VJC tăng kịch trần, VN-Index áp sát mốc 960 điểm
Nhóm cổ phiếu hàng không, vốn chịu nhiều tác động tiêu cực từ Covid-19 đã bứt phá mạnh trong sáng nay, thậm chí VJC, AST tăng kịch trần.
Phiên sáng diễn ra khá tích cực với sắc xanh duy trì xuyên suốt thời gian giao dịch. Đà tăng không chỉ tập trung ở nhóm cổ phiếu lớn mà lan tỏa ra hầu hết các nhóm ngành. Thông tin vắc xin Covid-19 có hiệu quả 90%, cùng kỳ vọng ông Joe Biden trở thành Tổng thống Mỹ có thể giúp kết nối lại một số hiệp định thương mại đã giúp tâm lý giới đầu tư khá hứng khởi.
Nhóm hàng không, một trong những nhóm ngành chịu thiệt hại nặng nề nhất bởi Covid-19 đã hút tiền mạnh trong sáng nay và VJC, AST thậm chí tăng trần.
Dù vậy, một số cổ phiếu lớn sau ít phút hưng phấn đầu phiên hiện đã “hạ nhiệt”, thậm chí VNM, HSG, PNJ, BCM, đảo chiều giảm đã khiến VN-Index chưa thể vượt mốc 960 điểm.
Tạm dừng phiên sáng, chỉ số VN-Index tăng 6,34 điểm (0,67%) lên 958,33 điểm; HNX-Index tăng 0,39% lên 142,16 điểm và UPCom-Index tăng 0,32% lên 64,22 điểm. Thanh khoản thị trường duy trì mức cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt 5.700 tỷ đồng.
Về giao dịch khối ngoại, họ tiếp tục bán ròng trong sáng nay nhưng áp lực đã giảm đáng kể, chỉ còn hơn 100 tỷ đồng. Lực bán tập trung vào các Bluechips như HPG, VNM, CTG, MSN…
=================================
Những phút đầu phiên giao dịch diễn ra khá tích cực với đà tăng lan tỏa trên toàn thị trường. Thông tin vắc xin Covid-19 tại Mỹ có hiệu quả trên 90% đã tác động mạnh tới tâm lý giới đầu tư. Nhóm cổ phiếu hàng không, vốn chịu nhiều tác động tiêu cực từ Covid-19 đã bứt phá mạnh trong sáng nay, thậm chí VJC, AST tăng kịch trần.
Nhóm dầu khí cũng thu hút dòng tiền khá tốt trong bối cảnh giá dầu thế giới bứt phá mạnh đêm qua. Nhiều cổ phiếu như PVD, PVS, PVT, PVB, GAS đang tăng khá mạnh.
Video đang HOT
Tương tự, các cổ phiếu thủy sản, dệt may cũng tăng điểm với kỳ vọng dịch Covid-19 sớm được kiềm chế. Bên cạnh đó, việc ông Joe Biden trở thành tổng thống Mỹ cũng được kỳ vọng sẽ ít phản đối toàn cầu hóa hơn, qua đó tác động tích cực tới các nhóm ngành xuất khẩu như dệt may, thủy sản.
Nhóm Khu công nghiệp, cao su cũng giao dịch khá sôi động với nhiều mã tăng như NTC, PHR, GVR, SIP, D2D…
Với nhóm Bluechips, nhiều cổ phiếu như BVH, CTG, FPT, GAS, HPG, MSN, VCB, HVN, PLX, VRE, MWG…cũng đồng loạt tăng điểm giúp sắc xanh thị trường được củng cố vững chắc.
Tại thời điểm 10h, chỉ số VN-Index tăng 7,73 điểm (0,81%) lên 959,72 điểm, đây cũng là vùng điểm VN-Index vào thời điểm đầu năm 2020. Tương tự, chỉ số HNX-Index tăng 0,62 điểm (0,44%) lên 142,23 điểm; UPCom-Index tăng 0,5% lên 64,34 điểm. Thanh khoản toàn thị trường ở mức khá cao với giá trị giao dịch 3 sàn đạt gần 3.000 tỷ đồng.
Khối ngoại hiện bán ròng gần 30 tỷ đồng trên HoSE, lực bán tập trung vào CTG, VNM, HPG, MSN…
========================================
Trong đêm qua, TTCK Mỹ đã bứt phá mạnh sau thông tin Pfizer, BioNTech cho biết vắc xin chống Covid-19 của họ hiệu quả tới trên 90%. Chỉ số Dow Jones chốt phiên tăng 834,57 điểm, tương đương 2,95%, đóng cửa ở mức 29.157,97, ghi nhận mức tăng mạnh nhất trong 1 phiên kể từ ngày 5/6. Trước đó trong phiên, chỉ số ngày cũng lần đầu tiên chạm mốc 30.000 điểm khi tăng hơn 1.600 điểm.
Trong nước, TTCK Việt Nam cũng có nhịp bứt phá mạnh trong phiên giao dịch 9/10, trong đó chỉ số VN-Index tăng 13,7 điểm (1,46%) và đóng cửa tại 951,99 điểm.
Công ty quản lý quỹ: Tên mới, hiệu quả có mới?
Nhiều công ty quản lý quỹ đổi tên những mong xóa đi quá khứ thua lỗ, thế nhưng đường về của các công ty này vẫn lắm gian nan.
Ảnh Shutterstock.
Hàng loạt cái tên mới trong ngành quỹ
Bên cạnh những trường hợp bị thu hồi giấy phép, bị xóa sổ hoạt động như Công ty TNHH Quản lý Quỹ ầu tư chứng khoán ông Á, thời gian gần đây, khối công ty quản lý quỹ chứng kiến nhiều công ty "thay tên đổi họ".
