Vitamine D không phải là ‘thần dược’ ngăn chặn SARS-CoV-2
Gần đây, một số nhà nghiên cứu đưa ra giả thuyết rằng vitamin D có thể giúp cứu sống người bệnh bị nhiễm virus corona chủng mới.
Tuy nhiên, cũng vào thời điểm đó, đã có nhiều cảnh báo rằng nghiên cứu này chưa được các nhà nghiên cứu khác xem xét và không đưa ra những kết luận về một thử nghiệm lâm sàng thực tế, trong đó vitamin D sẽ được so sánh với giả dược.
Bổ sung vitamin D quá liều cũng gây ra tác hại.
Các nhà nghiên cứu cũng không đo mức vitamin D ở bệnh nhân COVID-19, thay vào đó, họ xem xét dữ liệu của những bệnh nhân khác và sử dụng các thông số sức khỏe khác để xác định mức độ vitamin D dự kiến.
Đã có nhiều khuyến cáo được đưa ra về việc không nên cố gắng phòng ngừa hoặc điều trị COVID-19 tại nhà bằng vitamin hoặc các thực phẩm chức năng khác được quảng cáo trên phương tiện truyền thông xã hội là có tác dụng ngăn chặn virus, hoặc làm theo những hướng dẫn của bác sĩ trên mạng.
Cuối cùng, chỉ sau một vài tuần, một nghiên cứu mới đây đã cảnh báo rằng vitamin D liều cao không thể ngăn ngừa hoặc điều trị COVID-19.
Video đang HOT
Các nhà khoa học từ một số trường đại học và tổ chức y tế của Vương quốc Anh và Mỹ đã đăng một bài báo trên tạp chí BMJ Nutrition, Prevention and Health (tạp chí y học về Dinh dưỡng, Phòng ngừa và Sức khỏe) giải thích rằng, không có đủ bằng chứng khoa học để chứng minh tác dụng hữu hiệu của vitamin D trong liệu pháp COVID-19.
Trong bài báo, các nhà nghiên cứu đã viết: “Thông tin về virus SARS-CoV-2 và bệnh COVID-19 do SARS-CoV-2 gây ra tiếp tục lan truyền rộng rãi, đã làm dấy lên những kêu gọi bổ sung vitamin D liều cao trên diện rộng. Những lời kêu gọi này không được sự hỗ trợ từ các nghiên cứu thích hợp ở người vào thời điểm này, mà dựa trên những suy đoán về các cơ chế hoạt động phỏng đoán”.
Các nhà nghiên cứu cho biết, hiện nay nhiều nghiên cứu vẫn đang được tiến hành có thể cung cấp câu trả lời về tác dụng của vitamin D đối với COVID-19. Và cho đến khi những nghiên cứu này có kết quả, việc bổ sung vitamin-D là việc làm không nên khuyến cáo.
Nhóm nghiên cứu đề xuất tiến hành thêm những thử nghiệm thích hợp về vitamin D để đánh giá hiệu quả của việc bổ sung vitamin D đối với những người nhiễm COVID-19. Nhóm nghiên cứu cũng cho biết: “Cho đến khi có bằng chứng khoa học mạnh mẽ hơn về vitamin D, chúng tôi mạnh mẽ cảnh báo không sử dụng bổ sung vitamin D liều cao (lớn hơn giới hạn trên 4000 đơn vị / ngày (100 microgram / ngày)”.
Nghiên cứu mới này không xem nhẹ việc thiếu hụt vitamin D, tuy nhiên, điều đó không có nghĩa là giải quyết sự thiếu hụt vitamin D hoặc tăng cường bổ sung loại vitamin này sẽ có tác dụng trước virus corona chủng mới.
Phát biểu trên Thời báo Ấn độ, Carolyn Greig thuộc Đại học Birmingham, cho biết: “Hầu hết việc tổng hợp vitamin D của con người xảy ra qua quá trình tiếp xúc với ánh sáng mặt trời, do vậy đối với nhiều người, đặc biệt là những người đang tự cách ly trong đại dịch hiện nay, việc cung cấp đủ vitamin D có thể là một thách thức thực sự. Và mặc dù có một số bằng chứng cho thấy lượng vitamin D trong cơ thể thấp có liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính, nhưng hiện tại không đủ bằng chứng về việc vitamin D có thể điều trị COVID-19 và cần phải tránh việc bổ sung vitamin D quá mức vì điều này có thể gây ra tác hại”.
