Vissan (VSN) hưởng lợi từ giá thịt heo tăng nhưng giá cổ phiếu vẫn diễn biến chậm
CTCP Việt Nam Kỹ nghệ Súc sản (Vissan, mã chứng khoán VSN – UPCoM) vừa công bố tài liệu Đại hội đồng cổ đông năm 2020 dự kiến tổ chức ngày 18/6 tới đây.
Doanh nghiệp dự kiến dịch tả heo châu Phi sẽ làm cho ngành chăn nuôi heo phục hồi chậm, việc tái đàn cần thời gian dài. Do đó, nguồn cung heo hơi trên thế giới, đặc biệt tại Trung Quốc và Việt Nam dự kiến sẽ thiếu hụt, giá heo hơi sẽ duy trì ở mức cao trong năm 2020.
Dựa trên kịch bản trên, Vissan đặt kế hoạch năm 2020 với tổng doanh thu 5.580 tỷ đồng, lợi nhuận 180 tỷ đồng, lần lượt bằng 112% và 80% thực hiện năm 2019.
Bảng kế hoạch tài chính năm 2020 của VSN
Bên cạnh đó, dựa trên kết quả kinh doanh năm 2019 với doanh thu thuần là 4.972,6 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 178,1 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 12% và 29% so với thực hiện năm 2018, doanh nghiệp lên kế hoạch phân phối lợi nhuận với cổ tức 5% trong năm 2019.
Video đang HOT
Trong báo cáo thường niên năm 2019 công bố trước đó, Vissan cho biết, hiện Công ty có hơn 130.000 hệ thống phân phối với hơn 300 mặt hàng. Công ty hiện sở hữu hệ giống g iết mổ gia súc quy mô và hiện đại nhất Việt Nam với 5 dây chuyền tại 3 nhà máy với công suất giế t mổ 109.500 con bò, 876.000 con heo và chế biến 28.000 tấn thực phẩm mỗi năm.
Bảng kết quả kinh doanh từ 2016 tới 2019 của VSN
Kết thúc quý I/2020, Vissan công bố báo cáo với doanh thu 1.453,3 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế là 46,5 tỷ đồng, lần lượt tăng trưởng 20,5% và 19,5% so với cùng kỳ năm 2019. Kết quả kinh doanh tích cực chủ yếu do giá thịt heo đang bán vùng giá cao và doanh nghiệp đang hưởng lợi nhờ việc chăn nuôi khép kín. So với kế hoạch kinh doanh cả năm, quý I/2020, Công ty đã hoàn thành 32% mục tiêu lợi nhuận trước thuế.
Mặc dù hoạt động kinh doanh khởi sắc nhưng giá cổ phiếu vẫn chưa phản ảnh nhiều. Tính tới 08/06/2020, cổ phiếu đang giao dịch vùng giá 32.800 đồng/CP, tương ứng với đầu năm 2020 và cao hơn 28,6% so với mặt bằng giá từ đầu tháng 4 tới nay.
Trong khi đó, trên sàn cũng có một doanh nghiệp hoạt động cùng lĩnh vực là CTCP Tập đoàn Dabaco Việt Nam (Mã chứng khoán DBC – sàn HOSE), giá cổ phiếu kể từ đầu tháng 4 tới nay đã tăng từ 16.000 đồng lên 56.600 đồng, tức tăng 253,8%.
HPG, HBC, MBB, PTB, SBT, TDH, CCL, DBC, DTT: Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu
Thông tin giao dịch lượng lớn cổ phiếu trên HNX/HSX.
CTCP Tập đoàn Hòa Phát (HPG): Ông Trần Đình Thăng, anh trai ông Trần Đình Long - Chủ tịch HĐQT, đã chuyển nhượng 300.000 cp cho vợ và con, giảm lượng sở hữu sau giao dịch xuống 150.361 cp. Giao dịch thực hiện từ 23/4 đến 27/4/2020.
