VN-Index khó có bước nhảy vọt do quy mô thị trường đã lớn hơn nhiều
Mặc dù thanh khoản có thể tiếp tục hỗ trợ hoặc thậm chí đẩy thị trường lên cao hơn nhưng VN-Index khó có thể có bước nhảy vọt.
Ảnh: Quý Hoà
Vĩ mô hồi phục, doanh nghiệp lạc quan
Sau thời gian cách ly xã hội trong tháng 4, tháng 5 đã chứng kiến sự phục hồi của hầu hết các chỉ số vĩ mô do nhu cầu trong nước bị dồn nén. Mặc dù vẫn thấp hơn so với năm 2019, doanh số bán lẻ, CPI, IIP và thương mại đã tăng vọt so với tháng trước, cho thấy sự trở lại mạnh mẽ của hoạt động tiêu dùng và sản xuất.
Công ty chứng khoán KIS Việt Nam kỳ vọng các gói kích cầu năm 2020 sẽ hiệu quả hơn năm 2009 nhờ Chính phủ đã có kinh nghiệm ứng phó.
Trong bối cảnh COVID-19, thật bất ngờ, trong số 177 công ty (chiếm 66% tổng vốn hóa thị trường trên sàn HOSE) có 88 công ty có kế hoạch lãi sau thuế cao hơn trong khi 89 công ty kỳ vọng mức thấp hơn. Nhiều doanh nghiệp lạc quan ước tính lợi nhuận tăng 19,9% trong năm 2020, trong khi số bi quan ước tính giảm 21,8%.
Nhìn chung, dự báo thu nhập như vậy là rất tích cực trong bối cảnh nền kinh tế bị tàn phá chưa từng thấy và số ca tử vong cao do đại dịch COVID-19 gây ra.
Chứng khoán tháng 5 tốt nhất trong 1 thập kỷ qua
Trong tháng 5, chỉ số VN-Index đã phục hồi 12,4% lên 864 điểm. Đây là tháng 5 có mức tăng tốt nhất kể từ năm 2009. Toàn thị trường đi lên khi các doanh nghiệp nhìn thấy kết quả kinh doanh của họ tốt hơn kỳ vọng thị trường.
Video đang HOT
Ngành vật liệu có kết quả tốt nhất với mức tăng 17,5% nhờ các cổ phiếu thép. Các doanh nghiệp trong ngành thép như Hòa Phát (HPG), Hoa Sen (HSG) và Nam Kim (NKG) có doanh số và lợi nhuận tăng vọt ngay cả trong đại dịch. Các ngân hàng đã giúp nhóm tài chính trở thành á quân sau khi hầu hết các ngân hàng niêm yết đặt kế hoạch kinh doanh cao hơn trong 2020 như ACB, MBB, TPB, VCB và VIB. Và kế tiếp là năng lượng khi giá dầu tăng gấp đôi trong tháng 5.
Chỉ số VN-Index bứt phá mạnh trong tháng 5. Ảnh: FireAnt.
Trái lại, các ngành phòng thủ như y tế (-0,6%) và tiện ích ( 0,3%) có diễn biến tệ nhất trong tháng trước, khi các nhà đầu tư đặt cược vào sự phục hồi kinh tế mạnh mẽ và đổ xô vào các lĩnh vực theo chu kỳ. Ngành công nghiệp là ngành tệ thứ ba do sự sụt giảm của các hãng hàng không. Hoạt động của họ chỉ phục hồi 20 – 30% mức trước khủng hoảng và nhiều công ty trên toàn cầu đã phải nộp đơn xin phá sản.
Nhà đầu tư nên thận trọng trong tháng 6
Theo số liệu của Trung tâm Lưu ký chứng khoán Việt Nam (VSD), tính đến ngày 31.5, trên hệ thống của VSD có hơn 2,473 triệu tài khoản giao dịch trong nước trong đó chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân.
Như vậy, so với tháng 4.2020, đã có hơn 34.000 tài khoản giao dịch trong nước được mở mới, tiếp tục là con số kỉ lục so với cùng kỳ những năm trước.
