ViruSs nhận định về GameFi: Đây là hạng mục đầu tư mạo hiểm không phải “chơi cho vui”
Bước chân vào thị trường mới đầy tiềm năng, tuy đã nhận phải vài drama nhưng ViruSs vẫn đặt niềm tin lớn vào GameFi.
Sau những lùm xùm liên quan tới ViruSs về tiền ảo, nam streamer đã lên tiếng trên các phương tiện truyền thông. Mặt khác, khi được hỏi về GameFi, ViruSs khẳng định đây sẽ là tương lai đáng mong đợi dù rất nhiều rủi ro tiềm ẩn.
Cụ thể, ViruSs đã nhận định GameFi sẽ tạo nên xu hướng trong tương lai. Về mặt thị trường, giá GameFi Token xuống rồi tăng lại, đây là điểm không thể thiếu ở Cryptocurrency. Hơn nữa, chưa có nhiều công ty gaming lớn đầu tư vào GameFi. Nếu có thì đó mới là lúc cuộc chơi bắt đầu.
Khi được hỏi về tính “earn” (kiếm tiền) trong “play to earn” (chơi để kiếm tiền) và tính ăn xổi của GameFi thì nam streamer bày tỏ đây là điều bình thường.
” Đó là bởi vì những người tham gia GameFi hiện tại đang là nhà đầu tư chơi game chứ ít có ai là ‘game thủ thuần túy’. Vậy nên, họ chỉ quan tâm ‘tôi kiếm được bao nhiêu tiền’. Điều này khác hẳn với ‘gamer chơi game’ với tinh thần chơi hết mình, chơi để giải khuây hay khám phá.
GameFi là nền tảng có thể nói là của tương lai sau này. Bởi lẽ, game sẽ không chỉ còn là ‘ chơi cho vui’ nữa. Ví dụ như chơi LMHT 10 năm, bạn chỉ có nạp vào, không có rút ra thì đối với GameFi, bạn có nạp và có ra. Nói chung, bạn vừa chơi được game mà vừa có thể coi như khoản đầu tư.“
ViruSs trong sự kiện khai trương showroom GearVN tại 905 Kha Vạn Cân, phường Linh Trung, thành phố Thủ Đức. Đây là nơi mua sắm linh kiện, máy tính uy tín tại Việt Nam và do ViruSs làm CMO
Về câu chuyện đội ngũ phát triển chưa ra game và đồng coin ấy liên tục lao dốc nên cộng đồng quay ra tấn công dự án, ViruSs cũng khẳng định đây không phải điều mới trong thị trường. Do liên quan đến tiền nên việc hành xử chưa tốt là điều mà hầu như ai cũng sẽ làm. Với dự án Zuki Moba (ZUKI), nam streamer đã tự tin mà nói rằng “thời gian sẽ trả lời tất cả” vì đội ngũ phát triển vẫn còn đó, chưa “bỏ của chạy lấy người”.
” Warren Buffett đã nói: Hãy tham lam khi người khác sợ hãi. Bạn nên nhớ rằng rất nhiều người mồm chửi tay mua. Nếu bạn biết về dự án, hãy đặt mình vào vị trí của người sản xuất, đừng nghe theo số đông, đừng đầu tư hùa“, nam streamer chia sẻ.
Khi xét đến câu chuyện nhiều trader, người hold coin GameFi dùng ngôn từ nặng nề thóa mạ người quảng cáo game (KOL) vì họ cho rằng KOL đang FOMO và thực tế, tín hiệu thị trường cũng không khả quan, giá coin chia nhiều lần, ViruSs cũng có góc nhìn trực quan hơn.
Đối với ViruSs, anh đã chứng kiến rất nhiều sự việc mọi người tìm cách đổ lỗi khi thua lỗ trong đầu tư, bởi lẽ “con người ta luôn muốn tìm ai đó chịu trách nhiệm cho sai lầm của mình”. Còn việc KOL tham gia các dự án đầu tư, nam streamer coi đó không có gì đáng trách cả.