CTCP Tập đoàn xây dựng Hòa Bình (HBC): Ông Lê Viết Hiếu, Phó Tổng Giám đốc, đã mua 930.000 cp trong tổng số 5 triệu cp đăng ký mua trước đó, nâng lượng sở hữu từ 200.000 cp lên 1.130.000 cp (tỷ lệ 0,49%). Lý do không mua đủ số cổ phiếu đăng ký do chưa đạt được thỏa thuận. Giao dịch thực hiện từ 2/4 đến 28/4/2020.
Tiếp đó ông Lê Viết Hiếu đăng ký mua thêm 4 triệu cp. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 7/5 đến 5/6/2020.
Cũng liên quan đến cổ phiếu HBC, ông Lê Quốc Duy, Phó Tổng Giám đốc, đã bị bán giải chấp 830.000 cp, giảm lượng sở hữu sua giao dịch xuống 61.103 cp (tỷ lệ 0,03%). Giao dịch thực hiện ngày 30/3/2020.
Bà Lê Thị Anh Thư, anh em với ông Lê Viết Hải - Chủ tịch HĐQT, không mua được cổ phiếu nào trong 200.000 cp đăng ký mua trước đó. Tiếp đó bà Anh Thư đăng ký mua tiếp 200.000 cp. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 7/5 đến 5/6/2020. Trước giao dịch bà Anh Thư sở hữu 1.585.304 cp (tỷ lệ 0,69%).
Ngân hàng TMCP Quân Đội (MBB): Công đoàn ngân hàng đã mua 123.723 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 7.563.361 cp. Giao dịch thực hiện ngày 28/4/2020.
CTCP Phú Tài (PTB): Ông Lê Văn Thảo, Phó chủ tịch, đã mua 243.500 cp, nâng lượng sở hữu sau giao dịch lên 3.800.833 cp (tỷ lệ 7,82%). Giao dịch thực hiện từ 27/3 đến 25/4/2020.
CTCP Thành Thành Công Biên Hòa (SBT): Ông Đặng Văn Thành, chồng bà huỳnh Bích Ngọc - Chủ tịch hĐQT, đã mua 9.997.000 cp trong tổng số 10 triệu cp đăng ký mua trướ đó (tỷ lệ 1,64%). Trước giao dịch ông Thành không sở hữu cổ phiếu nào. Giao dịch thực hiện từ 30/3 đến 28/4/2020.
CTCP Phát triển Nhà Thủ Đức (TDH): Ông Nguyễn Khắc Sơn, Tổng giám đốc, đăng ký bán 300.000 cp trong tổng số 490.011 cp (tỷ lệ 0,52%) đang sở hữu. Giao dịch dự kiến thực hiện từ 6/5 đến 4/6/2020.
CTCP Đầu tư và Phát triển đô thị dầu khí Cửu Long (CCL): Ông Nguyễn Triệu Dõng, Chủ tịch HĐQT, đã mua 2,14 triệu cp, nâng lượng sở hữu từ 5,36 triệu cp lên 7,5 triệu cp (tỷ lệ 15,79%). Giao dịch thực hiện từ 6/4 đến 27/4/2020.
CTCP Tập đoàn Dabaco (DBC): Quỹ ngoại Fraser Investment Holdings Pte. Ltd đã bán 300.000 cp, giảm lượng sở hữu cả nhóm gồm 3 quỹ ngoại có liên quan từ 7.555.798 cp (tỷ lệ 7,21%) xuống 7.255.798 cp (tỷ lệ 6,92%). Giao dịch thực hiện ngày 27/4/2020.
CTCP Kỹ nghệ Đô Thành (DTT): Ông Tôn Chương Dương, Thành viên HĐQT, đăng ký mua 311.600 cp. Trước giao dịch ông Tôn Chương Dương sở hữu 188.400 cp (tỷ lệ 2,31%). Giao dịch dự kiến thực hiện từ 4/5 đến 3/6/2020.
Sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4 Thông tin lịch sự kiện chứng khoán đáng chú ý ngày 22/4 về các doanh nghiệp trên thị trường chứng khoán. * DTL: Ngày 20/4, Sở giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) đã có quyết định đưa cổ phiếu của CTCP Đại Thiên Lộc (DTL - HOSE) vào diện kiểm soát kể từ ngày 27/4/2020. Nguyên nhân do, lợi nhuận sau thuế cổ...