Vissan (VSN) vẫn chưa thể giảm vốn nhà nước trong ngắn hạn
Ông Nguyễn Phúc Khoa, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Việt Nam Kỹ nghệ súc sản (Vissan, mã chứng khoán VSN – UPCoM) cho biết, việc thoái vốn nhà nước tại Công ty vẫn chưa có tiến triển vì liên quan đến đề án hoàn thành tái cơ cấu công ty mẹ Satra, phụ thuộc vào phê duyệt của Ủy ban nhân dân TP.HCM.
“Chúng tôi chưa nhận được thông tin gì về việc thoái vốn nhà nước nên chúng tôi vẫn giữ tỷ lệ vốn như hiện nay. Chúng tôi vẫn đang chờ”. Thông tin được ông Khoa chia sẻ bên lề Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2020 của Vissan tại TP.Hồ Chí Minh vào ngày 18/6 vừa qua.
Như vậy, sau vài năm cổ phần hóa chào bán thành công cổ phần cho nhà đầu tư chiến lược là ANCO thuộc Masan, Vissan vẫn có tỷ sở hữu của cổ đông Nhà nước là 67,76%.
Về tiến độ thực hiện dự án “Di dời và đổi mới công nghệ nhà máy gi ết mổ gia súc và chế biến thực phẩm Vissan”, ông Khoa cho biết, dự án bị chậm tiến độ một phần phải đáp ứng các thủ tục triển khai đầu tư theo quy trình của doanh nghiệp nhà nước. “Có thể thấy Masan là doanh nghiệp tư nhân nên họ triển khai dự án rất nhanh”, ông Khoa bình luận.
Dự kiến năm 2020, Vissan sẽ hoàn thành việc lựa chọn, ký kết hợp đồng với nhà thầu cung cấp và lắp đặt dây chuyền gi ết mổ heo công suất 360 con/giờ, tổ chức chọn nhà thầu, ký kết hợp đồng với nhà thầu xây dựng và lắp đặt thiết bị.
Video đang HOT
Năm 2020, Vissan đặt mục tiêu tổng doanh thu đạt 5,580 tỷ đồng, tăng 12% so với thực hiện năm 2019, trong khi lợi nhuận trước thuế dự kiến đạt 180 tỷ đồng, giảm 20% so với kết quả của năm 2019.
Theo Tổng giám đốc Vissan Nguyễn Ngọc An, dự báo giá thịt heo sẽ giảm dần và ổn định vào năm 2022. Năm 2019, diễn biến giá thịt tăng cao dẫn đến chi phí giá thành thực phẩm chế biến tăng theo làm giảm một phần lợi nhuận đối vơi nhóm hàng thực phẩm chế biến.
Dịch tả và giá heo tăng đã làm ảnh hưởng đến tâm lý người tiêu dùng hạn chế sử dụng thịt heo, chuyển sang dùng thịt bò thay thế và dịch Covid khiến người dùng tăng cường đặt hàng các sản ph ẩm thực phẩm chế biến.
Thời điểm giá thịt heo tăng cao, Vissan khó khăn trong việc tìm nguồn thu mua heo đạt chất lượng. Việc thực hiện bình ổn giá thịt heo tươi cũng khiến tỷ suất lợi nhuận bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, tỷ suất lợi nhuận cả năm của Vissan đạt cao là do Công ty dự báo được tình hình thị trường.
Vissan đã cho ra mắt 10 sản phẩm mới thuộc dòng Thịt ngu ội, Xúc xích tiệt trùng, Giò các loại và Chế biến khô, đồng thời cải tiến thành công 16 sản phẩm nhằm nâng cao chất lượng và giảm giá thành. Công ty cũng hoàn tất nâng cấp và đổi mới toàn bộ hệ thống bao bì sản phẩm theo hệ nhận diện riêng cho từng phân khúc khách hàng gắn liền với thương hiệu Vissan, 3 Bông Mai và Mai Vàng.
Song song đó, Vissan còn mở rộng thêm các kênh bán hàng trực tuyến như: đặt hàng qua Hotline 19001960, Fanpage www.fb.com/CuaHangVissan, sàn thương mại điện tử SENDO và NOW giúp khách hàng yên tâm và thoải mái chọn mua các sản phẩm của công ty tiện lợi, nhanh chóng.
Năm 2020, Công ty sẽ tiếp tục xây dựng chiến lược phát triển nguồn nguyên liệu heo hơi, đẩy mạnh đầu tư phát triển các sản phẩm mới đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của người tiêu dùng. Đặc biệt, trong năm 2020 Vissan sẽ mở rộng và đa dạng hóa kênh bán hàng trực tuyến thông qua website để cung cấp những sản phẩm thực phẩm đến tận tay người tiêu dùng một cách nhanh chóng và thuận lợi tối đa.
