‘Vn-Index cuối năm có thể đạt 1.024 điểm’
Vietinbank Securities dự báo Vn-Index bứt phá nếu thương mại Mỹ – Trung được nối lại và Fed giảm mạnh lãi suất.
Trong báo cáo triển vọng thị trường mới đây, Công ty cổ phần Chứng khoán Công Thương (Vietinbank Securities) dự báo thị trường sẽ phân hóa mạnh và có nhịp điều chỉnh P/E trong những tháng cuối năm do bức tranh tăng trưởng lợi nhuận năm nay kém sắc hơn cùng kỳ. Cụ thể, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận dự phòng cho 2019 vào khoảng 10,5%, trong khi giai đoạn 2017-2018 trên mức 26,5%.
Dòng tiền được dự đoán tập trung vào một số ngành có mức tăng trưởng lợi nhuận tốt như ngân hàng, bất động sản, bán lẻ. Trong khi đó, vốn hóa các ngành còn lại như dầu khí, vật liệu xây dựng, khai thác khoáng sản… có xu hướng thu hẹp do yếu tố sản xuất yếu đi và khó phục hồi trong ngắn hạn.
Theo nhóm phân tích Vietinbank Securities, một trong những yếu tố tác động đến Vn-Index là các chỉ tiêu vĩ mô sẽ tăng trưởng ổn định cho đến năm 2020. Nợ công năm nay khoảng 58,3%, trong năm tới có thể giảm thêm 0,5%. Lạm phát nhiều khả năng được kiểm soát ở mức 3,2-3,5%. Lãi suất chính phủ kỳ hạn 10 năm ở mức 3,7%.
“Dựa vào mô hình hồi quy lãi suất và tăng trưởng lợi nhuận, Vn-Index dự kiến đóng cửa năm nay tại mốc 1.024 điểm và năm sau có thể là 1.085 điểm. Trong trường hợp thương mại Mỹ – Trung được nối lại và Fed hạ lãi suất mạnh hơn kỳ vọng, chỉ số có thể bứt phá mạnh hơn dự báo này”, nhóm phân tích Vietinbank Securities nhận định.
Video đang HOT
Theo baodauthau.vn/VnExpess
Triển vọng nào cho doanh nghiệp đá xây dựng?
Cùng với sự trầm lắng của thị trường bất động sản (BĐS), các doanh nghiệp sản xuất thiết bị, vật liệu xây dựng cũng gặp khó khăn trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Kết quả kinh doanh sụt giảm trong 9 tháng năm 2019 của các doanh nghiệp đá xây dựng cho thấy rõ tác động này.
Trong số 4 "ông lớn" ngành đá xây dựng, có tới 3 doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh thiếu tích cực. Ảnh: Lan Anh
Lợi nhuận sụt giảm
Sau 9 tháng năm 2019, trong số 4 "ông lớn" ngành đá xây dựng là Công ty CP Khoáng sản và Xây dựng Bình Dương (BIMICO), Công ty CP Đầu tư xây dựng 3-2 (CIC3-2), Công ty CP Đá Núi Nhỏ (Đá Núi Nhỏ), Công ty CP Hóa An, thì có tới 3 doanh nghiệp ghi nhận kết quả kinh doanh thiếu tích cực.
CIC3-2 ghi nhận 534 tỷ đồng doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ trong 9 tháng, tăng không đáng kể so với cùng kỳ năm 2018. Doanh thu bán hàng không có nhiều chuyển biến nhưng chi phí giá vốn tăng tới 16% khiến lợi nhuận gộp giảm 36%, từ 142,4 tỷ đồng (9 tháng năm 2018) xuống còn 91 tỷ đồng. Sau khi trừ đi các khoản chi phí bán hàng, chi phí quản lý doanh nghiệp và ghi nhận thêm lợi nhuận từ các hoạt động khác, CIC3-2 ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 48,2 tỷ đồng, chỉ bằng một nửa so với cùng kỳ năm 2018.