Các nhà nghiên cứu cũng lưu ý rằng, một chế độ ăn uống hợp lý, bao gồm việc sử dụng các loại cá giàu chất béo, thịt đỏ, lòng đỏ trứng, sữa và thực phẩm chức sẽ cung cấp nhiều vitamin D. Thêm vào đó là việc tiếp xúc với ánh sáng mặt trời một cách an toàn cũng sẽ làm tăng mức vitamin D. Người bệnh nên tìm kiếm sự trợ giúp của các chuyên gia y tế nếu họ cần giải quyết bất kỳ vẫn đề tiềm năng nào liên quan đến thiếu hụt vitamin D.
Trong thời đại dịch COVID-19, một cái ho cũng có thể làm bạn mất 70 triệu đồng
Chỉ một cái ho tưởng vô hại cũng có thể khiến người ta tốn rất nhiều tiền viện phí, như trường hợp dưới đây.
Có rất nhiều lý do khiến ai đó bị ho, nhưng trong thời đại dịch thì mọi cái ho đều bị... nghi ngờ và cần có lý do. Hồi tháng trước, Timothy Regan ở Denver (bang Colorado, Mỹ) hay bị ho nên gọi điện đến Denver Health, hệ thống y tế công cộng của thành phố, để hỏi. Một cô y tá lắng nghe anh một chút, rồi bảo anh... đi cấp cứu ngay!
Regan liền đến bệnh viện, tại đây, anh khai rằng mình có hơi tức ngực khi ho nữa. Thế là các nhân viên y tế vội vàng cho anh vào phòng cấp cứu. Rất cẩn thận, bác sĩ cho Regan chụp X-quang, làm điện tâm đồ... Thật may là mọi kết quả đều bình thường.
Ho vài tiếng là phải cấp cứu ngay.
Sau đó, các bác sĩ nói có thể anh bị viêm phế quản, nhưng khuyên anh "cứ coi như mình bị COVID-19" và đề nghị Regan tự cách ly hai tuần. Tổng cộng, Regan ở trong viện khoảng hai tiếng, mà theo anh thì việc mất thì giờ nhất ở đó chỉ là chờ bác sĩ kê đơn để mua ống xịt thông mũi thôi.
Trong vài tuần sau đó, sức khỏe của Regan trở lại bình thường. "Tôi thật may mắn" - anh nói. Nhưng rồi hóa đơn viện phí được gửi đến. Tổng số tiền mà Regan phải trả là 3.278 đôla (hơn 76 triệu đồng), chủ yếu là do "chi phí cấp cứu".
Bảng tính tiền viện phí của Regan.
Khi thắc mắc với các bác sĩ, Regan được giải thích rằng bệnh nhân dùng phòng cấp cứu - dù chỉ là một lúc - thì cũng phải trả viện phí cao, do các nhân viên y tế phải trực ở đây 24/24h.
Regan có giải thích rằng anh đã cố tránh dùng phòng cấp cứu, nhưng các y tá cứ yêu cầu như vậy, và ngoài ra, anh cũng đâu có được xét nghiệm COVID-19. Lần này thì phía bệnh viện trả lời rằng vì anh không ở lại viện và không có yếu tố nguy cơ như bệnh tiểu đường hay bệnh tim nên không được xét nghiệm.
Regan đành phải tiếp tục cầu cứu báo chí, vì số tiền viện phí là quá lớn đối với gia đình anh. Một số tờ báo lên tiếng rằng, Regan cần được giảm viện phí như các tiêu chuẩn dành cho người nhiễm COVID-19, bởi anh phải vào phòng cấp cứu chính vì lý do nghi nhiễm.
Gia đình Regan có thể sẽ "thoát" khoản viện phí quá lớn.
Nhờ vậy mà bây giờ Regan có thể thở phào nhẹ nhõm vì phía bệnh viện và bảo hiểm sẽ xử lý số tiền viện phí đó theo kiểu dành cho bệnh nhân COVID-19 và anh có lẽ sẽ không phải trả tiền.
Đại dịch đúng là nguy hiểm thật, bởi nó có thể khiến người ta tốn rất nhiều tiền chỉ vì ho một tiếng.
Mùa hè có đẩy lùi được Covid-19? Những tháng nóng nhất trong năm sắp đến làm dấy lên hy vọng vi rút sẽ bị diệt trừ khi nhiệt độ tăng cao. Tuy nhiên, các nhà khoa học vẫn còn nghi ngại về dự đoán này. Biển Đồ Sơn (Hải Phòng) chiều 30.4 - ẢNH MINH HỌA: LÊ TÂN Bộ An ninh nội địa Mỹ phát hiện virus dưới dạng những...