“M ọi ngành nghề sản xuất đều phải có khâu marketing thì mới có thể tiếp cận được với nhiều khách hàng tiềm năng. Tuy nhiên, vẫn phải nhấn mạnh lại, đó là tiền bạc của mỗi người, hãy đầu tư thật thông minh“, nam streamer bày tỏ.
Streamer đình đám ViruSs chia sẻ việc kiếm triệu USD từ cổ phiếu, bất động sản: Nếu nắm bắt được dòng chảy của tiền, mình sẽ giàu lên rất nhanh
Dù là một người nổi tiếng và đảm nhiệm nhiều vai trò trong ngành công nghiệp giải trí, gaming và cả kinh doanh, nhưng khi suy nghĩ về câu hỏi chủ đề mà PV đặt ra "Hành trình đạt cột mốc 1 triệu USD diễn ra như thế nào?",
Đặng Tiến Hoàng (hay còn được biết đến với biệt danh ViruSs) trả lời rằng anh đã có được số tiền đó nhờ đầu tư.
"Chỉ có đầu tư mới giúp tôi kiếm được khoản tiền đó một cách nhanh nhất. Cách đây 2 - 3 năm, bản thân tôi chưa đạt được cột mốc tài sản như vậy. Nhưng trong những năm gần đây, giá trị tài sản của tôi tăng vọt.
Tôi phát hiện ra rằng, tài sản tăng lên chủ yếu đến từ kênh đầu tư. Tôi đầu tư cả crypto currency, cổ phiếu, bất động sản, vàng...
Trong đầu tư, nếu mình nắm bắt được dòng chảy của tiền, mình sẽ giàu lên rất nhanh. Dòng tiền khi chảy về crypto, khi bất động sản, vàng, chứng khoán..."
ViruSs chia sẻ, anh đầu tư crypto currency từ cuối năm 2017 và đã trải qua giai đoạn "mùa đông Bitcoin".
Với cổ phiếu, ViruSs có hơn 7 năm kinh nghiệm trên thị trường. Khoản đầu tư thành công nhất của anh là vào CTCP Tập đoàn Hoà Phát (HPG). Anh mua Hoà Phát từ năm 2018 và cho đến hiện tại vẫn tiếp tục mua thêm. Ngoài Hoà Phát, ViruSs cho biết rất ưa thích các cổ phiếu ngân hàng lớn như Vietcombank (VCB), Techcombank (TCB). ViruSs cũng chia sẻ rằng anh mới giải ngân một số cổ phiếu ngành bất động sản.
Quan điểm của ViruSs cho rằng cổ phiếu là kênh giữ tài sản tốt nhất hiện nay vì được pháp luật bảo hộ một cách rõ ràng, khác với crypto currency. Anh cho biết luôn phân bổ khoản tiền lớn vào cổ phiếu và chỉ một phần nhỏ vào tiền mã hoá.
"Kiếm tiền trong thị trường đầu tư rất dễ, giữ được tiền mới khó. Đối với tôi, thước đo với một nhà đầu tư không phải số tiền kiếm được bao nhiêu mà là họ đã tham gia thị trường bao lâu. Hiệu suất hàng năm ở mức cao đều đặn, đó mới là người giỏi trong đầu tư", ViruSs nói với PV .
Trở về nước từ Hàn Quốc sau biến cố gia đình, Đặng Tiến Hoàng (ViruSs) gần như suy sụp. Là con nhà nòi trong gia đình âm nhạc, được sự dạy dỗ tận tâm của người ông ngoại - chuyên gia nghiên cứu âm nhạc nổi tiếng, Hoàng sớm gặt hái được một số thành công nhất định trên con đường này. Nhưng sau cú sốc "nhà mất, gia đình tan đàn xẻ nghé", Hoàng không còn muốn tiếp tục học hành.
Đó cũng là giai đoạn hình thành nên một Hoàng - Game thủ chuyên nghiệp. Từ một thiếu gia học viện âm nhạc, Hoàng chơi nhạc và chơi game để có thu nhập nuôi sống mình.
