VN đứng thứ hai thế giới về tăng trưởng iOS và Android
Mối quan tâm của người tiêu dùng Việt Nam đối với tablet và smartphone sử dụng hai nền tảng di động phổ biến nhất đã tăng đột biến trong 12 tháng qua.
Việt Nam đứng thứ hai thế giới về tăng trưởng iOS và Android – hai nền tảng chiếm 92% thị phần hệ điều hành di động toàn cầu.
Theo thống kê của công ty nghiên cứu Flurry (Mỹ), các quốc gia châu Á chiếm tới một nửa trong danh sách 10 thị trường đạt mức tăng trưởng về iOS và Android cao nhất năm qua. Việt Nam đứng thứ hai, chỉ sau Colombia ,với tỷ lệ tới 266%, Trung Quốc đứng thứ 6, Ấn Độ thứ 8 còn Thái Lan và Philippines chiếm vị chí 9 và 10. (Những nước nằm trong diện nghiên cứu của Flurry phải có ít nhất 500.000 thiết bị Android và iOS vào tháng 1/2012).
Người dùng Việt Nam đang rất quan tâm đến việc mua và sử dụng điện thoại thông minh và máy tính bảng. Ảnh: Tuấn Hưng.
Tính đến tháng 1/2013, Mỹ có 222 triệu thiết bị di động dùng iOS và Android trong khi Trung Quốc theo sát với 221 triệu máy. Tuy nhiên, Flurry dự đoán Trung Quốc sẽ nhanh chóng vượt Mỹ để trở thành nước có số smartphone và tablet đang hoạt động (active) nhiều nhất thế giới. Ước tính, quốc gia này sẽ có khoảng 246 triệu thiết bị thông minh tính đến cuối tháng 2/2013 trong khi Mỹ đạt 230 triệu máy.
“Khi đó, Mỹ sẽ khó giành lại vị trí dẫn đầu từ Trung Quốc xét về sự chênh lệch dân số (310 triệu so với 1,3 tỷ người), chưa kể nhu cầu sử dụng smartphone, tablet tại thị trường châu Á đang ngày càng tăng lên rõ rệt còn châu Âu và Bắc Mỹ lại đang dần bão hòa”, Flurry nhận định.
Video đang HOT
Số lượng thiết bị di động ở các nước dẫn đầu tính đến cuối tháng 1/2013.
Theo VNE
Bộ mặt Nokia sau 2 năm kết duyên Windows Phone: Ảm đạm
Đến tận bây giờ, có một ước muốn mà nhiều người yêu công nghệ luôn mong mỏi đó là Nokia sẽ sản xuất smartphone Android. Dẫu cho điều đó rất khó trở thành hiện thực khi bắt đầu từ 11/2/2011, CEO của Nokia, Stephen Elop đã làm chấn động cả nền công nghiệp di động với thông cáo rằng: "Kể từ nay, nhà sản xuất điện thoại và thiết bị thông minh lớn nhất thế giới Nokia sẽ áp dụng Windows Phone như nền tảng di động chính trong các sản phẩm của mình".
Thông cáo này được đón nhận với sự bình tĩnh thường lệ từ Microsoft, dù rằng những lời lẽ công bố đầy thách thức:
"Có rất nhiều những hệ sinh thái di động khác trên thế giới cạnh tranh với Nokia. Chúng ta biết và chúng ta sẽ phá vỡ chúng. Sẽ có rất nhiều thách thức. Nhưng chúng ta sẽ vượt qua. Thành công luôn đòi hỏi tốc độ. Và chúng ta sẽ thật nhanh nhạy. Cùng nhau, chúng ta nhìn thấy những cơ hội phía trước chờ đón. Chúng ta có lòng nhiệt tâm, ý chí, có nguồn lực và động lực mạnh mẽ để chiến thắng".
Chuyện mới như ngày hôm qua và bất cứ khi nào có tin đồn liên qua đến việc Nokia sẽ sản xuất smartphone Android, người dùng cứ lại hy vọng rồi lại thất vọng. Tuy nhiên hãy cùng dành ra một chút thời gian để tìm hiểu xem Nokia đã tiến lên như thế nào? Có lẽ đã đến lúc để nhìn lại tình hình và đối mặt với thực tế "doanh thu sụt giảm". 2 năm trước Nokia giải thích rằng 2011, 2012 là những năm chuyển đổi mang tính quá độ. Thế giới đã bước vào những ngày đầu tiên của năm Quý Tỵ 2013, và Nokia sẽ không thể tiếp tục trốn tránh sự thật đằng sau cái gọi là "giai đoạn chuyển đổi" kia thêm nữa.
