Vịt nấu chao ngon đậm đà hương vị miền Tây
Nếu như ở ngoài Hà Nội có món vịt om sấu ngon nổi tiếng, thì ở trong miền Tây có món vịt nấu chao thơm ngon không kém, đó là một sự kết hợp hài hòa giữa thịt vịt và chao hòa quyện để tạo nên những hương vị độc đáo nhất.
Nguyên liệu làm vịt nấu chao
- 1 con vịt: 1kg
- Khoai môn: 400g
- Chao: chén
- Bún tươi: 1kg
- Nước dừa: 1 trái
- Gia vị khác: Hành lá, đồ uống có cồn màu trắng, muối, đường, tiêu, chanh, hạt nêm, hành, tỏi, ớt
Cách làm vịt nấu chao ngon
Bước 1: Sơ chế thịt vịt
- Thịt vịt đem rửa qua rồi lấy chút đồ uống có cồn và gừng giã nhỏ chà sát lên quanh thân vịt để khử mùi hôi rồi rửa lại bằng nước sạch.
Video đang HOT
- Chặt thành từng miếng vừa ăn cho vào bát ướp cùng tỏi, hành, ớt băm nhuyễn 1.5 muỗng canh đường 1 thìa cà phê hạt nêm thìa cà phê hạt tiêu 2 muỗng canh nước chao cùng khoảng 5 miếng chao đỏ trộn đều và ướp khoảng 40 phút cho thịt ngấm đều gia vị.
Bước 2: Chiên khoai môn
Khoai môn gọt vỏ, rửa sạch và cắt thành từng miếng để ráo nước.
Bắc chảo lên bếp rồi cho dầu vào đun nóng, sau đó thả khoai môn vào chiên vàng 2 mặt đến khi mềm thì cho ra đĩa để riêng.
Bước 3: Nấu chín thịt vịt
Sử dụng chảo sâu lòng hay nồi bắc lên bếp bật lửa vừa phải. Cho 1 ít dầu ăn vào đun nóng rồi cho hành băm vào phi thơm. Khi hành đã thơm cho thịt vịt đã được ướp vào xào, khi thịt vịt hơi săn lại thì cho khoai đã chiên, nước dừa vào đổ ngập thịt đun dưới ngọn lửa nhỏ khoảng 20 phút cho thịt chín mềm là được.
Bước 4: Làm nước chấm vịt nấu chao
Để món vịt nấu chao ngon một cách hoàn hảo thì không thể thiếu phần nước chấm. Trong lúc đợi vịt chín sẽ đi pha nước chấm.
Lấy 2 muỗng canh nước chao 2 miếng chao đỏ cho vào bát cùng 2 muỗng canh nước sôi để ấm chút nước cốt chanh 1 chút ớt băm thìa đường, dằm nhuyễn miếng chao, khuấy đều cho đến khi đường tan hết. Cuối cùng nêm nếm lại cho vừa miệng.
Thưởng thức
Tất cả đã hoàn thành, món vịt nấu chao này được ăn chung với bún tươi hoặc cơm trắng nóng hổi đều ngon.
Chúc bạn thành công với cách làm vịt nấu chao đơn giản này để chiêu đãi cả nhà.
Theo khám phá
Bánh ống lá dứa, món ăn vặt hấp dẫn của miền Tây
Được làm từ bột gạo xay nhuyễn trộn với nước cốt dừa, lá dứa, đường, bánh ống là món ăn vặt quen thuộc ở nhiều tỉnh miền Tây như Trà Vinh, Sóc Trăng, Vĩnh Long...
Bánh ống có nguồn gốc từ người Khmer ở Sóc Trăng, Trà Vinh và ngày nay đã trở nên phổ biến khắp các tỉnh khác, bạn có thể dễ dàng tìm thấy món bánh dân dã này tại Sài Gòn và cả Hà Nội.
Gọi là bánh ống vì đơn giản là món bánh này được làm trong ống, ngày trước người ta sử dụng ống tre để làm khuôn bánh, ở giữa là que tre, một đầu được gắn miếng thiếc hình tròn để dùng khi hấp bánh. Thường thì một khuôn bánh sẽ có 4 ống đựng bánh, bên trong các ống là một que dài bên dưới có gắn một vòng nhỏ, que này dùng để lấy bánh ra sau khi bánh chín. Bánh chín nhờ vào hơi nước nóng bốc lên từ chiếc nồi nước lúc nào cũng sôi nghi ngút bên dưới.