" Thu nhập game thủ của tôi lúc đó chỉ từ 2 - 3 triệu đồng/tháng, rất thấp. Nguồn sống của tôi đến từ việc chơi piano tại các quán bar, khách sạn, làm nhạc cho nghệ sĩ nước ngoài...", Đặng Tiến Hoàng chia sẻ.
Khi đó, Hoàng/ViruSs 24 tuổi.
Video đang HOT
Công việc game thủ của anh những ngày đầu diễn ra như thế nào?
Tính tôi được cái là làm gì cũng đến nơi đến chốn và có tổ chức. Hồi đó chúng tôi chơi League of Legends (Liên minh Huyền thoại), tôi đã tự thành lập một đội thi đấu. Tôi chơi hay hoạt động cái gì cũng là đội trưởng, người đi đầu hoặc hoa tiêu, kiểu kiểu vậy.
Mặc dù khi đó chưa có nhiều giải đấu lớn, nhưng tôi đã tự đặt ra cho mình các nguyên tắc: giờ tập bằng này; phải có sổ tay; phải rút kinh nghiệm; chiến thuật thế này... Tất cả những thứ đó tôi nghĩ đều do tuổi trẻ. Tôi làm một cách hào hứng, chuyên nghiệp và có khoa học. Tôi chơi và lead toàn bộ những giải đấu đầu tiên.
Sau đó Garena Hà Nội tuyển đội thi đấu chuyên nghiệp. Họ mời tôi với tư cách là đội trưởng để tôi chọn các thành viên còn lại trong Hanoi Dragons.
Như vậy không chỉ chơi nhạc giỏi, anh còn chơi game rất giỏi. Anh bắt đầu làm quen với game năm bao nhiêu tuổi?
Cũng lâu đó. Nhà tôi là một trong những căn nhà có máy tính đầu tiên ở Nhạc viện Hà Nội. Game tôi chơi đầu tiên là FIFA 1998 và StarCraft. Nhưng tôi nghĩ việc tôi chơi giỏi không nằm ở tôi được tiếp cận sớm, mà là vì phương pháp dạy của ông ngoại.
Ông ngoại dạy anh chơi game? (Đùa)
Không! (Cười)
Ông ngoại dạy tôi cách làm một quy trình. Tôi áp dụng cái đó trong tất cả mọi thứ, từ đời sống đến công việc.
Đó là lý do vì sao trên Garena họ mô tả tôi là người "chơi game luôn có cuốn sổ tay bên cạnh". Tôi có thể kiên trì chơi một vị tướng cả ngày. Tôi chơi đến mức khi nào mình nhìn nó chết thì nó phải chết. Tức là tôi căn mọi thứ vào máu hết rồi.
Tôi ghi lại: mình thắng vì sao, thua vì sao, lúc này nên làm gì lợi nhất. Những phương pháp đó khiến tôi chơi game một cách khoa học hơn. Có thể tôi không phải là người có năng khiếu chơi game và nhanh tay bằng người khác, nhưng cách chơi của tôi là tối ưu nhất.
Nếu không phải là game, ông ngoại đã dạy anh những gì?
Đầu tiên, tôi nghĩ là từ những câu chuyện ông ngoại kể.
Thứ hai, ông ngoại luôn luôn nói văng vẳng trong đầu tôi: "Làm cái gì cũng phải làm cho đến nơi đến chốn. Mình là đàn ông con trai, luôn luôn phải như vậy".
Đến nơi đến chốn ở đây tức là phải đạt được thành tích nào đó. Người khác phải biết đến mình thì mình hãng làm, còn không thì thôi.
Cái tính hiếu thắng của tôi và quan điểm đó của ông ngoại khiến cho tôi làm việc gì cũng như vậy.
Hồi bé học piano, người khác thì chỉ học xướng âm, tôi có giờ nghe nhạc ballet, giờ nghe nhạc thính phòng, giờ nghe nhạc cải lương... Tôi trở thành người nghe loại nhạc nào cũng thấy hay, và tôi nắm được vì sao nó hay. Đó là những thứ ông ngoại dạy tôi từ bé.