Tính chung 3 tháng (tháng 3-5.2020), đã có hơn 102.700 tài khoản giao dịch trong nước được mở mới, trong đó chủ yếu là nhà đầu tư cá nhân. Điều này cho thấy nhà đầu tư mới đang tích cực tham gia vào thị trường chứng khoán khi số lượng tài khoản mở mới liên tục tăng.
Xét về thanh khoản trên thị trường, có thể nói trong giai đoạn này luôn có một lượng tiền dồi dào được đổ vào thị trường chứng khoán. Tính riêng trong tháng 5, bình quân giá trị khớp lệnh trên sàn HOSE đạt hơn 4.500 tỉ đồng, chưa kể giao dịch thỏa thuận. Đa phần các phiên giao dịch trong tháng 5 đều có khối lượng lớn hơn trung bình 20 phiên gần nhất.
Vậy liệu dòng tiền mới có thể thúc đẩy thị trường chứng khoán đi xa hơn trong thời gian tới?
Theo quan điểm của KIS, việc định giá hiện nay có vẻ hợp lý, thậm chí đắt đỏ do triển vọng kinh tế ảm đạm do đại dịch COVID-19 gây ra. Hơn nữa, về mặt phân tích kỹ thuật, VN-Index hiện đang quay trở lại mức 900 điểm. Đây là mức hỗ trợ mạnh khi đại dịch bùng phát vào đầu tháng 2, cảnh báo áp lực bán mạnh tại mức giá này.
Trong năm 2009, một số tiền từ gói kích thích của Chính phủ đã chảy vào thị trường chứng khoán, giúp VN-Index tăng gấp ba từ mức 235 lên 624 trong 9 tháng. Thời điểm hiện tại, mặc dù thanh khoản có thể tiếp tục hỗ trợ hoặc thậm chí đẩy thị trường lên cao hơn trong những tuần tới, VN-Index khó có thể có bước nhảy vọt tương tự do quy mô thị trường đã lớn hơn nhiều (2.430 nghìn tỉ đồng so với 135 nghìn tỉ đồng).
KIS đánh giá, cả định giá cơ bản và phân tích kỹ thuật đang kể những câu chuyện ngày càng thận trọng. Dường như yếu tố chính thúc đẩy thị trường trong những tuần tới tiếp tục là thanh khoản từ các nhà đầu tư cá nhân trong nước đang tìm kiếm tài sản rủi ro để bù đắp cho lãi suất tiết kiệm rất thấp; hay từ các ngân hàng trong nước đang gặp tình trạng thanh khoản dồi dào vì nhu cầu vay yếu và một phần nào đó từ các gói kích thích kinh tế 1 triệu tỉ đồng của Chính phủ. Cân nhắc tất cả những điều trên, việc đặt cược bây giờ rủi ro hơn nhiều so với 1-2 tháng trước và KIS khuyên các nhà đầu tư nên thận trọng trong tháng 6.
* Có thể bạn quan tâm
Trước giờ giao dịch 14/1: Tâm lý nghỉ Tết rõ ràng hơn
Nhóm ngân hàng bị chốt lời khá mạnh, nhưng vẫn giữ được xu hướng tăng và vẫn đang là nhóm khỏe nhất. Trong khi đó, thị trường chung đang khá thiếu vắng các thông tin hỗ trợ.
Ảnh minh họa.
Quốc tế
Chỉ số Dow Jones tăng lên 83,28 điểm, khoảng 0,3% và đạt mức 28.907,05. Chỉ số S&P 500 tăng 0,7% và đóng cửa tại mức 3.288,13 điểm. Trong khi đó, chỉ số Nasdaq cũng tăng 1% lên mức cao nhất mọi thời đại, khi cổ phiếu Tesla liên tục tăng trưởng trong thời gian qua.
Mỹ sẽ đưa đồng Nhân Dân Tệ ra khỏi danh sách quan sát phá giá đồng tiền, và điều này là động lực tăng trưởng mạnh cho thị trường trong phiên giao dịch hôm qua.