Hiện nay để tiện lợi hơn, bánh ống đã được làm trong những ống bằng nhôm hoặc inox. Dù những ống tre đã được thay thế bằng những ống inox nhưng hình ảnh bánh ống lá dứa với que tre, ống tre luôn ở trong tim những thực khách đã từng gắn bó tuổi thơ với món bánh hấp dẫn này. Ngày nay ở Sài gòn thỉnh thoảng vẫn còn tìm được nơi bán bánh ống với khuôn ống tre ở khu vực quận 5.
Mặc dù nguyên liệu làm bánh ống rất đơn giản, nhưng bí quyết để bánh ngon chính là bột làm bánh phải là loại gạo thơm dẻo, xay mịn và trộn với đường, nước cốt dừa sao cho không quá ngọt, hơi béo, vừa dẻo mà vừa xốp tơi.
Sau khi đã cho nguyên liệu vào khuôn va đặt khuôn lên nắp nồi, bên dưới là nồi nước sôi sung sục bốc khói nghi ngút. Bắt đầu mẻ bánh, người ta vốc nắm bột gạo vào trong lòng bàn tay hơi nắm lại, mấy ngón bàn tay kia đưa đẩy cho bột vào vừa ống. Ở giữa que tre vẫn ló lên, sau đó đậy nắp lại. Hai đến ba phút sau bột nở ra mùi thơm nghi ngút là bánh chín. Lúc này, người làm phải nhanh tay kéo que tre lên và rút bánh ra đặt lên lá chuối xanh, ở một số đia phương khac, người ta còn cho bánh lên bánh tráng.
Khi ăn, người ta rạch nhẹ một bên bánh và cho thêm dừa nạo, hoặc muối vừng rồi gói lại bằng lá chuối cho nhân khỏi vương ra. Cầm bánh ống trên tay, miếng lá chuối còn nóng hổi, cắn nhẹ miếng bánh mà cảm giác xốp xộp, vị béo của nước cốt dừa, thơm dẻo của hương gạo nếp. Có chỗ, người ta cho thêm muối mè, đậu phộng đâm nát, dừa non bào sợi lên mặt bánh. Khi chín, bánh có màu xanh mát của lá dứa cùng mùi thơm dịu mát phảng phất của dừa non.
Ăn bánh ngay khi còn nóng để cảm nhận hết vị ngọt thanh và béo ngậy của dừa, hương thơm của mè hòa quyện trong hương lá dứa thơm thơm và khi cắn vào miệng bạn sẽ cảm nhận được bánh rất mềm, xốp, tan trong miệng. Với những ai lần đầu thử bánh ống lá dứa thì chắc chắn bạn sẽ muốn ăn thêm cái thứ hai.
Không quá cầu kỳ hay phô trương, với nguyên liệu đồng quê, hình dáng lạ mắt, đượm vẻ dân dã và mộc mạc nhưng bánh ống lá dứa cứ lặng lẽ đi vào trí nhớ của mỗi người con xa quê hay của những du khách một lần ghé qua như một cái tình nhẹ nhàng của người Khmer Nam bộ.
Mỗi cái bánh ống luôn gợi lên nhiều kỷ niệm đẹp, từ lúc còn cắp sách đến trường cho đến khi trưởng thành, vẫn không phai mờ trong ký ức.
Theo Tri thức VN
Sấu Hà Nội lại chuẩn bị vào mùa rồi, tha hồ "càn quét" các món ngon từ sấu này nhé Cứ đến mùa này là lại có bao nhiêu món ngon từ sấu, đừng quên thử nhé! Mùa sấu cũng là một trong những mùa của Hà Nội. Cứ vào khoảng đầu tháng 6, sấu non bắt đầu ăn được là bao nhiêu món ăn với sấu non được dịp "làm mưa làm gió". Và chỉ khoảng cuối tháng, sấu bắt đầu già,...