VK601: xe thiết giáp nhảy dù đầu tiên của thế giới
VK601 là xe thiết giáp đổ bộ đường không (nhảy dù từ máy bay) đầu tiên trên thế giới được phát triển bởi Đức quốc xã trong chiến tranh thế giới thứ 2.
Giữa năm 1939, Đức quốc xã đã quyết định phát triển một chiếc xe tăng hạng nhẹ phục vụ cho nhiệm vụ trinh sát cũng như hỗ trợ tác chiến cho lính dù. Các nhà thiết kế đã phát triển một ý tưởng khá táo bạo là thiết kế xe tăng hạng nhẹ mới với khả năng vận chuyển ra chiến trường bằng máy bay vận tải. Một ý tưởng chưa từng có trước đó.
Nếu ý tưởng thiết kế thành công sẽ cho phép quân đội Đức quốc xã triển khai năng lực tấn công đổ bộ đường không bằng xe tăng hạng nhẹ ra chiến trường một cách nhanh chóng. Để đảm bảo tính thành công của dự án, 2 công ty chế tạo vũ khí hàng đầu của Đức quốc xã là Daimler-Benz và Krauss-Maffei đã được huy động tham gia vào dự án.
Xe thiết giáp đổ bộ đường không VK601.
Daimler-Benz đảm nhận việc thiết kế thân xe và tháp pháo, còn Krauss-Maffei phát triển bộ khung và hệ thống động lực. Vào giữa năm 1942, mẫu xe tăng hạng nhẹ VK601 (Pz Kpfw I Ausf C) mới đã được phát triển thành công. Mặc dù lúc đó Đức gọi đây là xe tăng hạng nhẹ nhưng đây là tiền đề cho sự phát triển của các loại xe thiết giáp đổ bộ đường không về sau.
VK601 có chiều dài 4,1m, rộng 1,92m, cao 1,94m, khối lượng chiến đấu 8 tấn, ê kíp chiến đấu 2 người. Xe được trang bị súng trường chống tăng bán tự động EW-141 7,92mm. Đây là loại súng trường chống tăng có “1-0-2″ tại thời đó. Súng có chiều dài nòng khoảng 1.085mm, súng bắn đạn xuyên giáp lõi vonfram với sơ tốc đầu nòng lên đến 1.170 m/s. Cơ số đạn xuyên giáp mang theo là 94 viên.
Xe còn được trang bị súng máy MG-34 7,92mm để tiêu diệt bộ binh, cơ số đạn mang theo 2.100 viên. Hai khẩu súng này được thiết kế đặt song song nhau trên tháp pháo. Tháp pháo của xe tăng hạng nhẹ VK601 được trang bị tới 8 kính tiềm vọng giúp quan sát xung quanh tốt hơn. Ngoài ra, pháo thủ còn được trang bị kính ngắm TZF-10 sử dụng cho việc khai hỏa tiêu diệt mục tiêu.
VK601 còn được trang bị hệ thống liên lạc vô tuyến mới cho phép thực hiện các hoạt động trao đổi thông tin giữa các xe trong phạm vi 3km.
VK601 trang bị súng chống tăng và súng máy, khá trùng hợp khi xe thiết giáp đổ bộ đường không hiện đại cũng trang bị vũ khí như vậy với hỏa lực diệt tăng (tất nhiên là mạnh hơn).
Video đang HOT
Phía trước xe được bọc giáp dày 30mm, 2 bên tháp pháo dày 20mm, phía trước tháp pháo dày 30mm, phía sau và dưới dáy xe bọc giáp dày 10mm. VK601 được trang bị động cơ diesel HL45P công suất 150 mã lực. Hệ thống động lực này có thể giúp xe đạt tốc độ tối đa tới 80km/h. Phạm vi hoạt động với nhiên liệu nội bộ là 300km.
VK601 tham chiến lần đầu vào năm 1943 tại chiến trường Nga. Sự ra đời của VK601 đã tạo ra một bước ngoặt mới trong việc phát triển các phương tiện trinh sát bọc thép về sau. Rõ ràng vai trò của một chiếc xe trinh sát bọc thép là rất quan trọng đối với lực lượng mặt đất. VK601 cũng là người khai sáng dòng xe thiết giáp đổ bộ đường không về sau.
Tuy nhiên, trên chiến trường VK601 lại dùng sai cách.
Mặc dù sự ra đời của VK601 đã mang lại cho quân đội Đức quốc xã khả năng đổ bộ đường không hạng nặng nhưng họ đã sử dụng VK601 vào một chiến thuật không hợp lý nên xe tăng hạng nhẹ này đã không phát huy được vai trò của nó.
