Vitamin D có thể làm giảm nguy cơ mắc chứng tự kỷ ở trẻ em
Các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng cho thấy bổ sung vitamin D có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tự kỷ.
Trong một nghiên cứu mới, các nhà khoa học đã tìm thấy bằng chứng cho thấy bổ sung vitamin D có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh tự kỷ. Trong thời kỳ mang thai, lượng vitamin D thiếu hụt sẽ gây ảnh hưởng xấu đến sự phát triển não bộ của thai nhi, nhất là nguy cơ gia tăng bệnh tâm thần phân liệt và khó khăn về mặt ngôn ngữ.
Ngoài ra, trẻ em được sinh ra vào mùa xuân thì có nguy cơ mắc bệnh tự kỷ cao hơn đứa trẻ khác. Một trong những cơ chế giúp vitamin D có thể giảm nguy cơ mắc bệnh tự kỷ là thông qua việc giảm nguy cơ đột biến AND trong quá trình phát triển thai nhi.
Thiếu hụt vitamin D có thể là lý do dẫn đến việc mắc bệnh tự kỷ, mặc dù điều này vẫn còn phải được nghiên cứu sâu hơn. Tăng cường vitamin D có thể làm giảm nguy cơ của bệnh tự kỷ trong những năm đầu đời khi có thể thúc đẩy hệ thống miễn dịch bẩm sinh của cơ thể và giảm viêm tấy.
Vitamin D tăng cường hệ thống miễn dịch bẩm sinh của cơ thể bằng cách sản xuất chất cathelicidin và defensins, có thể chống lại các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn và virus. Những nghiên cứu gần đây cũng cho thấy vitamin D làm tăng neurotrophins, upregulates glutathione, enzyme DNA, và bảo vệ chống lại thiệt hại của ty lạp thể.
Các triệu chứng của bệnh tự kỷ có thể được giảm bằng cách cải thiện thực trạng thiếu hụt vitamin D ở trẻ em mặc dù điều này vẫn cần phải triển khai nghiên cứu thêm.
Video đang HOT
Theo Trí Thức Trẻ
Những dấu hiệu nhận biết sớm trẻ tự kỷ
Việt Nam hiện chưa có số liệu chính thức về tỷ lệ mắc tự kỷ. Tuy nhiên, số liệu của Bệnh viện Nhi Trung ương cho thấy số trẻ đến khám và chẩn đoán tự kỷ tăng nhanh trong khoảng 10 năm gần đây.
Dưới đây là những dấu hiệu nhận biết sớm trẻ tự kỷ khi trẻ trên 12 tháng tuổi được các bác sĩ Bệnh viện Nhi Trung ương đưa ra.
Khiếm khuyết về các kỹ năng giao tiếp và xã hội:
- Đáp ứng với âm thanh: Mất/không đáp ứng với âm thanh
- Giao tiếp không lời: Không có/giảm kỹ năng giao tiếp không lời (giao tiếp bằng mắt, cử chỉ tay chân, biểu lộ nét mặt khi vui buồn, gật lắc đầu..). Giao tiếp bằng mắt bất thường (có thể quay đi, tránh không nhìn chăm chăm, ánh mắt đờ đẫn trống vắng hoặc tránh không nhìn khi giao tiếp).
- Giao tiếp bằng lời nói: Không hoặc ít phát ra âm thanh, không cười thành tiếng. Không nói, chậm nói, nói kém, nói sõi nhưng ít khởi xướng nói, gặp người lạ không nói...
- Xã hội và chơi: Hoạt động theo nhóm giảm; Khó tham gia vào các trò chơi; Kỹ năng chơi nghèo nàn, rập khuôn, thờ ơ. Trẻ mê say một số đồ chơi, một số hoạt động khác thường (lánh sáng đèn quảng cáo, âm thanh của chương trình quảng cáo trên TV và âm nhạc).
- Hành vi bất thường: Tự đánh mình, đánh người khác, cử động khác thường tay chân (vẫy tay, vê xoắn tay, khi đi kiễng chân,...), tự kích thích mình (hét lên, vẩy tay, chạy vòng tròn, sờ bộ phận sinh dục,...)
Trẻ tự kỷ tự đập đầu mình.
Trẻ tự kỷ không giao tiếp mắt, chơi tay một mình. Ảnh minh họa
Còn dưới đây là năm dấu hiệu cờ đỏ phát hiện sớm tự kỷ:
Viện Hàn lâm thần kinh học của Mỹ và Hướng dẫn thực hành của Hiệp hội Thần kinh Trẻ em về sàng lọc và chẩn đoán tự kỷ (Filipek PA, 2000) đã khuyến cáo và đưa ra các dấu hiệu cờ đỏ báo động tự kỷ như sau:
- Không bi bô, không biết dùng cử chỉ, ra dấu vào khoảng 12 tháng tuổi
- Không biết nói từ đơn khi 16 tháng tuổi
- Không biết đáp lại khi được gọi tên
- Không tự nói được câu có 2 từ khi 24 tháng tuổi
- Mất kỹ năng ngôn ngữ hoặc xã hội ở bất kỳ độ tuổi nào.
Với các trẻ có các biểu hiện trên, gia đình nên đưa trẻ đến khám và đánh giá tại phòng khám khoa phục hồi chức năng Bệnh viện Nhi Trung uơng để nhận được tư vấn và các biện pháp điều trị.
Theo VnMedia
Nước ối của mẹ góp phần gây tự kỷ ở trẻ Tiếp xúc với nồng độ cao hornome sinh dục nam trong bụng mẹ sẽ làm tăng nguy cơ mắc bệnh tự kỷ ở bé trai, theo nghiên cứu mới tại ĐH Cambridge, Anh. Các tác giả nghiên cứu, tiến sĩ Michael Lombardo và giáo sư Simon Baron-Cohen đã xem xét hơn 300 mẫu lưu trữ nước ối, chất lỏng bao quanh em bé...