VN-Index cán mốc 994 điểm, khối ngoại mua ròng VCB, MSN, HPG
Kết thúc phiên chiều 25.2, VN-Index ở mức 994,43 điểm. Như vậy, chưa đầy 2 tháng đầu năm thị trường chứng khoán Việt Nam đã lấy lại những gì đã mất trong năm 2018. Mốc 1000 điểm đang tiến đến rất sát trong sự kì vọng của các nhà đầu tư.
Thị trường chứng khoán đang có những diễn biến tích cực
Thị trường chứng khoán trong nước tiếp tục có phiên tăng thứ 6 liên tiếp, thành tích ấn tượng trong gần 1 năm. Nhóm cổ phiếu ngân hàng sau phiên đổi trụ thành công vào cuối tuần trước tiếp tục dẫn dắt đà đi lên của thị trường trong phiên hôm nay
Chốt phiên, chỉ số VNIndex tiến thêm 5,52 điểm (tương đương tăng 0,56%) lên 994,43 điểm, chỉ số VN30 cộng thêm 9,97 điểm (tương đương thêm 1,07%) lên 939,47 điểm. Sở dĩ thị trường chung tăng ít hơn so với rổ VN30 là do nhóm Vingroup giảm điểm trong khi nhóm này có tỷ trọng trong VNIndex cao hơn ở rổ VN30. Tiếp tục là một phiên tăng tốt và dòng tiền cũng có sự lan tỏa mạnh mẽ bất chấp áp lực chốt lời khi VNIndex tiệm cận mốc 1.000 điểm, do vậy việc thống kê là là điều không cần thiết.
Biểu đồ VN-Index trong 3 tháng gần đây. Nguồn VNDirect
Video đang HOT
Thanh khoản phiên này tiếp tục được đẩy lên gần mức cao nhất đạt được ở phiên 19/2, giá trị khớp lệnh đạt 4.296 tỷ đồng, tăng nhẹ so với phiên cuối tuần trước.
Giao dịch khối ngoại vẫn diễn ra hết sức tích cực khi họ mua ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị 160 tỷ đồng. Trong đó, lực mua của khối ngoại tập trung chủ yếu vào MSN (68,5 tỷ đồng), VCB (65,1 tỷ đồng), HPG (41,2 tỷ đồng)…
Tuần vừa qua ngoài ETF nôi, thị trường đã chứng kiến thêm 2 quỹ ETF ngoại bắt đầu giải ngân là: KIM KINDEX Vietnam và Xtrackers FTSE Vietnam. KIM KINDEX Vietnam mua ròng 10,66 triệu USD, Xtrackers FTSE Vietnam cũng vào ròng với 16,72 triệu USD và VanEck Vectors Vietnam với 6,63 triệu USD.
Tổng lượng vốn vào ròng trong tuần vừa qua của cả ETF nội và ngoại là 40,86 triệu USD, tính từ đầu năm các ETF này đã vào ròng khoảng 69,22 triệu USD. Triển vọng về dòng tiền FII vào khu vực Emerging đang trở nên kích cực khi đồng USD có dấu hiệu yếu đi. Việt Nam đang nằm trong nhóm được dòng vốn FII hướng tới cùng với các nước trong khu vực như: Philippines, Thái Lan, Indonesia, Ấn độ, Đài loan, Hàn Quốc…
Các chuyên gia phân tích Công ty CP Chứng khoán MB (MBS) nhận định ” Chưa đầy 2 tháng đầu năm thị trường đã lấy lại những gì đã mất trong năm 2018. Kể từ mức đáy thiết lập hồi đầu năm thì mức tăng của VNIndex khá tương đồng với xu hướng tăng hình chữ V của chứng khoán toàn cầu”.
Theo các chuyên gia MBS, thanh khoản tiếp tục tăng lên mức cao nhất trong 4,5 tháng một phần nhờ khối ngoại tăng cường giải ngân thông qua các quỹ ETF nội và ngoại. Dòng tiền lớn vẫn đang vào thị trường, nhiều nhà đầu tư đã bắt đầu quan tâm hơn đến thị trường, triển vọng kinh tế vĩ mô vẫn đang là động lực khiến động thái giải ngân từ phía nhà đầu tư trong và ngoài nước mạnh hơn.
