VN-Index giằng co và vượt mốc 970 điểm kết phiên 18/11
Hàng loạt cổ phiếu trụ cột tiếp tục tăng giá mạnh đã giúp duy trì vững sắc xanh của các chỉ số.
Kết phiên 18/11, chỉ số VN-Index tăng đến 4,63 điểm ( 0,48%) lên 973,53 điểm; HNX-Index tăng 0,15% lên 146,8 điểm, duy chỉ có UPCoM-Index giảm 0,41% về còn 65,88 điểm. Thanh khoản trên cả 3 sàn giao dịch vẫn ở mức cao trên 11.500 tỷ đồng.
GAS là cổ phiếu tăng điểm mạnh nhất trong nhóm VN30 với mức tăng 6% lên 80.000 đồng/cp. GAS tăng mạnh khi ngày 16/11, tại điểm tiếp nhận khí vào bờ tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, GAS đã đón nhận dòng khí đầu tiên từ mỏ Sao Vàng, thuộc Dự án phát triển mỏ khí Sao Vàng – Đại Nguyệt đến đường ống tiếp bờ Nam Côn Sơn 2.
Dự án phát triển mỏ khí Sao Vàng – Đại Nguyệt thuộc Lô 05-1b và 05-1c, bể Nam Côn Sơn là tiền đề cho sự phát triển của chuỗi Dự án Nam Côn Sơn 2, một trong những dự án trọng điểm của PV GAS.
Video đang HOT
Diễn biến thị trường phiên 18/11.
Trở lại với thị trường, bám sau đà tăng của GAS trong nhóm VN30 đó là HPG, STB, SBT, VNM, VRE,…
Chiều ngược lại, MSN, VIC, VHM hay MWG đều giảm sâu và gây áp lực lên các chỉ số, trong đó, MSN giảm 2,5% xuống 82.900 đồng/cp, MWG giảm 1,3% xuống 110.600 đồng/cp, VHM giảm 1,3% xuống 77.300 đồng/cp, VIC giảm 1% xuống 104.900 đồng/cp.
Trong phiên hôm nay, nhóm cổ phiếu thép vẫn bứt phá mạnh trong đó, POM, SMC, TLH và NKG đều kết thúc phiên giao dịch ở mức giá trần. Bên cạnh đó, HPG tăng 3,7% lên 34.600 đồng/cp và khớp lệnh 22 triệu cổ phiếu.
Nhóm chứng khoán cũng góp phần giúp thị trường duy trì sắc xanh. EVS, CTS tăng trần, MBS xanh gần 5%, SHS vượt 3%, BVS, VND, FTS leo hơn 2%, VIX, BSI tăng trên 1%. APG giảm nhẹ, AGR, TVB đỏ hơn 1%, IVS giảm hơn 3%, VDS lao dốc 4%, HBS là cổ phiếu giảm mạnh nhất ngành với sắc đỏ 5%.
Đáng kể, khối ngoại mua ròng gần 500 tỷ đồng trên sàn HOSE và bán ròng hơn 15 tỷ đồng trên sàn HNX. Lực mua ròng tập trung ở các cổ phiếu VIC, VNM và VRE trên sàn HOSE. TNG và DXP là những mã bị bán ròng nhiều nhất tại sàn HNX.
Mỏ Sao Vàng Đại Nguyệt cung cấp thêm khí, GAS được đánh giá khả quan
GAS đã đón nhận dòng khí đầu tiên từ mỏ Sao Vàng, thuộc Dự án phát triển mỏ khí Sao Vàng - Đại Nguyệt đến đường ống tiếp bờ Nam Côn Sơn 2.
Ngày 16/11/2020, tại điểm tiếp nhận khí vào bờ tại thị trấn Long Hải, huyện Long Điền, tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV Gas, HoSE: GAS) đã đón nhận dòng khí đầu tiên từ mỏ Sao Vàng, thuộc Dự án phát triển mỏ khí Sao Vàng - Đại Nguyệt đến đường ống tiếp bờ Nam Côn Sơn 2.
