VN-Index giảm gần 23 điểm
Thị trường chứng khoán Việt Nam trong phiên giao dịch đầu giảm mạnh. Hàng loạt cổ phiếu (CP) tăng mạnh thời gian qua như DRH, KSB, HUT, LDG, SCR, DLG… đã đồng loạt giảm sàn và trắng bên mua.
Chỉ vài CP hiếm hoi trên thị trường vẫn còn giữ sắc xanh là EIB, HAG, HNG, CTD, VGC. Khối ngoại vẫn tiếp tục bán ròng với tổng trị giá 150 tỷ đồng.
Đóng cửa phiên giao dịch ngày 29-6, VN-Index giảm 22,62 điểm (2,65%) xuống 829,36 điểm với 358 CP giảm, 53 CP tăng và 51 CP đứng giá. Chốt phiên tại sàn Hà Nội, HNX-Index giảm 2,76% xuống 110,32 điểm với 124 CP giảm, 45 CP tăng và 188 CP đứng giá.
Video đang HOT
Sau khi tăng mạnh trong tuần trước, vàng SJC trong ngày đầu tuần tăng thêm 50.000 – 100.000 đồng/lượng so với cuối tuần trước dù giá vàng thế giới giảm nhẹ.
Chứng khoán ngập sắc đỏ, VN-Index thủng mốc 910 điểm
Mở cửa phiên giao dịch đầu tuần ngày 24/2, nỗi lo dịch Covid-19 lan rộng nhiều nước trên thế giới khiến nhà đầu tư ồ ạt bán tháo. Thị trường chứng khoán Việt Nam (TTCK) chìm trong sắc đỏ. Chỉ số VN-Index lao dốc, thậm chí xuống dưới mốc 910 điểm trong khoảng 1 tiếng đầu tiên mở cửa phiên giao dịch.
Chứng khoán ngập sắc đỏ, VN-Index thủng mốc 910 điểm.
Ngay khi mở cửa giao dịch, áp lực bán mạnh diễn ra trên diện rộng khiến thị trường lao dốc mạnh. Chỉ số VN-Index để mất tới gần 25 điểm chỉ trong hơn 20 phút đầu giao dịch. Sau khi trượt xuống mốc 910 điểm, lực cầu bắt đáy nhập cuộc đã giúp thị trường nhích nhẹ trở lại. Bối cảnh áp lực xả hàng lớn, chỉ số VN-Index chỉ thu hẹp chút ít đà giảm điểm.
Tại thời điểm 11h00, trên bảng điện tử, chỉ số VN-Index còn 909,9 điểm, giảm 23,13% so với đầu giờ sáng. Trên thị trường có tới 294 mã chứng khoán giảm giá. Hàng trăm mã giao dịch dưới mốc tham chiếu. Nhóm VN30 cũng không có còn mã nào tăng điểm. Qua đó, chỉ số VN-Index chỉ biến động lình xình dưới mốc 915 điểm.
Trước đó, thị trường chứng khoán trải qua tuần giao dịch khá ảm đạm. Bên cạnh dòng tiền tham gia thận trọng, áp lực bán xuất hiện và gia tăng trong mỗi phiên giao dịch khiến các chỉ số trong trạng thái rung lắc.
Trên thị trường quốc tế, diễn biến cũng đang trở nên tiêu cực hơn khi sự lây lan nhanh của virus Covid-19 tại Hàn Quốc, Nhật Bản, Ý, cùng dữ liệu kinh tế Mỹ yếu kém đã khiến giới đầu tư sợ hãi thoát hàng trong phiên cuối tuần qua (21/2), đẩy chứng khoán toàn cầu chìm trong sắc đỏ.
Công ty chứng khoán Bảo Việt đánh giá, điểm tiêu cực hiện tại vẫn là áp lực bán ròng của khối ngoại chưa có dấu hiệu dừng lại. Thêm vào đó, trong tuần tới, thị trường chung và nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn có thể sẽ bị biến động mạnh về cuối tuần do hoạt động tái cơ cấu danh mục của các quỹ đầu tư theo các bộ chỉ số của MSCI Frontier Market.
Cùng quan điểm, công ty chứng khoán BIDV dự báo, trong tuần này này, ngoài thông tin kết quả kinh doanh năm 2019, kế hoạch kinh doanh 2020 và lịch họp đại hội cổ đông của các công ty niêm yết, thị trường sẽ đón chờ những giải pháp và chính sách hỗ trợ của Chính phủ đối phó với ảnh hưởng tiêu cực của dịch cúm. VN-Index nhiều khả năng tiếp tục tục giằng co trong khoảng 925 - 945 điểm dù vậy có cơ hội vận động tích cực khi có thông tin hỗ trợ và sự đồng thuận lại của nhà đầu tư tại vùng hỗ trợ ngắn hạn.
QUỲNH NGA
Theo tienphong.vn
Thị trường chứng khoán cần động lực để vươn lên TTCK Việt Nam đã giao dịch ổn định trở lại từ ngày 4/2/2020 đến nay, nhưng để thị trường trụ vững và vươn lên, rất cần các giải pháp cụ thể như cho phép giao dịch T 0; thúc đẩy nâng hạng, giảm thuế giao dịch... Các yếu tố tác động đến tương lai thị trường Sau 3 phiên đầu năm Canh Tý...