VKS nêu bằng chứng ông Đinh La Thăng gặp gỡ Út ‘Trọc’
VKS đọc lời khai của các nguyên thư ký và thư ký của ông Đinh La Thăng, họ đều khẳng định nhìn thấy Út “Trọc” nhiều lần đến văn phòng của ông Thăng để làm việc.
Khoảng 16h30 chiều 19/12, đại diện Viện KSND TP.HCM dành hơn 1 giờ để đối đáp lại các quan điểm bào chữa của các luật sư và bị cáo trong vụ tổ chức đấu thầu bán quyền thu phí cao tốc TP.HCM – Trung Lương.
Đối với hành vi của ông Đinh La Thăng, VKS giữ nguyên cáo buộc bị cáo phải chịu trách nhiệm chính trong vụ án. Bởi hành vi của cựu Bộ trưởng GTVT là tiền đề dẫn đến hậu quả Đinh Ngọc Hệ chỉ đạo các bị cáo khác thực hiện loạt hành vi gian dối, gây thiệt hại 725 tỷ đồng.
Bị cáo Đinh La Thăng bị VKS đề nghị 10-11 năm tù. Ảnh: Duy Hiệu.
Về mối quan hệ giữa ông Thăng và Út “Trọc”, cơ quan công tố chỉ ra lời khai của những nhân chứng và một số bị cáo trong vụ án chứng minh hai người có quen biết, gặp gỡ và trao đổi.
Theo đó, ông Thăng từng khai quen biết Hệ vào khoảng năm 2012-2013, sau đó có một số lần Hệ lên gặp cựu bộ trưởng tại văn phòng của Bộ GTVT. Khi biết Hệ làm ở Công ty Thái Sơn thuộc Bộ Quốc phòng, bị cáo Thăng và Hệ đã có điện thoại liên lạc.
VKS cũng đọc tại tòa lời khai của các nguyên thư ký và thư ký của ông Đinh La Thăng. Tất cả đều khẳng định nhìn thấy Út “Trọc” nhiều lần đến văn phòng của ông Thăng để làm việc. Tuy nhiên, họ không biết nội dung các cuộc trao đổi. Riêng nguyên thư ký Nguyễn Xuân Ảnh khai được nghe ông Thăng cho biết Đinh Ngọc Hệ là người quen thân của một người trong Bộ Quốc Phòng.
Ngoài ra, nguyên Thứ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Hồng Trường cũng khai Út “Trọc” nhiều lần lên phòng làm việc của ông Đinh La Thăng và nhiều người trong bộ này biết mối quan hệ giữa hai người đó. Tại tòa, bị cáo Dương Tuấn Minh (Tổng giám đốc Tổng công ty Cửu Long) cũng khẳng định ông Thăng gọi điện cho bị cáo để giới thiệu Đinh Ngọc Hệ tiếp cận các dự án của Tổng công ty Cửu Long, đốc thúc Minh bố trí thời gian gặp gỡ.
VKS đánh giá lời khai của Minh có căn cứ. Cơ quan điều tra cũng đã tiến hành kiểm tra cuộc gọi đi của ông Thăng và Minh.
“Tất cả lời khai là cơ sở xác định bị cáo Đinh La Thăng đã giới thiệu Hệ tiếp xúc với Dương Tuấn Minh tham gia dự án của Công ty Cửu Long, trong đó có dự án chuyển giao quyền thu phí” , cơ quan công tố đối đáp.
Đại diện VKS tranh luận. Ảnh: Duy Hiệu.
Về vị trí, vai trò của cựu Bộ trưởng Đinh La Thăng, tại tòa, bị cáo khai chỉ ký 2 văn bản và 1 bút phê liên quan đến dự án bán quyền thu phí. Song, VKS cho rằng các tài liệu điều tra có đủ cơ sở xác đinh ông Thăng có nhận được các văn bản từ khi triển khai dự án bán quyền thu phí đến khi quản lý hợp đồng. Bởi văn bản chuẩn bị bước vào xây dựng đề án chuyển giao quyền thu phí khi chuyển tới có ghi gửi bộ trưởng để báo cáo.
Đến khi Công ty Yên Khánh của Út “Trọc” vi phạm hợp đồng, chậm thanh toán, ông Đinh La Thăng cũng đã nhận được một công văn của Dương Tuấn Minh ký, công văn của Nguyễn Hồng Trường và các thông báo kết luận của ông Nguyễn Văn Thể (khi đó là Thứ trưởng Bộ GTVT).