Ý tưởng của người Đức sau này đã được các cường quốc trên thế giới thừa hưởng và hoàn thiện nó, điển hình là dòng xe chiến đấu đổ bộ đường không BMD-1/2/3/4 do Liên Xô (Nga) sau này phát triển.
Theo Kiến Thức
Xe thiết giáp BMD-4M giúp lính dù Nga vô địch?
Việc đưa vào trang bị xe thiết giáp BMD-4M giúp lực lượng đổ bộ đường không Nga dễ dàng loại bỏ mọi tuyến phòng thủ của phương Tây.
Thử tưởng tượng một mẫu xe chiến đấu bộ binh có thể được triển khai từ trên không với kíp chiến đấu tiêu chuẩn gồm 5 binh sĩ cùng đầy đủ trang bị và có khả năng sẵn sàng tham chiến ngay sau khi tiếp đất. Đó sẽ là điều không tưởng với bất kỳ lực lượng đổ bộ đường của bất cứ quốc gia nào, nhưng lại hoàn toàn khả thi với mẫu xe thiết giáp đổ bộ đường không BMD-4M của lực lượng đổ bộ đường không của Nga (VDV).
Chính vì lý do đó mà trong chương trình hiện đại hóa quân đội của mình, lực lượng đổ bộ đường không của Nga sẽ được ưu tiên trang bị hàng loạt mẫu xe thiết giáp đổ bộ đường không BMD-4M. Nhằm tăng cường khả năng tác chiến và hổ trợ hỏa lực trên chiến trường của lực lượng này.
Với sức mạnh hỏa lực cùng khả năng cơ động cao, BMD-4M có đủ hạ gục được bất kỳ mẫu xe tăng nào của Phương Tây.
Biến thể xe thiếp giáp đổ bộ đường không BMD-4M được trang hỏa lực mạnh mẽ, khả năng dự trữ đạn dược lớn và có tính cơ động cao, nó có thể dễ dàng áp đảo các đơn vị hậu cần nằm sâu bên trong hậu phương của địch. VDV bắt đầu đưa vào trang bị các mẫu xe thiết giáp đổ bộ đường không từ cuối những năm 1960 và vẫn sử dụng cho đến nay sau nhiều lần thay thế và nâng cấp với nhiều phiên bản khác.
Sau khi được đưa vào trang bị, BMD-4M sẽ thay thế cho các xe thiết giáp BMD-3 đã lỗi thời, đang được trang bị đại trà cho các đơn vị đổ bộ đường không của Quân đội Nga. Hiện đã có tổng cộng 8 chiếc BMD-4M được nhà máy sản xuất tăng-thiết giáp Kurganmashzavod chuyển đến sư đoàn đổ bộ đường không 106. Tại đây những chiếc BMD-4M đều sẽ phải trải qua quá trình thử nghiệm trước khi được đưa vào sử dụng
Những chiếc BMD-4M vượt trội hơn so với ba mẫu xe thiết giáp tiền nhiệm của VDV trước đây (BMD-1/2/3), sức mạnh của chúng không chỉ nằm ở hỏa lực mà còn khả năng tác chiến tuyệt vời ở mọi địa hình chiến trường. Chúng có thể dễ dàng được triển khai từ máy bay vận tải đường không đến mục tiêu chỉ trong vài giờ, với phạm vi hoạt động lên tới 500km mà không cần tiếp nhiên liệu. Thậm chí, có nhiều đánh giá cho rằng BMD-4M có thể chọc thủng tuyến phòng thủ mặt đất của các nước Phương Tây chỉ sau vài giờ được triển khai.
BMD-4M được đánh giá sẽ là nắm đấm chủ lực của lính dù Nga trong tương lai.
Giống như hầu hết các mẫu xe thiết giáp đổ bộ đường không của Nga, BMD-4M đều sở hữu khả năng vượt chướng ngại vật và lội nước khá tốt mà không cần trang bị gì thêm. Bên cạnh đó, nó còn có khả năng di chuyển dưới nước với tốc độ đa lên tới 10km/h.
Thiết kế trưởng của BMD-4M - Sergey Salnikov cho biết, nhờ được trang bị hệ thống pháo chính mới mà phạm vi tấn công của BMD-4M đã tăng lên đến 7km. Nó có thể dễ dàng tiêu diệt lực lượng tăng thiết giáp đối phương cũng như các công trình quân sự kiên cố ở khoảng cách an toàn.
Vũ khí chính của BMD-4M gồm một pháo chính 2A70 cỡ nòng 100mm cùng một pháo tự động đồng trục 2A72 30mm. 2A70 còn được tích hợp hệ thống nạp đạn tự động có tốc độ bắn từ 10-12 phát/phút cùng với thiết bị quan sát ảnh nhiệt, nhằm giúp giảm bớt công việc cho kíp chiến đấu bên trong xe.