Dự án phát triển mỏ khí Sao Vàng - Đại Nguyệt thuộc Lô 05-1b và 05-1c, bể Nam Côn Sơn là tiền đề cho sự phát triển của chuỗi Dự án Nam Côn Sơn 2, một trong những dự án trọng điểm của PV GAS.
Trước đó, ngày 11/12/2017, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 1996/QĐ-TTg phê duyệt Kế hoạch phát triển mỏ, theo đó, mỏ Sao Vàng - Đại Nguyệt (Lô 05-1b và 05-1c) dự kiến bắt đầu khai thác dòng dầu, khí thương mại đầu tiên trong quý 4/2020. Tỷ lệ tham gia của các chủ mỏ trong hợp đồng dầu khí (PSC) Lô 05-1b và 05-1c bao gồm: Nhà điều hành Idemitsu Kosan Co., Ltd. Là 43,08%; Teikoku Oil (Con Son) Co. Ltd. Với 36,92% và Tập đoàn Dầu khí 20%.
Với sản lượng mỗi năm khoảng 1,5 tỷ m3 khí, 2,8 triệu thùng dầu thô và condensate, nguồn khí Sao Vàng - Đại Nguyệt sẽ đóng góp một nguồn thu đáng kể có ngân sách nhà nước và nền kinh tế, đảm bảo các cam kết của PV GAS cấp khí cho sản xuất điện (chiếm khoảng 22% sản lượng điện cả nước) và cho các hộ tiêu thụ tại khu vực Đông Nam bộ.
Với sự kiện này, Chứng khoán Rồng Việt (VCSC) đã nâng dự báo lợi nhuận năm 2020 của GAS thêm 11% trong khi điều chỉnh giảm lợi nhuận 2021 thêm 1,2% chủ yếu do thay đổi trong giả định giá dầu thô. Ngoài ra, VCSC gia tăng dự phóng lợi nhuận 2022-2030 thêm khoảng 3% chủ yếu nhờ giá khí cao hơn bán cho các KCN.
Cụ thể, VCSC dự báo tăng trưởng lợi nhuận 2021 của GAS đạt 8,4%, chủ yếu do mức phục hồi 10,8% trong sản lượng khí, được dẫn dắt bởi đóng góp bởi mỏ khí Sao Vàng - Đại Nguyệt dự kiến đi vào hoạt động vào đầu năm 2021 và mức tăng 12,4% trong giá dầu nhiên liệu (FO).
VCSC ước tính tốc độ tăng trưởng kép (CAGR) EPS đạt 8,1% trong giai đoạn 2019-2030, được dẫn dắt bởi lợi nhuận từ mảng vận chuyển (được dẫn dắt bởi LNG) giúp bù đắp cho mức giảm lợi nhuận từ mang giao dịch khí khi các mỏ khí giá rẻ dần hết trữ lượng. VCSC cũng dự phóng lợi nhuận từ mảng vận tải sẽ tăng gấp đôi và đóng góp khoảng 70% LN ròng của GAS vào năm 2025 so với khoảng 40% trong năm 2019.
GAS có năng lực tài chính mạnh mẽ với 1,2 tỷ USD tiền mặt tại quỹ và tỷ lệ đòn bẩy ròng -50,7%. Do đó, định giá của GAS tỏ ra hấp dẫn với P/E 2021 đạt 16,2 lần, thấp hơn 13,4% so với trung vị ngành.
Cổ phiếu Hòa Phát, Hoa Sen lại lập đỉnh Cổ phiếu của các doanh nghiệp ngành thép như Hòa Phát, Hoa Sen tiếp tục tăng mạnh lên vùng giá cao nhất trong nhiều năm với thanh khoản thuộc nhóm đầu thị trường. Thị trường chứng khoán trong nước phiên 17/11 lấy lại những gì đã mất trong phiên hôm qua. Thị trường tăng nhẹ trong phiên sáng rồi bứt phá vào phiên...