Về kỹ thuật, chỉ số VNIndex đã vượt ngưỡng trung bình 200 ngày, một ngưỡng kỹ thuật then chốt thường được theo dõi. Do vậy về xu hướng rõ ràng thị trường đang trong xu hướng tăng dài hạn. Trong ngắn hạn, đường về ngưỡng 1.000 điểm đang trở nên rộng mở.
H.M
Theo laodong.vn
Áp lực chốt lời khiến thị trường chứng khoán đuối sức dưới 1.000 điểm
Mặc dù có nhiều thông tin tốt hỗ trợ nhưng sau khi tăng điểm sát mốc 1.000 điểm vào đầu phiên giao dịch, áp lực bán gia tăng vào cuối phiên khiến đà tăng của VN-Index trong phiên giao dịch ngày 25.2 suy giảm đáng kể.
Kết phiên, VN-Index đóng cửa tăng 0,56%, dừng tại mức 994,43 điểm. Trong khi đó chỉ số HNX-Index tăng 0,74%, đóng cửa tại 107.61 điểm. Khối lượng khớp lệnh trên sàn HOSE đạt hơn 192,68 triệu cổ phiếu với giá trị hơn 4.296 tỉ đồng. Còn trên sàn HNX khối lượng khớp lệnh đạt 33,53 triệu cổ phiếu với giá trị hơn 499 tỉ đồng. Độ rộng thị trường trong phiên hôm nay khá mạnh với 349 mã tăng và 261 mã giảm điểm.
Nguyên nhân chính khiến VN-Index vượt mốc 995 điểm chủ yếu là do một số cổ phiếu dẫn dắt giảm độ cao. Cụ thể, ở top 10 cổ phiếu vốn hóa lớn nhất, họ nhà Vin đang gia tăng lực cản với VIC giảm 0,6% xuống 116.300 đồng/CP, VHM giảm 1,2% xuống 92.000 đồng/CP, VRE giảm 3,1% xuống 33.900 đồng/CP; ngoài ra GAS đảo chiều giảm nhẹ 0,1% xuống 99.200 đồng/CP. Trái lại, VNM tăng 1,8% lên 151.600 đồng/CP, VCB tăng 2,3% lên 63.400 đồng/CP, MSN tăng 3,2% lên 91.200 đồng/CP, TCB tăng nhẹ 0,2% lên 27.750 đồng/CP, SAB tăng 0,3% lên 247.800 đồng/CP.
Khối ngoại mua ròng hơn 131 tỉ đồng trên sàn HOSE, với lực mua tập trung ở cổ phiếu VCB, SSI. Bên cạnh đó, khối này cũng trao tay hơn 5,5 triệu cp FPT. Trên sàn HNX khối ngoại mua ròng hơn 30 tỉ đồng với lực mua tập trung vào mã PVS.
Trên UPCoM, những tưởng thị trường sẽ "khoác áo đỏ" nhưng một số mã lớn khởi sắc đã hỗ trợ giúp UPCoM-Index đảo chiều thành công trong những phút cuối phiên.
Đóng cửa, UPCoM-Index tăng 0,03 điểm ( 0,06%) lên 55,59 điểm với tổng khối lượng giao dịch đạt 8,91 triệu đơn vị, tương ứng tổng giá trị 184,8 tỷ đồng. Giao dịch thỏa thuận đạt 3,69 triệu đơn vị, giá trị 95,6 tỷ đồng.
Một số mã lớn hỗ trợ đà tăng thị trường như ACV tăng 2,4% lên 90.700 đồng/Cp, VEA tăng 1,2% lên 48.900 đồng/CP, BSR tăng 1,4% lên 14.200 đồng/CP, MCH tăng 0,3% lên 110.000 đồng/CP...
Trong đó BSR vẫn là mã giao dịch tốt nhất trên thị trường với khối lượng đạt 1,62 triệu đơn vị; tiếp theo là VGT với 1,25 triệu đơn vị được giao dịch thành công.
GIA MIÊU
Theo laodong.vn
Khối ngoại mua ròng 10 phiên liên tiếp, Vn-Index áp sát mốc 990 điểm trong phiên 21/2 Điểm tích cực trong phiên hôm nay là khối ngoại vẫn tiếp tục mua ròng trên cả 3 sàn với tổng giá trị gần 300 tỷ đồng, tập trung chủ yếu vào E1VFVN30, HPG, MSN... Phiên giao dịch 21/2 diễn ra với tình trạng "xanh vỏ đỏ lòng". Mặc dù Vn-Index tăng gần 17 điểm nhưng phần lớn cổ phiếu trên thị trường...