hơn 566 tỷ đồng.
Tính đến cuối năm, tổng tài sản của Coteccons còn 14.157 tỷ đồng, giảm khoảng 2.000 tỷ đồng. Các khoản tiền và tương đương tiền có hơn 1.396 tỷ đồng, khoản phải thu ngắn hạn trên 7.648 tỷ đồng, hàng tồn kho trên 1.492 tỷ đồng.
Mở vị thế ngắn hạn tại một số cổ phiếu VN30 VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị đầu tư của một số công ty chứng khoán về diễn biến thị trường ngày 26/3/2021... BSC duy trì nhận định VN-Index có thể tích lũy trong vùng 1160-1180 và khuyến nghị các nhà đầu tư mở vị thế ngắn hạn tại một số cổ phiếu VN30. VnEconomy giới thiệu nhận định và khuyến nghị...