Thị trường smartphone của Nokia sụt giảm mạnh trong vòng 2 năm qua
Công ty đã tiến hành "tối ưu hóa" lực lượng lao động (một thuật ngữ quan liêu cho việc cắt giảm nhân sự), bán những tài sản chính yếu như tòa trụ sở chính tại Phần Lan với giá 170 triệu Euro. Hãng điện thoại Phần Lan cũng cho hay, hợp đồng mua bán sẽ có hiệu lực ngay từ cuối năm 2012, nhưng Nokia sẽ không chuyển đi mà đàm phán thuê lại trụ sở từ đối tác để hoạt động.
Theo suy đoán của giới phân tích, việc bán trụ sở chính tại Phần Lan là nhằm giải quyết nhưng khó khăn trên thị trường điện thoại của Nokia, khi mà thị phần và doanh thu tụt dốc trong khi Windows Phone chưa đem lại nhiều lợi nhuận. Thêm nữa giới công nghệ còn chứng kiến một dòng chảy mạnh mẽ những nhà quản lý tài năng hàng đầu lần lượt rời khỏi Nokia. Đây thực sự đều là những dấu hiệu đáng chú ý cho sự xuống dốc của cựu vương một thời.
Tất cả những điều trên xảy ra bất kể những nỗ lực vô cùng lớn lao cùng với dòng smartphone Lumia của Nokia. Thành quả thu được chưa thực sự tương xứng. Doanh số bán hàng của dòng điện thoại Lumia đạt kỉ lục 4,4 triệu chiếc trong quý vừa qua. Tuy nhiên kỉ lục này quả thật vẫn quá khiêm tốn so với con số 47,8 triệu iPhone được bán cùng kì, gấp hơn mười lần.
Với một cái nhìn tổng thể vào năm 2012, chúng ta vẫn có thể nhận đình rằng "huyền thoại" Symbian đem lại lợi nhuận biên lớn hơn so với Windows Phone. Hơn 21,8 triệu thiết bị Symbian được bán ra so với chỉ 13,3 triệu chiếc Lumia vào năm 2012.
Tin buồn rằng hầu hết các quý năm 2012, trên báo cáo tổng kết của Nokia đều thua lỗ nặng, duy chỉ có Quý 4 có một sự tăng nhẹ trong lợi nhuận. Đã từng được coi là tượng đài, nhà sáng tạo trong thế giới smartphone, nhưng giờ đây những gì Nokia còn lại là đáng thất vọng. Từ người dẫn đầu thị trường với 33,7% thị phần smartphone vào năm 2010, sau 2 năm, hiện tại Nokia chỉ nắm giữ 5,1%. Một con số gây shock trong khi Samsung đã chiếm lĩnh hơn 50% thị trường.
Điều tệ hơn nữa là, Windows Phone- nền tảng "đong đầy hi vọng" của Nokia lại chỉ chiếm được 2% thị phần trong thị trường smartphone trong năm 2012. BlackBerry, Symbian hay thậm chí Bada đều bán ra được nhiều hơn như vậy. Đó là chưa kể nếu đem so sánh với nền tảng hàng đầu Android hay á quân theo sát iOS.
Nokia đã có những nỗ lực tập trung vào thị trường Bắc Mỹ. Nhưng ngay cả tại thị trường được cho là nhiều tiềm năng với Nokia này thì cũng chỉ là con số 1 triệu Lumia tiêu thụ được trong khi iPhone là 18 triệu máy được bán ra cùng kì. Tỉ lệ là 18:1, con số thật đáng để suy ngẫm.
Quay trở lại tháng 2 năm 2011, CEO của Nokia đã tuyên bố rất nhiều lần rằng: "Thị trường này từ giờ sẽ là cuộc đua của ba chú ngựa". Nhưng tình huống có vẻ đã thay đổi, chú ngựa Android đang rất được yêu thích trên thị trường smartphone toàn cầu, Apple cũng đang theo rất sát, nhưng Nokia có vẻ đã bị bỏ lại quá xa để tiếp tục đường đua này.
Nokia đã để tuột mất thị trường trọng điểm là Trung Quốc và cũng đã mất khả năng trong việc tìm kiếm và chinh phục những "miếng bánh" mới như Bắc Mỹ. Bản thân Windows Phone cũng không thực sự nhận được nhiều sự quan tâm từ khách hàng.
Nokia đang dồn tâm sức chuẩn bị cho sự cứu cánh cuối cùng mang tên PureView. Nghe có vẻ thú vị nhưng liệu rằng đó có là quá trễ và quá ít để có thể đòi lại "ngôi vương" đã mất?
Theo Genk
Số phận hẩm hiu của các nền tảng di động nguồn mở Phần mềm nguồn mở có lẽ là một trong những ý tưởng công nghệ với mục đích phổ cập rộng rãi. Các nền tảng nguồn mở đã đạt thành công rực rỡ trên internet và đem lại nhiều điều tuyệt vời cho Google hay Mozilla. Thế nhưng, ở thế giới di động, câu chuyện lại hoàn toàn khác: Ngoại trừ Android của Google,...