V.League thiếu… nhà vệ sinh
CĐV cũng như các quan khách kêu trời khi ở nhiều sân bóng, nhà vệ sinh luôn trong tình trạng nhếch nhác, hôi hám, thiếu sự quan tâm của BTC sân.
Bỏ tiền mua vé đến sân cổ vũ các cầu thủ, CĐV cũng cần được BTC sân quan tâm đến những nhu cầu nhỏ nhất như giữ sạch sẽ nhà vệ sinh. Ảnh: VSI
Bị nhắc nhiều nhất về vấn đề này trước đây phải kể đến The Vissai Ninh Bình. Dù ở giai đoạn chi tiêu mạnh tay nhất, bỏ hàng chục tỷ đồng vào thị trường chuyển nhượng, lãnh đạo Ninh Bình lại không mấy quan tâm đến vấn đề vệ sinh sân bóng. Các CĐV Ninh Bình khi đến sân bóng phải rất vất vả để tìm được chỗ…giải quyết nhu cầu. Nhiều sân bóng khác như Thanh Hóa, Hàng Đẫy hay Lạch Tray…cũng trong tình trạng tương tự.
Mùa lạnh không sao, nhưng hè đến, khí trời nắng nóng thì không khí nhà vệ sinh các sân bóng trên ít người chịu nổi. Tình trạng trên chỉ được cải thiện chút ít trong thời gian gần đây.
Theo một quan chức Công ty cổ phần bóng đá chuyên nghiệp Việt Nam (VPF), vấn đề không phải do CLB thiếu tiền. “Việc tu sửa, chăm sóc nhà vệ sinh không quá tốn kém. Nhưng chủ yếu do CLB thiếu quan tâm vì nghĩ đây là chuyện nhỏ. Trong khi thực tế khán giả đến sân, ngoài thưởng thức trận đấu thì cần được phục vụ tốt ở những khâu nhỏ nhất. Đây là vấn đề ý thức chuyên nghiệp” – quan chức trên nói.
Trong cuộc gặp mặt báo chí định kỳ của VPF diễn ra hôm qua tại Hà Nội, phía BTC V.League cũng thừa nhận tình trạng thiếu vệ sinh ở nhiều sân bóng. Trưởng BTC Nguyễn Minh Ngọc dẫn ví dụ, sau trận đấu giữa Hà Nội T&T với Đồng Tâm Long An, Công ty VPF đã có văn bản đề nghị đội bóng Thủ đô xử lý khâu vệ sinh sân. “Bây giờ tôi có thể mời mọi người đến sân Hàng Đẫy để xem xét tình trạng của sân hiện nay như thế nào” – ông Ngọc cho biết.
Liên quan đến V.League 2015, theo đánh giá của VPF, qua 7 lượt trận, các mặt chuyên môn của giải đã có nhiều cải thiện so với mùa giải trước. Cụ thể, đã có 144 bàn thắng được ghi, trung bình 2,94 bàn/trận. Số lượng khán giả cũng tăng, với tổng số 394.000 người, trung bình 8.041 người/trận. Các sân Thanh Hóa, Lạch Tray, Pleiku, Bình Dương, Vinh…dẫn đầu về số lượng khán giả ở mỗi trận đấu.
Tuy nhiên, BTC cũng thừa nhận sự quyết liệt của giải gia tăng theo các vòng đấu, thể hiện qua số lượng thẻ phạt. Theo thống kê, chỉ qua 7 lượt trận các trọng tài đã phải rút ra 221 thẻ vàng, trung bình 4,51 thẻ/trận và 14 thẻ đỏ. HA.GL là đội “lành” nhất khi chỉ bị phạt 8 thẻ vàng. Dẫn đầu về số lượng thẻ vàng là Thanh Hóa (22 thẻ vàng, 1 thẻ đỏ), Sanna Khánh Hòa (20 thẻ vàng), Đồng Tháp (18 thẻ vàng, 2 thẻ đỏ)…
Theo TPO
Cầu thủ Đồng Tháp tính chuyện nhờ luật sư vào cuộc: Nan giải khoản nợ 2 tỉ đồng
Lo sợ sẽ không nhận được số tiền gần 2 tỉ đồng mà mùa giải vừa rồi mình có được, các cầu thủ Đồng Tháp đang tính chuyện nhờ luật sư vào cuộc để bảo vệ quyền lợi cho mình.