Như ông ngoại tôi khi nghiên cứu một cái gì là đọc rất sâu về cái đó. Ông biết 13 ngôn ngữ. Ông là một chuyên gia âm nhạc, không thể bàn cãi. Ông có được sự nể phục của những người trong Học viện Âm nhạc. Ông ngoại là một người rất đặc biệt, và thực sự ông cũng rất khắt khe.
Nhưng như vậy anh có bị ông ngoại và gia đình cấm cản việc chơi game khi còn bé? Anh cân bằng mọi thứ như thế nào?
Tôi là một thằng rất mê chơi game, thậm chí bỏ học văn hoá để đi chơi. Hồi nhỏ, bà thường xuyên cầm roi ra hàng internet để tìm tôi. Tôi bị ông đánh, cậu đánh, mẹ đánh, bà đánh... vì chơi game.
Ông tôi khắt khe như này, nhiều lúc tôi tập đàn, mẹ với bà khóc để xin cho tôi nghỉ mà ông không nhất quyết không cho.
Nhưng ông lại rất tinh tế. Ông thường xuyên có những thoả thuận với tôi như kinh doanh vậy.
"Ê, Hoàng tập được xong thì cho chơi".
Và ông cũng rất tâm lý nữa. Mỗi lần tôi chơi là ông ngoại lại hỏi:
"Hoàng chơi gì đấy, tại sao nó lại hay như vậy?"
Đó là những tiểu tiết rất tuyệt vời của ông ngoại mà đến tuổi này tôi mới nhận ra. Sự quan tâm đó của ông làm tôi cảm thấy đam mê của mình được tôn trọng. Mình sẽ đáp ứng được những thứ ông ngoại yêu cầu và bản thân cũng được thoả mãn. Điều đó rất công bằng chứ không đơn thuần là bị bắt làm gì đó trong khi mình không muốn.
Như vậy có thể nói 3 thứ sau gắn liền với tuổi thơ của anh: Một là âm nhạc; hai là sự giáo dục từ gia đình mà ảnh hưởng lớn nhất là ông ngoại; ba là game?
Tôi nghĩ đúng là như vậy, mà thậm chí ảnh hưởng của ba thứ đó với tôi kéo dài đến tận bây giờ luôn.
Bạn thấy âm nhạc chảy trong máu tôi rồi, làm sao tôi thoát được.
Game, nó là thứ mác gắn với tôi. Nghề nghiệp của tôi đều xung quanh game hết. Những khoản đầu tư của tôi đều vào lĩnh vực IT và gaming.
Kênh stream của tôi cũng có thiên hướng giáo dục mọi người hơn. Mọi người vẫn thích tôi nói về các yếu tố đầu tư, học hành và những thứ rút ra được từ game...
Tôi nghĩ, 3 yếu tố đó có thể sẽ xuyên suốt cả cuộc đời tôi luôn.
Bước ngoặt nào khiến anh chuyển từ game thủ sang streamer?
Đó là cái duyên bất ngờ.
Thật ra khi đó mọi người bắt đầu nhăm nhe làm stream rồi, tôi cũng vậy. Nhưng vì chưa trải nghiệm nên tôi chưa nhìn thấy điểm sáng của nó.
Trong một lần bạn của tôi đang stream, bạn tôi đi vệ sinh và nhờ tôi vào chơi hộ. Tôi chơi với reaction của một người bình thường thôi, nhưng lượng xem lập tức tăng từ 200 - 300 views lên tới 2.000 - 3.000 views. Mọi người khi đó cười quá cười.
Thực ra nghiệp streamer đến với tôi như một cái duyên, như thể tôi sinh ra để làm nghề này chứ không phải định hướng từ bé hay xem nó là một nghề chính thống gì cả. Cũng bởi vì hôm đó bạn tôi đi vệ sinh lâu ơi là lâu. (Cười)
Với tính cách của tôi, tôi quyết định chuyển từ gamer sang streamer từ thời điểm đó.
