Vịt cỏ mê “mò”.. sấu!
Vịt cỏ kiếm ăn ngoài đồng còn trái sấu lủng lẳng trên cây. Nhờ một bàn tay, vịt “uống” chút nước sấu bỗng hóa… thiên nga.
Được biết, vịt cỏ là giống gia cầm thuần Việt, được nuôi ở cả ba miền Bắc, Trung, Nam. Thế nhưng không hiểu sao dân tây Nam bộ gọi “vịt Tàu”.
Có thể giống này ưa nhiều chuyện, tối ngày cứ “ù ù cạc cạc” suốt, làm người nghe cũng lùng bùng lỗ tai!
Xưa, người phụ nữ muốn chồng “trả bài” điểm 10, thường bắt vịt trời nấu cháo bồi dưỡng, có câu “thương chồng nấu cháo le le – nấu canh bông bí nấu chè hạt sen”. Nay vịt trời khan hiếm, ta có thể lấy vịt cỏ thế!
“Tiễn” vịt cỏ, nhớ tặng củ gừng!
Nhưng cháo húp hoài cũng ngán. Vậy nên đổi sang món nấu sấu cho lạ miệng. Trước, sấu là trái gia vị tạo chua gần như “độc quyền” của người Hà Nội. Nay trái chua… nhăn mặt này vẫn có bán quanh năm ở Sài Gòn, nhờ kỹ thuật ủ muối hoặc trữ lạnh và vận chuyển thông suốt.
Nếu “gả” vịt cỏ cho nồi nước sấu nêm vừa miệng thì rất thuận hòa. Thêm ít khoai môn sáp và nấm hương để tăng độ béo, bùi lẫn ngọt tự nhiên. Rau ăn kèm cũng không khó tìm: rau muống trắng, rau nhút, bắp chuối bào…
Cũng đừng quên đĩa nước mắm gừng ngon. Gừng vừa là “ôsin” giỏi giang cho “cô chủ” vịt, vừa giúp khử tanh, trợ tiêu.
Video đang HOT
Thường với bộ lòng và chân vịt, có các món xào mướp hương hoặc măng tươi thật ngọt nước. Riêng dược sĩ Bùi Kim Tùng gợi ý kiểu khác: xào chua ngọt với ít cà chua, ớt ngọt, hành củ. Món này giúp “bổ gân, ấm thận và mạnh ngũ tạng”.
Xin nói thêm, nếu bạn muốn chọn “chú” vịt cỏ đực thì chịu khó lắng nghe, hễ anh nào to tiếng khoe “nạc… nạc” (cạc cạc) thì chính hắn. Còn chị vịt cỏ đang đẻ, rờ vào phần mềm ở cổ sẽ nghe nổi cộm gân và hay làu bàu “cạp… cạp”.
Theo ihay
Hương vị miền Tây trong món bún cá Châu Đốc
Mắm ruốc hòa với nước lèo tạo nên hương vị đặc trưng khó trộn lẫn cho món bún cá Châu Đốc.
Nhắc đến bún cá, người ta thường nhớ ngay đến món bún cá Châu Đốc trứ danh.
Nhắc đến bún cá, người ta thường nhớ ngay đến món bún cá Châu Đốc trứ danh. Chẳng ai biết xuất xứ của món ăn này, chỉ biết rằng bún cá là một món ăn rất được người dân miền Tây yêu thích. Có lẽ một phần cũng vì hình ảnh miền Tây thường gắn liền với sông nước, nhiều tôm cá nên các món ăn được chế biến từ cá luôn chiếm giữ một vai trò quan trọng trong văn hóa ẩm thực.
Mặc dù đất Sài Thành được mệnh danh là nơi tập trung đông đúc của các nền văn hóa ẩm thực khác nhau từ Bắc, Trung, Nam hội đủ về đây, tuy nhiên ở Sài Gòn, lại không có nhiều quán bún cá Châu Đốc. Để có thể thưởng thức món bún cá Châu Đốc đặc sắc của người miền Tây, bạn có thể đến góc đường Võ Thị Sáu và Hai Bà Trưng. Bún cá ở đây gần như giữ nguyên được hương vị đặc trưng của xứ Châu Đốc. Từ nước lèo, miếng cá cho đến rau ăn kèm cũng không có gì thay đổi.
Miếng cá vàng ươm và có hương nghệ.
Lợn quay góp phần tăng thêm sự phong phú cho món ăn.
Nấu bún cá khá là công phu và đòi hỏi sự tỉ mỉ của người nấu. Món bún cá ngon đòi hỏi phần nước lèo phải trong, có vị ngọt từ xương cá, đậm đà vị ruốc và quan trọng hơn nữa đó là không tanh mùi cá. Vì thế, nhất định phải chọn loại cá lóc còn tươi, sống, thì khi nấu, thịt cá mới ngon và ngọt.
Cá sau khi được luộc chín sẽ vớt ra, gỡ lấy phần thịt nạc và bỏ đi phần xương cá. Phần nạc cá này sẽ được ướp gia vị cùng bột nghệ và xào sơ cho thấm gia vị.
Còn nước lèo, sẽ được nấu bằng nước luộc cá, sau đó cho thêm xương lợn vào để nước thêm ngọt. Sau đó, người bán hàng cho sả đập, nghệ tươi giã nhuyễn. Khi nêm nước dùng, gia vị không thể thiếu là mắm ruốc. Hòa mắm ruốc vào với nước lạnh, sau đó lấy phần nước trong để cho vào nồi nước lèo đang nấu, góp phần tạo nên hương vị đặc biệt cho món bún cá.
Tùy vào từng nơi mà món bún cá sẽ có những món ăn kèm khác nhau.
Rau ăn kèm cùng bún cá cũng rất phong phú và đa dạng như: rau muống bào, bắp chuối non, giá, rau nhút và bông điên điển.
Ngoài ra, khi ăn bún cá thì không thể thiếu một chén muối ớt và chanh.
Khi ăn, sẽ trụng bún qua nước sôi, rồi sau đó cho từng lát cá và thịt lợn quay (có nơi thì ăn cùng chả cá, tùy vào khẩu vị của từng vùng mà sẽ có những thay đổi khác nhau), cuối cùng là chan nước lèo vào vừa đủ ngập mặt bún.
Rau ăn kèm cùng bún cá cũng rất phong phú và đa dạng như: rau muống bào, bắp chuối non, giá, rau nhút và bông điên điển. Bông điên điển là một loại bông đặc trưng chỉ có ở miền Tây và thường chỉ có vào mùa nước nổi. Ở Sài Gòn thỉnh thoảng mới thấy có bán loại bông này. Món bún cá khi ăn cùng bông điên điển thì mới có thể cảm nhận hết được cái sự ngon lành và hấp dẫn của nó.
Ngoài ra, khi ăn bún cá thì không thể thiếu một chén muối ớt và chanh. Đây cũng là một điểm khá là thú vị cho món bún cá.
Theo infornet
Thơm ngon bún mắm Châu Đốc giữa lòng Sài Gòn Tọa lạc trên con phố nhộn nhịp, quán bún mắm Châu Đốc giản dị được chủ quán người Trà Vinh chế biến vừa miệng nhiều thực khách. Bún mắm Châu Đốc ở đường Võ Văn Tần Quán nằm trên tuyến phố Võ Văn Tần đông đúc, nếu di chuyển từ hướng đường Bà Huyện Thanh Quan thì rẽ phải đi thẳng qua Cách...