Cụ thể, Công ty Quản lý Quỹ đầu tư An Phát được đổi tên thành Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Merlin; Công ty Quản lý quỹ Thăng Long có tên mới là Công ty Quản lý Quỹ FIDES (Việt Nam) và Công ty Quản lý Quỹ Hùng Việt được đổi thành Công ty Quản lý Quỹ KIM Việt Nam...
Có một điểm chung của các công ty quản lý quỹ đổi tên thời gian qua là thua lỗ triền miên. Chẳng hạn, tại Công ty Quản lý Quỹ Hùng Việt, sau khi chủ ngoại (Hàn Quốc) lên nắm quyền và khoác tên mới là Công ty Quản lý quỹ KIM Việt Nam, trong quý I/2020, Công ty vẫn chưa thoát dớp làm ăn thua lỗ.
Quý đầu năm nay, Công ty lỗ 440 triệu đồng, nâng lỗ lũy kế lên hơn 8,6 tỷ đồng, khiến vốn chủ sở hữu càng thêm hẻo, chỉ đạt 28,3 tỷ đồng.
Việc đổi tên, bên cạnh lý do đổi chủ như Hùng Việt hay Công ty Quản lý quỹ Genesis, thì có trường hợp chủ cũ tìm cách đổi tên như muốn thị trường quên đi quá khứ kinh doanh thua lỗ.
Ngày 26/5 vừa qua, Ủy ban Chứng khoán Nhà nước đã có công văn chấp thuận việc đổi tên của Công ty Quản lý Quỹ An Phát thành Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Merlin.
Trước đó, tại ại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của Công ty, 4 cổ đông đại diện cho 100% cổ phiếu có quyền biểu quyết gồm: Hồ Bửu Phương, Thân Ngọc Minh, Nguyễn Tiến Thành và Huỳnh Tấn Hiệp đã thông qua phương án đổi tên Công ty, cũng như định hướng hoạt động năm 2020.
Trong đó, ông Phương nắm giữ 2 vị trí quan trọng là Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc, 3 nhân sự còn lại đều là thành viên Hội đồng quản trị...
Cửa nào xoay chuyển?
Cách nào giúp các công ty quản lý quỹ sau đổi tên sẽ có được hình ảnh mới, với kết quả kinh doanh khởi sắc là bài toán không hề đơn giản với các ông chủ. Bởi thực tế chứng minh, có trường hợp sau đổi tên thua lỗ vẫn hoàn thua lỗ.
Trước lần thay tên gần nhất, Công ty Merlin từng được đổi tên từ Công ty Quản lý Quỹ đầu tư Anpha thành An Phát, nhưng tình trạng thua lỗ chẳng vì thế được cải thiện. Quý I/2020, Công ty Merlin vẫn lỗ.
Chia sẻ với ầu tư Chứng khoán, ông Nguyễn Quốc Việt, Chủ tịch Hội đồng quản trị kiêm Tổng giám đốc Genesis cho biết, đầu năm nay, Công ty đã phần nào định hình hướng đi mới là huy động vốn để thành lập quỹ.
Tuy nhiên, do nguồn vốn mà Công ty dự định huy động là từ nhà đầu tư nước ngoài (là đối tác của các cổ đông lớn của Công ty), trong khi diễn biến dịch bệnh Covid-19 ở các nước tiếp tục phức tạp, nên việc lập quỹ bị trì hoãn.
Cũng theo vị "thuyền trưởng" của Genesis, cái may là dịch bệnh ở Việt Nam sớm qua đi, nên Việt Nam có lợi thế trong thu hút dòng vốn đầu tư nước ngoài.
Nhiều ngành như du lịch, hàng không, dầu khí chịu ảnh hưởng của dịch bệnh được dự báo kết quả kinh doanh quý II/2020 sẽ suy giảm mạnh so với cùng kỳ, nhưng một số ngành như tiêu dùng, thực phẩm, điện, nước... nhiều khả năng vẫn giữ được hiệu quả kinh doanh tích cực.
Bối cảnh này cùng với kinh tế vĩ mô ổn định, dự báo VN-Index trong quý III sẽ vận động trong khoảng từ 850 - 930 điểm.
"Nếu kịch bản trên diễn ra, cùng với dịch bệnh trên phạm vi toàn cầu được kiểm soát, dự kiến trong 6 tháng cuối năm nay, hoạt động kinh doanh của Công ty sẽ dần khả quan, đồng thời giúp Công ty hiện thực hóa mục tiêu huy động vốn để lập quỹ...", ông Việt chia sẻ.
Ngành quỹ được nhìn nhận có nhiều tiềm năng phát triển, nhưng thực tế cho thấy, "miếng bánh" tiềm năng đó không chia đều cho các công ty quản lý quỹ, cơ hội vẫn tập trung vào các công ty lớn.
iều này càng đặt ra thách thức với những công ty có tiềm lực tài chính yếu, khả năng phát triển sản phẩm mới hạn chế. Bởi vậy, nếu chỉ "thay tên đổi họ" thì các công ty này khó kỳ vọng đổi vận.
Thị trường tài chính 24h: Dòng tiền cuồn cuộn chảy vào chứng khoán VN-Index áp sát mốc 900 điểm; Tiếp tục gỡ khó giãn nợ vay cho khách hàng; Margin nóng theo dòng chảy tiền mới; Sóng ngắn tin đồn; Dòng tiền vẫn khỏe; Chứng khoán châu Á tiếp tục nới rộng đà tăng; Chứng khoán Hồng Kông tìm luồng sinh khí mới...là những thông tin đáng chú ý của thị trường trong 24h qua. Giá...