VKS bồi thường oan 271 triệu đồng cho anh thợ sửa xe ở Cần Giờ
Anh Minh đóng góp 5 triệu đồng vào quỹ xã hội của báo Pháp Luật TP.HCM để hỗ trợ cho những người nghèo vượt qua khó khăn.
Chiều 1-9, anh Trần Hoàng Minh, 32 tuổi, ngụ huyện Cần Giờ, TP.HCM cho biết anh đã nhận được số tiền đòi bồi thường oan do VKSND huyện Cần Giờ chi trả.
Anh Minh gửi lời cám ơn báo Pháp Luật TP.HCM đã đồng hành và góp phần giúp cho cơ quan thẩm quyền xem lại quyết định và chính thức minh định anh bị oan. Anh Minh đã đóng góp 5 triệu đồng vào quỹ xã hội của báo để góp phần hỗ trợ cho những người nghèo vượt qua lúc ngặt.
Tại xã Bình Khánh, huyện Cần Giờ, anh Minh là một thợ sửa xe cần mẫn. Tháng 9-2013, khi anh đang có một gia đình ấm êm cùng vợ và đứa con nhỏ thì giông bão ập đến. Cuộc sống bị đảo lộn bởi những ngày đi tới đi lui trả lời những câu hỏi của công an về một vụ trộm xảy ra ở trong xã.
Trong hơn hai năm vướng vòng lao lý, mang thân phận bị can bị cáo thì anh Minh có hơn hai tháng bị tạm giam. Sáu năm sau khi biến cố này anh Minh được xin lỗi vào tháng 4-2019.
Số tiền 271 triệu đồng bồi thường oan mà anh vừa nhận bao gồm các khoản: Tổn thất tinh thần, thu nhập thực tế bị mất, thu nhập thực tế bị giảm sút, chi phí gia đình thăm nuôi, chi phí thuê đất để kinh doanh phải trả trong thời gian tạm ngưng hoạt động.
Buổi xin lỗi anh Minh (ngồi giữa) do viện trưởng VKSND huyện Cần Giờ chủ trì hồi tháng 4-2019. Ảnh: HOÀNG GIANG
Được gia đình Minh mời, luật sư Đoàn Văn Thành, Đoàn Luật sư TP.HCM, đi tìm các mảnh ghép để hoàn chỉnh bức tranh sự thật. Luật sư tìm gặp nhân chứng, người biết sự việc là cậu bé phụ việc cho anh Minh, những khách sửa xe vào buổi sáng xảy ra vụ án để làm chứng.
Luật sư Thành đã chứng minh cho các cơ quan tố tụng thấy thời gian ngoại phạm của anh Minh. Trong vòng hai tiếng đồng hồ, anh Minh không thể thực hiện một chuỗi hành vi như đi ăn sáng, thủ theo cây nạy lốp, ngang qua nhà, biết chủ vắng nhà, đột nhập và bình tĩnh đi cạy tủ, đi lựa ba lô bỏ laptop vào, lật nệm tìm tiền… Tuy nhiên, VKS huyện vẫn ra cáo trạng truy tố Minh.
Luật sư Thành (đứng) trong buổi xin lỗi anh Minh. Ảnh: HOÀNG GIANG
Video đang HOT
Tháng 3-2014, vụ án được đưa ra xét xử. Xét thấy thời gian thực tế để thực hiện hành vi dài hơn thời gian mà cáo trạng quy kết, đồng thời để làm rõ dấu hiệu bức cung nhục hình qua lời khai nhân chứng phụ việc cho Minh nên tòa đã trả hồ sơ để điều tra bổ sung.
Vụ án rơi vào im lặng cho đến hơn chín tháng sau thì được đình chỉ vì “hành vi phạm tội không còn nguy hiểm”. Khi anh Minh nhận được quyết định đình chỉ và thực hiện việc khiếu nại thì đã hết thời hiệu.
Ngay sau khi Pháp Luật TP.HCM phản ánh ý kiến của VKSND TP.HCM thì VKSND huyện Cần Giờ đã phải báo cáo, đồng thời chấp hành chỉ đạo “làm đúng pháp luật”. Cuối cùng VKS huyện thừa nhận đã làm oan Minh bằng việc “đính chính” quyết định đình chỉ. Anh Minh chính thức vô tội, còn viện trưởng Cần Giờ khi đó phải thốt lên rằng “đã có bài học xương máu”.
PHƯƠNG LOAN
Theo PLO
Một thanh niên Hà Tĩnh 'vô tình' vào tù vì... thiếu hiểu biết pháp luật!
Nhìn ánh mắt vô hồn của bị cáo khi nghe Hội đồng xét xử TAND huyện Vũ Quang (Hà Tĩnh) tuyên án trong phiên xét xử tội 'Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ', tôi không thôi day dứt.
Mọi hành vi vi phạm pháp luật đều phải trả giá nhưng cái giá của hành vi phạm tội do thiếu hiểu biết, do sợ hãi khiến nhiều người dự khán ám ảnh, xót xa.
Đói nghèo, thiếu kiến thức pháp lý đã khiến Trần Xuân Biên vướng vào vòng lao lý
Vụ án bắt đầu từ buổi chiều 22/2/2019, Trần Xuân Biên (SN 1983, trú tại xã Hương Điền, huyện Vũ Quang) đang chơi ở nhà bạn (xã Hương Điền) thì vợ gọi điện báo con bò - thứ tài sản duy nhất có giá trị của gia đình chưa về chuồng.
Mặc dù trời mưa và tối nhưng nghe tin, Biên tức tốc khoác áo mưa chạy xe máy về nhà.