“Từ giai đoạn đầu khi có chủ trương, bị cáo Đinh La Thăng có thể không biết hết toàn bộ văn bản nhưng đã nắm được quá trình chuyển giao triển khai quyền thu phí. VKS đánh giá các căn cứ được thu thập khách quan. Do đó, VKS truy tố và kết luận bị cáo Thăng phải chịu trách nhiệm chính trong việc gây thất thoái 725 tỷ là cơ cơ sở”, đại diện cơ quan công tố khẳng định lại việc truy tố ông cựu Bộ trưởng Bộ GTVT là đúng người, đúng tội.
Ông Đinh La Thăng bị đề nghị 10-11 năm tù
VKSND nhận định ông Thăng đã giới thiệu Út "Trọc" tiếp cận có chủ đích ngay từ khâu đấu giá quyền thu phí cao tốc Trung Lương, giúp Hệ có điều kiện gian dối, chiếm đoạt tài sản.
Sáng 18/12, VKSND TP.HCM luận tội cựu Bộ trưởng Bộ GTVT Đinh La Thăng, Đinh Ngọc Hệ (Út "Trọc") và 18 bị cáo trong vụ đấu thầu thu phí tuyến cao tốc TP.HCM - Trung Lương.
Cơ quan tố tụng khẳng định vụ án này minh chứng cho lợi ích nhóm, lợi ích tiêu cực ảnh hưởng đến nguồn lực đất nước, giảm sút niềm tin của nhân dân với Đảng, Nhà nước. Việc đưa các bị cáo ra xét xử thể hiện quyết tâm của Nhà nước trong việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật.
'Vụ cao tốc TP.HCM - Trung Lương là minh chứng cho lợi ích nhóm'
Kiểm sát viên nhận định dự án cao tốc TP.HCM -Trung Lương là một trong những công trình thực hiện chủ trương xây dựng công trình giao thông trọng điểm của Nhà nước. Quá trình thực hiện dự án, một bộ phận cán bộ trong cơ quan Nhà nước đã lợi dụng vị trí công tác trong việc phân công nhiệm vụ để gây thiệt hại nghiêm trọng đến tài sản Nhà nước.
Theo VKSND TP.HCM, dự án này hình thành từ vốn ngân sách Nhà nước. Vì vậy bán quyền thu phí là bán tài sản Nhà nước. Ông Đinh La Thăng được Bộ GTVT giao tổ chức xây dựng đề án bán quyền thu phí. Tuy nhiên, do mối quan hệ từ trước, ông Thăng đã giới thiệu Đinh Ngọc Hệ tham gia đấu giá để làm thiệt hại tài sản của Nhà nước.
Bị cáo Đinh La Thăng được cảnh sát dẫn giải đến tòa sáng 18/12. Ảnh: Duy Hiệu.
Với cương vị là Bộ trưởng GTVT, được Nhà nước giao quản lý xây dựng quyền thu phí cao tốc, bị cáo nhận thức rõ là tài sản Nhà nước cần tìm đối tác để tối ưu hóa quyền thu phí để thu lại tài sản cho Nhà nước đã bỏ ra đầu tư. Tuy nhiên, sau khi có đề án, ông Thăng đã giới thiệu Đinh Ngọc Hệ tiếp cận có chủ đích ngay từ khâu đấu giá bán quyền thu phí, để Hệ có điều kiện gian dối, chiếm đoạt tài sản.
Cơ quan tố tụng nhận định ông Đinh La Thăng đã dùng chức vụ của mình gây áp lực để cán bộ dưới quyền tạo điều kiện cho Đinh Ngọc Hệ trúng thầu dự án. VKS cho rằng ông Thăng không chỉ dừng lại ở hành vi tạo điều kiện cho Đinh Ngọc Hệ trúng đấu giá, mà khi phát hiện việc công ty của Út "Trọc" chậm thanh toán, ông Thăng cũng không chỉ đạo xử lý.