Tin kinh tế trong nước
Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng vừa có ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án xây dựng nhà ga T3 Cảng hàng không quốc tế Tân Sơn Nhất (Dự án). Dự án đã đủ cơ sở pháp lý để Thủ tướng Chính phủ quyết định chủ trương đầu tư; đồng thời, làm rõ nguồn vốn đầu tư thực hiện dự án, không sử dụng vốn ngân sách nhà nước. Tổng vốn đầu tư của Dự án là 10.990 tỷ đồng.
Chứng khoán và doanh nghiệp
CTCP Công viên nước Đầm Sen (DSN) doanh số dự kiến năm 2019 vẫn vượt kế hoạch đạt 219,5 tỷ đồng, tăng 2% so với cùng kỳ. Lợi nhuận sau thuế thu về hơn 95 tỷ đồng, tương đương năm trước.
Công ty cổ phần Chứng khoán TP.HCM (HSC) Ngày 9/1/2019, Hội đồng Quản trị của HSC đã quyết nghị bổ nhiệm ông Trịnh Hoài Giang, Phó tổng giám đốc HSC vào vị trí Tổng giám đốc từ ngày 1/4/2020, thay thế cho ông Johan Nyvene, người đã điều hành HSC từ năm 2007 đến nay.
CTCP Phát triển Đô thị Từ Liêm Từ Liêm (NTL) đã hoàn thành kế hoạch đề ra cho năm 2019 là 717,2 tỷ đồng doanh thu, gần 101,2 tỷ đồng lợi nhuận.
Công ty Cổ phần Hùng Vương (HVG) tính đến hết tháng 9/2019 sau kiểm toán lỗ ròng thuộc về Công ty mẹ lỗ thêm 600 tỷ lên 1.075 tỷ đồng, nâng tổng lỗ luỹ kế tính đến 30/9/2019 là 1.489 tỷ đồng và nợ ngắn hạn cũng vượt quá tài sản ngắn hạn.
Tổng công ty cổ phần Thiết bị Điện Việt Nam (GEX): Ngày 7/01/2020, Ngân hàng Standard Chartered Việt Nam phát đi thông cáo đã phát hành thành công 1.150 tỷ đồng trái phiếu kỳ hạn 10 năm với lãi suất cốđịnh 6,95%/năm cho GEX. Đợt phát hành này được bảo lãnh thanh toán bởi Quỹ đầu tư và bảo lãnh tín dụng (Credit Guarantee and Investment Facility -CGIF), một quỹ đầu tư tín thác của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) được S&P đánh giá tín nhiệm hạng AA trên toàn cầu.
Phái sinh
Trong phiên giao dịch ngày 13/1/2019, phần lớn chứng quyền đều giảm theo chứng khoán cơ sở. Khối lượng giao dịch giảm.
Chiến lược đầu tư
Theo HSC, tâm lý nghỉ Tết có vẻ như bắt đầu được cảm nhận rõ hơn trong phiên đầu tuần. Nhóm ngân hàng bị chốt lời khá mạnh, tuy nhiên nhìn chung vẫn giữ được xu hướng tăng và vẫn đang là nhóm khỏe nhất. Thị trường hiện tại vận động không rõ xu hướng trong ngắn hạn tuy nhiên đã về tới hỗ trợ trung hạn, do đó các vị thế trung hạn có vẻ dễ tư duy hơn ở thời điểm hiện tại.
MAI HƯƠNG
Theo bizlive.vn
Thị trường vốn 2020: Cần cải thiện sức hấp dẫn Nhiều tổ chức kinh tế lớn dự báo, thị trường vốn năm 2020 sẽ có những thay đổi tích cực khi dòng tiền từ khối ngoại chảy mạnh hơn vào thị trường, hoạt động cổ phần hóa, thoái vốn doanh nghiệp được đẩy mạnh. Tuy nhiên, để biến kỳ vọng thành sự thật, cần nhiều nỗ lực để tháo gỡ các điểm nghẽn....