Số phận run rủi, khi Biên đi đến khu vực cầu Ngàn Trươi, thuộc tổ dân phố 1, thị trấn Vũ Quang thì cũng là lúc ông Ngô Th. đi bộ cùng chiều giữa lòng đường.
Đêm tối, trời mưa, lại đang phân tâm nghĩ đến con bò chưa về chuồng, đến gần sát thì Biên mới nhận ta ông Th.
Hoảng hốt, Biên lách xe tránh. Thế nhưng, do khoảng cách quá gần, cú "bẻ lái" đột ngột vẫn không thể giúp Biên tránh.
Ông Th. bị xe máy của Biên đâm ngã xuống đường, tử vong sau đó.
Sau cú va chạm, xe máy mất lái, chính Biên cũng bị ngã xuống đường cách đó 10m. Gượng đau, Biên đi ngược lại phía ông Th. thì phát hiện ông đã bất tỉnh.
Nỗi sợ lấn át ý chí, Biên vội lên xe chạy về Trạm y tế xã Hương Điền để khâu và băng bó vết thương rồi về trang trại của 1 người cùng thôn để ngủ.
Sáng hôm sau, khi cơn bấn loạn đã qua, Biên đã đến Công an huyện Vũ Quang để đầu thú và khai báo hành vi phạm tội của mình.
Đến lúc này, bị cáo Biên mới thấu hiểu: "Cứu giúp người bị nạn" là nghĩa vụ đã được pháp luật quy định.
Nghe bản cáo trạng được vị đại diện Viện KSND huyện Vũ Quang công bố, có thực sự thấu hiểu hoàn cảnh và bản chất con người Biên mới thấy hết diễn biến tâm lý của bị cáo trong cái thời khắc gây ra vụ án oan uổng hôm đó.
Đêm tối, trời mưa và lỗi của ông Th. khi đi bộ giữa lòng đường đã khiến Biên gây ra tai nạn. Thế nhưng, hành vi không cứu giúp người bị nạn - tình tiết tăng nặng của vụ án lại xuất phát từ sợ hãi.
Lúc đó, Biên thực sự bấn loạn, sợ con bò thất lạc, sợ gây tai nạn lấy tiền đâu mà bồi thường khi gia đình thuộc diện hộ nghèo "thâm niên", sợ phải chăm người bị nạn khi mà chính Biên đang là trụ cột trong cái gia đình có vợ là người khuyết tật cùng 3 đứa con nhỏ.
Tất cả nỗi sợ hãi đó xuất phát từ sự đói nghèo, thiếu kiến thức của người đàn ông miền sơn cước. Khi vụ việc xảy ra, với trình độ học vấn 6/12, quanh năm "chạy đói" cho cả gia đình, Biên có bao giờ được tiếp xúc với sách báo, với truyền thông để biết rằng, "cứu giúp người bị nạn" là nghĩa vụ đã được pháp luật quy định.
Làm sao Biên có thể biết, hành vi bỏ mặc nạn nhân là tình tiết tăng nặng để bây giờ đây, bị cáo phải đối mặt với án phạt tù.
Tại phiên tòa, khi HĐXX giải thích về nghĩa vụ "cứu giúp người bị nạn", Biên thẫn thờ không hiểu. Biên biết đó là việc cần làm, là lương tri nhưng không biết đó là nghĩa vụ phải thực hiện theo luật định.
Có lẽ, cái tăm tối, thiếu hiểu biết này đã giải thích cho hành vi phạm tội của Biên và được những người tham gia phiên tòa đồng cảm.
Trước tòa, chính gia đình bị hại cũng đã xin giảm án cho bị cáo Biên.
Được tại ngoại chờ xét xử phúc thẩm, Biên tranh thủ đi làm nghề thợ sơn để mong "kiếm thêm ít đồng bỏ đó cho vợ con".
Tòa tuyên án, 18 tháng tù giam. Đôi mắt Biên thảng thốt nhìn về phía vợ - người đàn bà rúm ró, nhỏ bé ngồi dưới phòng xét xử.
Đói nghèo, ít học, thiếu hiểu biết pháp luật rồi vi phạm pháp luật. Và, đói nghèo lại càng nghèo đói hơn với gia đình Biên. Cái vòng quẩn quanh dễ hiểu. Vì dễ hiểu mà cảm thấy xót xa.
Biên đã làm đơn kháng án và TAND tỉnh sẽ đưa vụ án ra xét xử phúc thẩm. Dẫu biết rằng, tòa án cấp sơ thẩm đã xét xử công tâm, đúng luật nhưng vẫn mong một bản án nhân đạo hơn sẽ được tòa cấp tỉnh xem xét cho Biên. Đó cũng là tiền đề, là cơ hội cho Biên trụ vững trong cái gia đình luôn bị bao bọc bởi đói nghèo, để cho cái vòng luẩn quẩn của chính bị cáo được gỡ bỏ.
Trần Vương
Theo baohatinh
Đòi lại xe đạp trị giá 200 nghìn đồng tặng bạn gái, người đàn ông bị kết án 6 năm tù Sau khi bị kết án 6 năm tù chỉ vì đòi lại chiếc xe đạp trị giá 200 nghìn đồng tặng bạn gái, ông Mừng gửi đơn kêu oan để được bồi thường và trả lại danh dự. Mới đây, ông Trần Văn Mừng (SN 1959, trú tại phường Thanh Trì, quận Hoàng Mai, Hà Nội) gửi đơn kêu oan đến các cơ...