VN-Index có “thói quen” hồi nhanh sau cú rơi chóng vánh, cơ hội bắt đáy cổ phiếu chất lượng giá mềm?
VN-Index có “thói quen” phục hồi nhanh sau những cú rơi chóng vánh và nhà đầu tư nên lựa chọn bắt đáy những cổ phiếu cơ bản có sức đề kháng tốt, khả năng tăng trưởng khả quan trong tương lai thay vì cố “gỡ gạc” trên nhóm đầu cơ đã tăng nóng.
Thị trường chứng khoán vừa khép lại phiên đầu tiên sau kỳ nghỉ lễ đầy sóng gió với gần 100 mã cổ phiếu giảm sàn. Sau 3 phiên rơi sâu liên tiếp, VN-Index đã mất gần 70 điểm khiến vốn hóa HoSE “bốc hơi” 265.700 tỷ đồng (~11,5 tỷ USD). Dù vậy, cú rơi này có vẻ không gây nhiều bất ngờ bởi những luồng thông tin thời gian qua đã phần nào dự báo về biến động này.
Đây cũng không phải lần đầu VN-Index rơi sốc trong quá trình đi lên bền bỉ suốt 2 năm qua. Làn sóng bán tháo đến từ nhiều nguyên nhân khác nhau đã không ít lần thổi bay hàng tỷ USD vốn hóa thị trường một cách chóng vánh. Những lần trước VN-Index đều hồi rất nhanh và không mất nhiều thời gian để lấy lại những gì đã mất, thậm chí còn tiếp tục vươn đến đỉnh cao mới.
VN-Index có thói quen phục hồi nhanh sau những cú rơi chóng vánh
Lần gần nhất vào đầu tháng 12/2021, VN-Index “bay” gần 70 điểm sau 2 phiên nhưng cũng chỉ mất chưa đến 1 tuần để về gần vùng giá cũ trước khi vượt đỉnh 1.500 điểm sau đó 1 tháng. Trước đó vào cuối tháng 1/2021, làn sóng Covid thứ 3 lấy đi của VN-Index 170 điểm chỉ trong 2 tuần giao dịch nhưng cũng chỉ mất đúng 1 tháng để chỉ số này lấy lại tất cả.
Video đang HOT
Cú rơi sâu tốn thời gian phục hồi nhất diễn ra vào đầu tháng 7/2021 đúng lúc VN-Index vừa lập đỉnh mới trên 1.420 điểm. Dưới áp lực chốt lời mạnh sau giai đoạn tăng nóng, chỉ số này giảm gần 180 điểm trong chưa đầy 3 tuần qua đó rơi xuống dưới 1.250 điểm.
Khi đang hứng hực khí thế hồi về đỉnh cũ, nhà đầu tư lại một lần nữa bị dội gáo nước lạnh khi VN-Index bất ngờ rớt 76 điểm chỉ trong 2 phiên 20 và 23/8. “Combo” 2 cú rơi liên tiếp này khiến chỉ số này mất 3 tháng trở về điểm xuất phát vào cuối tháng 10/2021.
Chưa thể biết lịch sử có lặp lại hay không nhưng những diễn biến trong quá khứ đã phần nào trấn an tâm lý nhà đầu tư. Điều này cũng là một trong những yếu tố có thể thúc đẩy dòng tiền bắt đáy trong những phiên tới khi VN-Index chiết khấu đủ hấp dẫn và tình hình vĩ mô trong nước vẫn ổn định.
Nhặt cổ phiếu chất lượng, tránh “gỡ gạc” trên nhóm đầu cơ
Trước nhưng tác động trái chiều từ bên ngoài, kinh tế Việt Nam vẫn duy trì được đà hồi phục tốt sau dịch Covid-19, thể hiện qua mức tăng trưởng 5,03% GDP trong quý đầu năm. Quỹ ngoại KIM dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2022 có thể đạt 6 – 6,5% và lạm phát trong kịch bản cơ sở vẫn nằm trong mức kiểm soát dưới 4%.
KIM cho rằng, dù có nhiều biến động trong ngắn hạn nhưng tăng trưởng lợi nhuận mới là động lực quan trọng nhất thúc đẩy thị trường đi lên trong dài hạn. Lợi nhuận của 100 doanh nghiệp niêm yết có giá trị vốn hóa lớn hàng đầu thị trường trong danh sách theo dõi của quỹ đầu tư này ước tính sẽ tăng khoảng 15-20% trong năm nay.
Bên cạnh đó, câu chuyện nâng hạng thị trường từ Cận biên (Frontier Market) lên Mới nổi (Emerging Market) cũng được kỳ vọng sẽ thu hút dòng vốn ngoại trở lại và hỗ trợ thị trường. Ngoài ra, hệ thống KRX dự kiến đi vào hoạt động trong năm 2022 tạo tiền đề cho giao dịch T 0 sẽ làm tăng mức độ hấp dẫn và sôi động cho thị trường.
Tuy nhiên, triển vọng tươi sáng trong dài hạn không đồng nghĩa với việc có thể “cẩu thả” trong ngắn hạn. Theo các chuyên gia, trong khi cổ phiếu đang trong đà lao dốc, việc quan trọng nhất là tỉnh táo, bình tĩnh và phân tích kỹ lưỡng để tìm ra hướng xử lý. Đối với cổ phiếu đầu cơ đã tăng nóng, hai lời khuyên phổ biến nhất được đưa ra là nên chấp nhận cắt lỗ và không bình quân giá.