Lý giải về sự sụt giảm lợi nhuận, CIC3-2 cho biết, nguyên nhân do cơ cấu doanh thu thay đổi, tăng ở các lĩnh vực có tỷ lệ lãi gộp thấp và giảm ở lĩnh vực khai thác đá khiến lãi gộp giảm mạnh. Đối với lĩnh vực khai thác chế biến đá, thị trường tiêu thụ sản phẩm đá khó khăn do số lượng các công trình sụt giảm, giá bán giảm mạnh.
Tương tự, doanh thu thuần hợp nhất 9 tháng của BIMICO tăng 9%, đạt 842 tỷ đồng. Biên lãi gộp giảm từ 46% về 43% nên lãi gộp chỉ còn tăng 3%, đạt 366 tỷ đồng. Chi phí lãi vay gấp 3 lần cùng kỳ năm 2018 lên mức 51 tỷ đồng, chi phí bán hàng tăng 26%, hoạt động khác giảm lợi nhuận từ 8 tỷ về 2 tỷ đồng. Do vậy, lợi nhuận sau thuế 9 tháng của Công ty giảm 11%, đạt 189 tỷ đồng.
Còn Đá Núi Nhỏ ghi nhận 267 tỷ đồng doanh thu (giảm 6%) và 83,5 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế, giảm đến 45% so với 9 tháng năm 2018.
Về phía Công ty CP Hóa An, doanh nghiệp này vẫn giữ vững được doanh thu và lợi nhuận so với 9 tháng năm 2018 với kết quả lần lượt đạt 237 tỷ đồng và 50,1 tỷ đồng.
Cửa sáng từ xây dựng hạ tầng và công nghiệp?
MBS dự báo, nhu cầu đá xây dựng sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới, trong đó trên 70% nhu cầu đến từ xây dựng hạ tầng và công nghiệp, 30% nhu cầu đến từ xây dựng dân dụng.
Một chuyên gia cho biết, đối với doanh nghiệp ngành đá xây dựng, trữ lượng và thời hạn khai thác các mỏ đá đóng vai trò then chốt. Vì vậy, việc được phép khai thác và được gia hạn tiếp tục khai thác các mỏ đá sẽ tác động trực tiếp đến kết quả sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp. Bên cạnh đó còn có nguyên nhân khách quan từ sự biến động của thị trường BĐS.
Theo thông tin từ Hiệp hội BĐS TP.HCM (HoREA), trong những năm gần đây, thị trường BĐS TP.HCM bị sụt giảm nguồn cung dự án và nguồn cung sản phẩm nhà ở. Điều này khiến các doanh nghiệp xây dựng cũng bị sụt giảm khoảng 30 - 50% số lượng hợp đồng xây lắp; các nhà cung cấp thiết bị, vật tư bị sụt giảm doanh thu bán hàng; các doanh nghiệp sản xuất thiết bị, vật liệu xây dựng gặp khó khăn trong khâu sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.
Tuy vậy, Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) cho biết, các dự án quy mô lớn tập trung ở khu vực Nam Bộ như Sân bay Long Thành (giai đoạn 1 đến năm 2025, quy mô vốn đầu tư 16 tỷ USD), các tuyến metro Hà Nội, các dự án cao tốc... đã, đang và sẽ được triển khai trong giai đoạn tới là cơ hội lớn với các doanh nghiệp khai thác đá có mỏ ở xung quanh khu vực các dự án này.
MBS dự báo, nhu cầu đá xây dựng sẽ tăng trưởng mạnh trong thời gian tới, trong đó trên 70% nhu cầu đến từ xây dựng hạ tầng và công nghiệp, 30% nhu cầu đến từ xây dựng dân dụng.
Hoàng Việt
Theo baodauthau.vn
Công ty của ông Trịnh Văn Quyết muốn bán vườn thú ở Quy Nhơn FLC Faros sẽ tìm đối tác để chuyển nhượng 90% vốn tại Công ty Vườn thú Faros với giá từ 225 tỷ đồng. Đây là doanh nghiệp đầu tư công viên động vật hoang dã Quy Nhơn. Chủ tịch HĐQT Công ty Cổ phần Xây dựng FLC Faros Trịnh Văn Quyết vừa ký nghị quyết thông qua chủ trương chuyển nhượng toàn bộ...