Cho đến thời điểm hiện tại, có thể nói anh đã đạt được những thành công nhất định trong lĩnh vực gaming và streaming. Là người trưởng thành cùng với thị trường, anh đánh giá sự thay đổi của ngành công nghiệp này tại Việt Nam đã diễn ra như thế nào?
Tôi nghĩ làn sóng phát triển của ngành công nghiệp streaming ở Việt Nam mới chỉ hình thành trong 1 - 2 năm trở lại đây. Trước đó, tất cả mọi thứ đều trong giai đoạn sơ khai.
Có một đặc điểm tôi phải nói rõ thêm về ngành streaming là thời điểm bắt đầu streaming ở Việt Nam song song với thế giới. Tức là không phải Việt Nam đi sau, mà cùng một thời điểm, cách nhau không quá nhiều.
Tôi may mắn là một trong những streamer được gọi là chuyên nghiệp đầu tiên, bởi vì tôi đã có hợp đồng chính thức với một hãng phần cứng. Đó là Razer.
Lúc đó, tôi mới ngồi lại trong một khoảng lặng và chợt nhận ra ngành này tiềm năng khủng khiếp thế nào. Càng tìm hiểu về nó, tôi càng thấy được đây là mỏ vàng thực sự trong tương lai.
Anh có thể nói rõ hơn lúc đó anh đã nhìn thấy tiềm năng của ngành công nghiệp livestream như thế nào?
Đầu tiên, không có một trường nào dạy về streaming. Mọi thứ ban đầu tôi đều phải tự mình tìm hiểu, từ kỹ năng MC, tông giọng, cách nói chuyện ra làm sao, mình phải truyền tải cái gì, viết kịch bản thế nào... Những điều đó làm cho con người tôi trở nên hoàn hảo hơn.
Ngoài ra, điểm mấu chốt mà tôi nhìn thấy tương lai của ngành streaming là về phần marketing. Sẽ không có công cụ marketing nào tuyệt vời như livestream, vì vừa mass lại vừa mix.
Mass ở đây là bạn đánh toàn bộ cộng đồng và mix là trong giới đó luôn. Mục tiêu sẽ chuẩn hơn so với marketing truyền thống như báo, đài hoặc TV. Ở các kênh đó, bạn sẽ không thể nào phân biệt được ai là người quan tâm hoặc không quan tâm.
Còn với livestream, người xem quan tâm chắc chắn. Họ có thể quan tâm đến KOL gaming, hoặc game đó. Việc quảng cáo marketing là điều chắc chắn xảy ra và ngành này sẽ ngày càng phát triển.
Trong tương lai, livestream có sự hỗ trợ của hệ thống phần cứng và công nghệ, có thể sẽ còn mạnh hơn nữa. Đó là những điểm mấu chốt mà tôi thấy vì sao nó là mỏ vàng.
Quay lại thời điểm anh bắt đầu với nghiệp streaming, một tình huống rất duyên số. Người bạn của anh đi vệ sinh và anh chuốc lấy thời cơ. Nhưng khi anh bắt đầu làm streaming chuyên nghiệp, con đường đi có êm ả hay không?
Tôi nghĩ mình đã lên khá nhanh vào thời điểm đó. Tổng thể nền tảng TalkTV (thuộc VNG) thời điểm đó khoảng 20.000 views thì tôi đã được 12.000 views rồi. Nhưng sau đó tôi quyết định rời khỏi TalkTV và chuyển sang một nền tảng khác.
Về mặt kinh tế và thương hiệu, điều đó rất ổn thoả với tôi. Nhưng về mặt tiếp cận người xem, đột nhiên tôi rơi vào trạng thái làm lại từ đầu. Người xem ở Việt Nam khó kết nối với nền tảng đó, nhất là khi mạng internet gặp vấn đề. Thế là họ phải chuyển sang xem stream của người khác, mặc dù họ rất thích xem của tôi.
Đó là nền tảng gì?