Vissan đang sở hữu hệ thống phân phối bao gồm 130.000 điểm bán trên kênh truyền thống, hơn 1.000 siêu thị, cửa hàng tiện lợi và hệ thống gần 50 cửa hàng giới thiệu sản phẩm trên toàn quốc.
Lilama (LLM): Quý 1 doanh thu giảm một nửa, lãi vỏn vẹn 4 tỷ đồng
Tính đến hết quý 1 Lilama (LLM) có 5 công ty con và 11 công ty liên kết và vẫn còn ý kiến ngoại trừ hậu thoái vốn khỏi Lisemco.
Tổng công ty Xây lắp Việt Nam (Lilama) - UpCOM: LLM đã công bố BCTC quý 1 với doanh thu sụt giảm gần một nửa và lãi vỏn vẹn 4 tỷ đồng.
Theo đó doanh thu thuần trong kỳ đạt 1.180 tỷ đồng giảm 47% so với cùng kỳ, giá vốn hàng bán chiếm tới 97% trong doanh thu thuần nên lợi nhuận gộp chỉ còn gần 40 tỷ đồng giảm 85% so với quý 1/2019.
Trong kỳ Lilama chỉ còn 33 tỷ đồng doanh thu từ hoạt động tài chính giảm mạnh so với con số 323 tỷ đồng cùng kỳ, bù lại chi phí tài chính cũng giảm mạnh 66% xuống còn hơn 43 tỷ đồng, chi phí QLDN cũng giảm từ 414 tỷ đồng xuống chỉ còn hơn 26 tỷ đồng; Hoạt động liên doanh liên kết có lãi và lỗ khác ở mức thấp nên kết quả LLM lãi ròng hơn 4 tỷ đồng trong khi cùng kỳ LNST đạt 6,6 tỷ đồng, do cổ đông không kiểm soát chịu lỗ hơn 13 tỷ đồng nên lãi thuộc về công ty mẹ là 17,2 tỷ đồng cao hơn nhiều so với con số 1,7 tỷ đồng của quý 1/2019.
Lilama đã thực hiện thoái vốn một loạt công ty con trong năm 2019 theo chủ trương tái cấu trúc của Bộ Xây dựng theo đó đến hết quý 1/2020 Tổng công ty còn 5 công ty con và 11 công ty liên kết so với thời điểm kết thúc năm 2018 LIC có 10 công ty con và 10 công ty liên kết trong đó đáng kể nhất là việc thoái vốn tại Lisemco, nhờ việc thoái vốn này mà doanh thu tài chính hợp nhất của năm 2019 giúp LIC ghi lãi 209 tỷ đồng, tuy nhiên kiểm toán cho rằng khoản lãi này được tính toán dựa trên BCTC chưa được kiểm toán của Lisemco cho năm 2018.
Đồng thời kết thúc năm 2019 BCTC của LIC chưa bao gồm kết quả kinh doanh của Lisemco từ 1/1/2019 đến 26/2/2019 - ngày LIC thoái vốn tại Lisemco. Về vấn đề này LIC cho biết sau thoái vốn công ty đã nhiều lần liên hệ với Lisemco nhưng vẫn không thể thu thập được BCTC năm 2018 đã được kiểm toán cũng như kết quả HĐKD của Lisemco trong 2 tháng đầu năm 2019.
Theo báo cáo thường niên năm 2019, năm 2020, Lilama đặt mục tiêu công ty mẹ đạt tổng doanh thu 3.054,5 tỷ đồng, giảm 45% so với thực hiện năm 2019. Lợi nhuận trước thuế 30 tỷ đồng, giảm hơn gần 61%. Cổ tức chi trả bằng một nửa năm 2019 với tỉ lệ 2%.
Tổng công ty cũng cho biết hiện đã hoàn thiện hồ sơ bàn giao vốn nhà nước sang Công ty cổ phần. Trong năm nay, Tổng công ty sẽ tiếp tục làm việc với các địa phương, đơn vị liên quan để giải quyết những vướng mắc tồn tại để sớm hoàn thành công tác quyết vốn Nhà nước bàn giao sang Công ty cổ phần. Trong 2 năm gần đây doanh thu của Lilama liên tục sụt giảm, Tổng công ty đã báo lỗ liên tiếp trong cả 2 năm 2018 và 2019.
Petrolimex (PLX): Đặt chỉ tiêu 1.570 tỷ đồng LNTT, giảm 72% so với năm 2019 Petrolimex (PLX) cũng lên kế hoạch tiếp tục xây dựng phương án, lộ trình báo cáo Chủ sở hữu phê duyệt để tổ chức thực hiện giảm vốn Nhà nước xuống 51%; Giảm tỷ lệ vốn sở hữu của Tập đoàn tại Pjico xuống còn 35,1%. Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex, PLX) vừa công bố tài liệu ĐHĐCĐ thường niên 2020....