Thay vào đó, nhà đầu tư nên lựa chọn bắt đáy những cổ phiếu cơ bản có sức đề kháng tốt, khả năng tăng trưởng khả quan trong tương lai. Biến động tiêu cực trong ngắn hạn sẽ mở ra cơ hội không thể tốt hơn để “nhặt” những Bluechips chất lượng với giá mềm cho danh mục đầu tư dài hạn.
Tại Talkshow Phố Tài Chính trên VTV8 mới đây, bà Trần Khánh Hiền – Giám đốc Khối Phân tích CTCK VNDirect đánh giá những doanh nghiệp vốn hóa lớn sẽ có đủ tiềm lực cũng như khả năng để bứt tốc phát triển phục hồi mạnh hơn trong bối cảnh nền kinh tế đang phục hồi. “Dòng tiền sẽ quay lại với các nhóm cổ phiếu cơ bản, nhóm cổ phiếu thực sự có độ tăng trưởng cũng như độ phục hồi tốt”, Chuyên gia VNDirect dự báo.
Trước đó, trong chương trình chiến lược thị trường tháng 4/2022 gửi đến nhà đầu tư với tựa đề “Cổ phiếu cơ bản vẫn là chân ái”, SSI Research cũng ưu tiên các cổ phiếu có tính cơ bản cao, được xác nhận bởi khả năng tăng trưởng lợi nhuận tích cực trong năm 2022.
ADB và WB dự báo tăng trưởng GDP của Việt Nam dao động từ 5,3% đến 6,5%
Trong Báo cáo triển vọng phát triển châu Á 2022 công bố ngày 6/4, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam năm 2022 sẽ đạt 6,5% và năm 2023 đạt 6,7%.
Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ Việt Nam sẽ thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp đạt mức dự kiến 9,5% năm 2022. Ảnh minh hoạ: An Đăng/TTXVN
ADB đưa ra dự báo trên sau khi xem xét nhiều yếu tố bao gồm việc chính phủ chuyển hướng chính sách trong kiểm soát dịch bệnh, bao phủ diện rộng vaccine ngừa COVID-19, mở cửa du lịch, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của chính phủ, với các giải pháp kích thích tài chính và tiền tệ, giúp thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp và nông nghiệp.
Theo dự báo của ADB, chương trình phục hồi và phát triển kinh tế của Chính phủ Việt Nam sẽ thúc đẩy tăng trưởng công nghiệp đạt mức dự kiến 9,5% năm 2022. Sản lượng nông nghiệp dự kiến tăng 3,5% trong năm nay do nhu cầu trong nước phục hồi và giá cả hàng hóa toàn cầu tăng lên. Việc Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) có hiệu lực từ ngày 1/1/2022 cũng giúp thúc đẩy hoạt động thương mại khi đại dịch lắng xuống.
Báo cáo của ADB cũng chỉ ra những rủi ro mà nền kinh tế Việt Nam phải đối mặt như tình hình dịch bệnh COVID-19 tăng cao trong tháng 3, tình hình xung đột tại Ukraine ảnh hưởng đến hoạt động xuất nhập khẩu và lạm phát của Việt Nam, tăng trưởng chậm lại của nền kinh tế Trung Quốc...
Trước đó, Ngân hàng Thế giới (WB) dự báo kinh tế Việt Nam "sẽ tăng trưởng 5,3% trong năm 2022" trong bối cảnh ảnh hưởng của tình hình gia tăng các ca nhiễm COVID-19 trong quý I/2022 và tăng trưởng kinh tế chậm lại ở các thị trường xuất khẩu chính của Việt Nam. Trong báo cáo cập nhật tình hình kinh tế Đông Á và Thái Bình Dương công bố ngày 4/4, WB cho biết dự báo trên "được đưa ra căn cứ vào chính sách sống chung với COVID-19, kết quả vững chắc của công nghiệp chế biến, chế tạo định hướng xuất khẩu và sự phục hồi nhu cầu trong nước".
WB dự báo "tăng trưởng GDP của Việt Nam đạt 5,3% trong năm 2022 và sau đó sẽ ổn định lại quanh mức 6,5% theo kịch bản các biện pháp hạn chế đi lại được nới lỏng cả trong và ngoài nước". Theo WB, lĩnh vực dịch vụ của Việt Nam được kỳ vọng sẽ phục hồi từng bước khi lòng tin của người tiêu dùng được khôi phục và lượng khách du lịch quốc tế dự kiến sẽ được khôi phục dần từ giữa năm 2022.
WB cũng đánh giá triển vọng trên còn tùy thuộc vào những rủi ro tiêu cực đang gia tăng như tăng trưởng chậm lại ở các đối tác thương mại chính cùng với cú sốc tỷ giá thương mại do ảnh hưởng của tình hình xung đột tại Ukraine và các biện pháp trừng phạt liên quan có thể ảnh hưởng đến quá trình phục hồi". Các yếu tố này có thể trầm trọng hơn nếu xuất hiện biến thể mới của virus gây bệnh dịch COVID-19.
Ngân hàng ADB dự báo tăng trưởng GDP Việt Nam năm 2022 đạt 6,5% Theo báo cáo mới nhất của ngân hàng ADB, kinh tế Việt Nam dự kiến phục hồi ở mức 6,5% trong năm nay và 6,7% năm 2023. Theo ADB, do tỷ lệ tiêm chủng cao, đẩy mạnh thương mại và tiếp tục thực hiện các chính sách tài khóa và tiền tệ mở rộng nên tăng trưởng GDP năm 2022 của Việt Nam...