VN đủ chứng cứ khẳng định chủ quyền đối với Hoàng Sa,Trường Sa
Các bằng chứng mà Việt Nam thu thập được hiện nay rất phong phú, đủ sức để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa,Trường Sa.
Sáng 12-1, UBND huyện Hoàng Sa (Đà Nẵng) đã tổ chức Hội thảo khoa học nghiên cứu và truyền thông giáo dục về quần đảo Hoàng Sa trong giai đoạn hiện nay, tại Nhà trưng bày Hoàng Sa.
TS Nguyễn Thanh Minh ( Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) cho rằng tình hình biển Đông hiện nay còn phức tạp…, có nhiều mặt khó khăn nhưng cũng có mặt tích cực. Theo TS Minh, hợp tác hoà bình cùng phát triển là nguyên tắc chủ đạo.
TS Minh cũng cho rằng chúng ta phải kiên trì đấu tranh bằng tính chính danh trong xu thế hoà bình, giải quyết các tranh chấp bằng con đường pháp lý.
TS Nguyễn Thanh Minh (Bộ Tư lệnh Cảnh sát biển) cho rằng, chúng ta phải kiên trì đấu tranh bằng tính chính danh. Ảnh: LÊ PHI.
Theo TS Minh, trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều diễn biến phức tạp, hơn bao giờ hết để thực hiện tốt chiến lược biển, Việt Nam phải khẳng định mạnh mẽ và thể hiện ý chí quyết tâm cao nhất trong việc bảo vệ chủ quyền và quyền tài phán của mình trên các vùng biển và hải đảo của tổ quốc.
TS Trần Công Trục (nguyên Trưởng Ban biên giới Chính phủ) cho rằng, Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử và pháp lý để chứng minh cho chủ quyền thiêng liêng của mình tại Hoàng Sa, Trường Sa.
Tại hội thảo, TS Nguyễn Tuấn Cường ( Viện nghiên cứu Hán Nôm) đã công bố những nghiên cứu mới nhất về tài liệu “Hoàng Lê Cảnh Hưng bản đồ” đang được lưu trữ tại Đại học Keio (Nhật Bản).
TS Cường cho rằng, đây là tài liệu vô cùng quan trọng, có giá trị về nhiều mặt. “Một trong những giá trị đó là ghi chép và hình họa về Hoàng Sa. So sánh cách mô tả Bãi Cát Vàng với hầu hết các bản đồ nhật trình hiện tại, bản đồ này có phần hoàn chỉnh hơn, có sự phân cách giữa đất liền và ngoài khơi… Đây là sử liệu góp phần khẳng định vị trí ngoài khơi xa của quần đảo Hoàng Sa, chứ không phải dải cát ven bờ”, TS Cường nói.
Video đang HOT
PGS.TS Trần Nam Tiến (Trường ĐH KHXH&NV TP.HCM) cũng cho rằng các bằng chứng lịch sử, pháp lý mà Việt Nam thu thập được hiện nay rất phong phú, đủ sức để khẳng định chủ quyền của Việt Nam trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Theo TS Trần Nam Tiến, trong lịch sử, “tuyên bố khẳng định chủ quyền lâu đời của người Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa không gặp sự phản đối hay bảo lưu của nước nào đã cho thấy cộng đồng quốc tế đã thừa nhận thực tế này như một sự hiển nhiên”.
TS Tiến cũng cho rằng ngoài vấn đề tuyên truyền trong nước thì rất cần đẩy mạnh xuất bản và công bố rộng rãi các tư liệu, tài liệu, các nghiên cứu liên quan đến chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa, Trường Sa ra quốc tế.
Điểm hành hương về lòng yêu nước
Ông Võ Ngọc Đồng ( Chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa) cho hay từ xưa đến nay đã có nhiều lớp người Việt đi ra Hoàng Sa, Trường Sa khai phá, xác lập, bảo vệ chủ quyền trên 2 quần đảo này. “Thế hệ chúng ta hôm nay có nghĩa vụ ghi nhớ và tri ân những tiền nhân đã vì Hoàng Sa, Hoàng Sa…”.
Theo ông Đồng, cần giáo dục truyền thống để giới trẻ tới với Nhà Trưng bày Hoàng Sa không chỉ được thấy những bằng chứng lịch sử mà Hoàng Sa còn là điểm “hành hương về lòng yêu nước”.
Theo PLO
Rất nghiêm trọng, lũ khốn "Học giả" Trung Quốc sang Việt Nam ăn cắp
Đây là cái kính có gắn camera của một ả Tàu làm việc ở Viện nghiên cứu biển Nam Trung Hoa (Biển Đông của VN) thuộc Đại học Hạ Môn, Trung Quốc dùng để chụp trộm tài liệu quý của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Dung lượng của kính này là 64 GB. Ả này bị thủ thư phòng đọc bắt quả tang, lập biên bản có sự chứng kiến của An ninh A87, Bộ Công an.
Cô ả này ngồi hươ hươ một lúc chụp được 175 trang sách và dữ liệu tự động chuyển từ kính sang điện thoại luôn, không cần dây nối. Sự việc vừa xảy ra sáng hôm qua.
Từ nay Viện NC Hán Nôm cấm cửa ả ăn cắp này. Đây là lần thứ hai bọn học giả Tàu bị bắt quả tang, lập biên bản khi chụp trộm tài liệu quý của Viện Nghiên cứu Hán Nôm.