Đặc biệt, pháo 2A70 được tích hợp thêm khả năng phóng tên lửa chống tăng dẫn đường bằng laser 9m117M1 Arkan với tầm bắn lên tới 5,5km. Ngoài ra nó còn được trang bị nhiều loại vũ khí bộ binh khác như súng phóng lựu tự động 30mm, đại liên 7,62mm.
Vượt mọi địa hình
Hệ thống lái của BMD-4M được đánh giá là khá đơn giản và dễ điều khiển, điều này giúp rút ngắn thời gian huấn luyện mẫu xe này. BMD-4M còn được trang bị hộp số tự động đi kèm với đó là hệ thống treo cân bằng để có thể di chuyển ổn định trên các mặt địa hình khác nhau.
Tuy có trọng lượng 13,5 tấn nhưng những chiếc BMD-4M vẫn có khả năng vượt địa hình tuyệt vời, nhờ được trang bị hệ thống động cơ mạnh mẽ.
Đại tá Vladimir Shamanov - Chỉ huy một đơn vị đổ bộ đường không quân của Quân đội Nga sau khi lái thử BMD-4M cho biết, các mẫu xe đổ bộ đường không trước đây của Quân đội Nga như BMD-1, BMD-2 thường có quá trình khởi động máy khá lâu. Trong khi đó BMD-4M lại thực hiện công việc trên một cách đơn giản, bên cạnh đó BMD-4M lại dễ điều khiển và có độ tin cậy cao hơn các mẫu xe cũ.
Nhờ thiết kế đó mà những chiếc BMD-4M vừa có thể vượt qua các chướng ngại vật có độ dốc lớn, mà vẫn tiếp tục duy trì tình trạng tác chiến trong suốt quá trình di chuyển mà không cần dừng lại. BMD-4M được trang bị động cơ diesel UTD-29 có công suất 500 mã lực, có tốc độ di chuyển tối đa trên đường trường là 70km/h và 10km/h khi di chuyển dưới nước.
Người Pháp cũng đã từng cố gắng phát triển một mẫu xe thiết giáp có thể triển khai từ trên không, tương tự như các phiên bản BMD của Nga. Tuy nhiên trong quá trình tham gia thử nghiệm đã xảy ra một sự cố nghiêm trọng, khiến toàn bộ tình nguyện viên tham gia chương trình trên đều thiệt mạng. Sau đó Pháp đã cho ngừng hoàn toàn chương trình phát triển xe thiết giáp đổ bộ đường không trên và hiện tại ở Châu Âu không có bất cứ quốc gia nào sở hữu các mẫu xe thiết giáp đổ bộ đường không tương tự như BMD-4M của Nga.
Viktor Pechenkin - Phó viện trưởng thiết kế của Nhà máy sản xuất Kurgan cho hay, hiện tại chỉ có duy nhất một quốc gia là Trung Quốc đang cố gắng phát triển một mẫu xe thiết giáp đổ bộ đường không. Nhưng nó có thiết kế gần giống với mẫu xe thiết giáp BMD-2 đã lỗi thời của Nga.
Trong ảnh là một chiếc BMD-4M được thả từ trên không. Đi kèm với nó là một số lượng lớn dù hãm tốc.
Quá trình kiểm tra nghiêm ngặt
Mặc dù được đánh giá khá cao nhưng BMD-4M vẫn có những vấn đề của riêng nó, điểm đầu tiên là mẫu xe thiết giáp này có trọng lượng khá lớn 13,5 tấn nếu như so với BMD-2 chỉ có 8 tấn. Một chiếc Il-76 trong một lúc chỉ có thể vận chuyển 2 chiếc BMD-4M, đó chưa kể tới số lượng binh sĩ cùng trang bị và hệ thống dù đi kèm.
Hiện tại những chiếc BMD-4M được chuyển giao cho Quân đội Nga mới chỉ hoàn thành được 51% quy trình kiểm tra cơ bản. Con số trên tuy có thể chấp nhận được nhưng để có thể bảo đảm độ an toàn trong mỗi chuyến bay, VDV vẫn yêu cầu thực hiện kiểm tra toàn bộ những BMD-4M mới được trang bị và phải được kiểm tra với nhiều loại máy bay vận tải khác nhau.
Theo Kiến Thức
10 lính dù Nga về nước trong cuộc hoán đổi binh sỹ với Ukraine 10 lính dù Nga bị bắt ở Ukraine gần một tuần trước đã trở về nhà sau cuộc trao đổi binh sỹ với Ukraine, báo chí Nga ngày 31/8 cho hay. Các lính dù Nga bị bắt ở Ukraine. 10 lính dù Nga đã được trao cho giới chức Nga tại cửa khẩu biên giới Nekhoteyevka vào sớm ngày 31/8. Đổi lại phía...