Cầu thủ Đồng Tháp đang thi đấu trong âu lo ở V.League.
Kết thúc mùa giải 2014, với thành tích thăng hạng và vô địch giải hạng Nhất, cùng với tiền lương, lót tay..., CLB bóng đá Đồng Tháp còn nợ các cầu thủ của mình tổng cộng gần 2 tỉ đồng. Số tiền này được lãnh đạo đội bóng chủ sân Cao Lãnh hứa sẽ giải quyết trước khi mùa giải 2015 khởi tranh. Tuy nhiên cho đến giờ này, nghĩa là đã trễ hơn 3 tháng, các cầu thủ vẫn chưa nhận được cắc nào.
"Chúng tôi mang thắc mắc này lên gặp lãnh đạo thì được trả lời rằng tiền nợ này là do đơn vị quản lý đội bóng trước đây là Công ty TNHH bóng đá Đồng Tháp nợ nên sẽ do công ty này giải quyết và chi trả. Chúng tôi không chấp nhận với cách giải thích này. Bởi Công ty TNHH bóng đá Đồng Tháp có còn nữa đâu mà trả, trong khi hiện giờ chúng tôi thuộc quyền quản lý của Công ty cổ phần phát triển bóng đá Đồng Tháp. Thế nên, nếu lãnh đạo không làm việc một cách dứt khoát, rõ ràng và thấu đáo, chúng tôi sẽ nhờ luật sư can thiệp. Bởi đấy là tiền mồ hôi nước mắt của chúng tôi..." - tiền vệ Duy Khanh - một trong những cầu thủ bị nợ - bức xúc.
Về vấn đề này, Phó GĐĐH CLB Đồng Tháp - Vương Thanh Trung - cho biết: "Đúng là chúng tôi đang nợ các cầu thủ gần 2 tỉ đồng, trong đó bao gồm tiền lương, thưởng, lót tay... Tuy nhiên, để xử lý vấn đề này là không hề đơn giản chút nào. Bởi theo thỏa thuận khi chuyển giao đội bóng, đơn vị quản lý đội trước đây là Công ty TNHH bóng đá Đồng Tháp là nơi chi trả. Song, cái khổ ở đây là đơn vị này đã tuyên bố phá sản, nên phải qua nhiều khâu mới có thể xử lý được.
Nói chung là tình hình phức tạp lắm, nhưng CLB và sở, cũng như lãnh đạo tỉnh đang tích cực tìm hướng tháo gỡ. Bởi chúng tôi biết, vấn đề này mà không được giải quyết một cách rốt ráo thì đội bóng sẽ chịu thiệt, vì chắc chắn một điều, các cầu thủ sẽ không thể nào tập luyện và thi đấu một cách bình thường khi tồn tại những lấn cấn này trong đầu.
Với cương vị của mình và cũng là người trực tiếp đại diện cho các cầu thủ đi giải quyết chuyện này với các cơ quan chức năng, tôi khuyên các cầu thủ hãy yên tâm, không sợ mất đâu. Bởi lãnh đạo tỉnh đã chỉ đạo rồi, bằng mọi giá phải giải quyết. Theo như thông tin mà tôi được biết, hiện thủ tục còn vướng chỗ vấn đề thuế má nữa thôi là xong xuôi mọi việc...".
Theo Laodong
Dân phe đánh nhau giành vé xem Công Phượng Sáng 20/1, dân phe lộng hành trước khu vực bán vé ở SVĐ Lạch Tray. Cảnh tranh giành mua vé, lôi kéo người mua rồi sau đó dẫn tới ẩu đả đã xảy ra trước trận Hải Phòng gặp HAGL. Khoảng 8h sáng nay (20/1), BTC sân Lạch Tray tiếp tục mở bán vé xem trận đấu giữa Hải Phòng gặp HAGL tới...