Tại tòa, cựu Bộ trưởng Đinh La Thăng không thừa nhận đã giới thiệu và tác động để Hệ tham gia đấu giá mà giao cựu Thứ trưởng Nguyễn Hồng Trường trực tiếp chỉ đạo. Tuy nhiên, căn cứ hồ sơ vụ án, VKS cho biết có đủ cơ sở kết luận ông Đinh La Thăng phải chịu trách nhiệm chính, dẫn tới gây hậu quả thất thoát tài sản Nhà nước. Việc quy kết bị cáo về tội danh Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản của Nhà nước gây thất thoát tài sản Nhà nước là đúng người, đúng tội.
Xét quá trình công tác, ông Thăng có nhiều huy chương, bằng khen nên VKS đề nghị tòa giảm nhẹ một phần hình phạt. Cơ quan công tố đề nghị tuyên phạt ông Đinh La Thăng 10-11 năm tù về tội Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí và miễn hình phạt bổ sung với bị cáo.
VKS đánh giá bị cáo Đinh Ngọc Hệ ngoan cố, phủ nhận hành vi phạm tội. Ảnh: Duy Hiệu.
Đinh Ngọc Hệ bị đề nghị tù chung thân
Với bị cáo Nguyễn Hồng Trường, VKSND TP.HCM nhận định bị cáo là người chịu trách nhiệm xuyên suốt quá trình xây dựng đề án bán quyền thu phí. Là Thứ trưởng Bộ GTVT, bị cáo phải có trách nhiệm cùng với bị cáo Đinh La Thăng quản lý tài sản Nhà nước.
Tuy nhiên, vì nể nang, ông Nguyễn Hồng Trường đã có những quyết định trái pháp luật, dẫn tới hậu quả thiệt hại 725 tỷ đồng cho Nhà nước. Cựu thứ trưởng bị đề nghị mức án 6-7 năm tù.
Còn bị cáo Đinh Ngọc Hệ, tại cơ quan điều tra và tại tòa, bị cáo ngoan cố, phủ nhận việc chiếm đoạt tài sản. Nhưng dựa vào lời khai của các bị cáo tại tòa đã thể hiện động cơ, mục đích của Hệ khi chỉ đạo làm giả hồ sơ tài chính để tham gia đấu giá, chỉ đạo dùng phần mềm can thiệp vào hệ thống thu phí...
VKS nhận thấy có đủ cơ sở xác định bị cáo Hệ là chủ mưu chỉ đạo, thực hiện hành vi phạm tội với thủ đoạn tinh vi để chiếm đoạt hơn 725 tỷ của Nhà nước. Việc truy tố bị cáo về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản là đúng pháp luật.
Đinh Ngọc Hệ có tình tiết tăng nặng là dùng thủ đoạn tinh vi, không được áp dụng tình tiết giảm nhẹ. Về nhân thân, Hệ đã lĩnh 12 năm tù trong 2 bản án nên cần áp dụng hình phạt nghiêm khắc.
VKSND đề nghị tòa sơ thẩm tuyên Đinh Ngọc Hệ chung thân về tội Lừa đảo chiếm đoạt tài sản, 13-14 năm tù về tội Lợi dụng chức vụ, quyền hạn gây ảnh hưởng đối với người khác để trục lợi. Tổng hợp hình phạt là chung thân.
Đối với các bị cáo còn lại, kiểm sát viên khẳng định việc truy tố các bị cáo là đúng người, đúng tội. Tại tòa, các bị cáo đã thành khẩn khai báo, thừa nhận hành vi phạm tội. Do đó, VKS đề nghị HĐXX xem xét trong quá trình lượng hình.
VKS hỏi về 22 cuộc gọi giữa ông Đinh La Thăng và Út 'Trọc'
Tại tòa, ông Thăng khẳng định mối quan hệ với Út "Trọc" không có gì đặc biệt. Việc hai bên gọi cho nhau 22 lần cũng là chuyện bình thường.
Bị cáo Đinh La Thăng nói ở trong tù mới biết hồ sơ Công ty Yên Khánh bị làm giả Tại phiên tòa chiều 17/12, bị cáo Đinh La Thăng khai khi ở trong tù, làm việc với Cơ quan cảnh sát điều tra mới biết hồ sơ của Công ty Yên Khánh làm giả để tham gia đấu giá mua quyền thu phí cao tốc TP.HCM - Trung Lương. Chiều 17/12, TAND TP.HCM tiếp tục phiên tòa xét xử vụ sai phạm...