Đáng lẽ phải trục xuất, gửi công văn ra Đại sứ quán và cấm Nhập cảnh vĩnh viễn chứ!
Bộ Tư pháp Mỹ truy tố một nhóm điệp viên Trung Quốc cố tình ăn cắp công nghệ hàng không từ các công ty Mỹ tại thành phố Tô Châu.
Đây là cáo buộc thứ 3 trong vòng chưa đến hai tháng của Bộ Tư pháp Mỹ, trong nỗ lực ngăn chặn các hoạt động ăn cắp bí mật công nghệ được cho là khởi nguồn từ Trung Quốc.
Theo cáo buộc này, 10 người trong đó có các đặc vụ của Bộ An ninh Trung Quốc tại tỉnh Giang Tô đã tìm cách thâm nhập vào hệ thống máy tính của một công ty Mỹ và một công ty Pháp có văn phòng tại thành phố Tô Châu.
Hai công ty này đều sản xuất động cơ phản lực cho các máy bay thương mại. Nhóm này cũng nhắm tới các công ty Mỹ khác sản xuất bộ phận cho 2 công ty nói trên.
Một động cơ phản lực cánh quạt được sản xuất bởi GE Aviation được sử dụng trên máy bay Boeing 747. Ảnh:
Thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ cho biết vụ việc nhiều khả năng diễn ra trong giai đoạn từ tháng 1/2010 đến tháng 5/2015. Ông John Brown, đặc vụ phụ trách văn phòng FBI tại San Diego, nhận định: "Mối đe dọa từ các hoạt động tấn công mạng được bảo trợ bởi chính phủ Trung Quốc là có thật và diễn ra liên tục".
Trong số 12 công ty bị nhắm đến, 8 có trụ sở tại Mỹ, chuyên về công nghệ hàng không vũ trụ và những "cơ sở hạ tầng đặc biệt quan trọng" khác. Ngoài ra danh sách còn có hai công ty Pháp và một công ty Anh, đều là những công ty liên quan đến lĩnh vực hàng không. Cái tên cuối cùng là một công ty công nghệ Australia cung cấp dịch vụ đăng ký tên miền.
10 người Trung Quốc trong cáo buộc này đã sử dụng rất nhiều cách để thâm nhập vào hệ thống máy tính của các công ty trong danh sách, trong đó có việc cài đặt nhiều chuỗi phần mềm độc hại để chuyển dữ liệu, sử dụng website của các công ty để hack dữ liệu người dùng, và tìm cách thâm nhập qua công ty đăng ký tên miền. Hai đặc vụ của Bộ An ninh Trung Quốc được nêu tên trong cáo buộc này là Zha Rong và Chai Meng.
Những người này được cho là nhắm đến loại động cơ phản lực cánh quạt sản xuất bởi liên doanh của một công ty Pháp có văn phòng tại Tô Châu và một công ty Mỹ. Cáo buộc nhận định mục đích của việc này là để cung cấp dữ liệu quan trọng cho các công ty Trung Quốc, để họ có thể sản xuất một động cơ tương tự mà không phải bỏ tiền và thời gian nghiên cứu.
Ngành hàng không là một trong những trọng tâm phát triển trong kế hoạch "Made in China 2025" của chính phủ Trung Quốc, nhưng các chuyên gia cho rằng ngành này đang tụt lại khá xa so với các đối thủ Mỹ và châu Âu. Ảnh: AP
Cáo buộc của Bộ Tư pháp Mỹ được đưa ra chỉ hơn 2 tuần sau khi bộ này thông báo một vụ dẫn độ "chưa từng có tiền lệ" diễn ra ở Bỉ với một nhân viên tình báo của Bộ An ninh tại tỉnh Giang Tô. Người này được cho là đã có ý định đánh cắp bí mật thương mại của General Electric Aviation và một số công ty hàng không khác của Mỹ.
Xu Yanjun được đặc vụ Mỹ dụ đến Bỉ và bị bắt tại đây vào ngày 1/4 trước khi bị dẫn độ tới Mỹ với sự giúp đỡ của nhà chức trách Bỉ. Người này bị buộc tội tìm cách "đánh cắp bí mật thương mại và các thông tin nhạy cảm của một công ty Mỹ đứng đầu trong lĩnh vực hàng không", theo thông báo của Bộ Tư pháp Mỹ vào ngày 10/10.
Trung Quốc từ lâu đã coi hàng không là ngành quan trọng trong kế hoạch mang tên "Made in China 2025" để biến nước này thành quốc gia đứng đầu trong lĩnh vực công nghệ. Nhưng các chuyên gia cho rằng công nghệ hàng không của nước này đang tụt hậu, đi sau 20-30 năm so với các quốc gia khác.
Theo thaotin.net
Cảnh sát biển đồng hành với những... "cột mốc sống" Ngư dân hoạt động trên những ngư trường, nhân dân sống trên những hòn đảo tiền tiêu được coi là những chiến sĩ tiên phong trên mặt trận quốc phòng toàn dân. Lực lượng Cảnh sát biển Việt Nam là đơn vị đang mỗi ngày âm thầm bảo vệ, đồng hành cùng những "cột mốc sống" này. Bộ tư lệnh Cảnh sát Biển...