Đó là Azubu, một nền tảng được đầu tư lớn bởi các ông chủ Đài Loan. Ngay cả các streamer nổi tiếng thế giới cũng stream ở đó. Khi chuyển sang Azubu, lần đầu tiên tôi được lên The New York Times với tư cách là một trong 4 streamer có thu nhập lớn ở châu Á. Hồi đó một tháng lương ở Azubu bằng 8 - 9 tháng lương ở TalkTV. Nhưng ngược lại, tôi từ mười mấy nghìn lượt xem giảm còn vài trăm lượt xem.
Vậy anh đã làm lại từ đầu như thế nào?
Câu hỏi lúc đó với tôi là làm sao vẫn giữ được fan mà vẫn stream tại Azubu vì chưa hết hợp đồng.
Tôi mới chợt nghĩ đến việc làm video trên YouTube. Đó là bước chuyển biến khá đặc biệt. Tôi bắt đầu tìm hiểu về nền tảng YouTube. Khác biệt giữa youtuber và streamer ở điểm gì. Một bên là offline, một bên là live.
Tôi học cách làm sao để một video trở nên thú vị. Rồi tôi bắt đầu làm kênh YouTube. Lúc đó là một lần nữa tôi làm mọi thứ như một trang giấy mới. Khi hết hợp đồng với Azubu, tôi chuyển hoàn toàn sang làm YouTube. Lượt xem lúc đó lại lên ầm ầm
Đó cũng là một bước chuyển giao mà tôi nghĩ mình đã học được rất nhiều từ việc ra quyết định. Những gì mình đã từng làm được rồi thì mình sẽ làm lại được. Con số thực ra không quá quan trọng vì giá trị của mình vẫn còn ở đó.
Trong hai năm qua, COVID-19 đã ảnh hưởng đến mọi khía cạnh của nền kinh tế. Với một người làm rất nhiều công việc như anh, đại dịch đã tác động như thế nào?
Tôi bị ảnh hưởng với các dự án kinh doanh offline như hàng ăn, công ty giải trí, hay hoạt động của các công ty ở nước ngoài.
Nhưng bù lại, nhánh liên quan đến online, digital lại rất ổn. Mảng KOL streamer và tổ chức giải đấu rất tốt, đó là những thứ bù trừ.
Thực sự ảnh hưởng của COVID-19 với tôi chỉ là phần rất nhỏ. Trong ảnh hưởng đó, tôi thấy vui khi mình là một trong những nhân chứng sống trong bước chuyển giao đại dịch.
COVID-19 định hình lại một trò chơi như là reset server vậy, nghĩa là mọi người chơi lại từ đầu hết. Dù họ có giàu hay nghèo, bây giờ họ cũng sẽ bắt tay vào giải quyết một bài toán, chỉ là nguồn vốn của họ khác nhau mà thôi.
Đây cũng là cơ hội hiếm hoi để tôi có thể co lại khoảng cách về tài chính, kinh tế, cũng như sức mạnh cá nhân với những người đang ở vị trí cao hơn tôi rất nhiều.
Cá nhân anh tận dụng sự xáo trộn do COVID-19 gây ra như thế nào?
Với tôi, đây cũng là một trong những sự kiện giúp tôi nhìn lại toàn bộ hoạt động kinh doanh và đầu tư của mình. Bởi vì nếu không có chuyện này, cảm giác về thoả mãn của tôi vẫn giậm chân tại chỗ. Các dự án vẫn kiếm được tiền hoặc cũng không quá lỗ lắm.
Nhưng nhờ COVID-19, tôi biết được dự án nào cực kỳ lỗ. Tôi phải giải quyết bài toán cái nào nên giữ, cái nào bỏ. Nếu giữ lại, tôi phải làm gì để dự án đó bật trở lại. Đây là trải nghiệm rất tuyệt vời của một doanh nhân, một nhà đầu tư.
Một điểm quan trọng khác là tôi may mắn làm trong ngành công nghiệp số và chứng kiến sự phát triển về công nghệ và số hoá ngày càng mạnh. Nhờ đó, tôi hoàn toàn có thể mang những gì mình đang làm lên một tầm cao mới.
Cụ thể là những gì anh đã bỏ đi và những gì anh đang tập trung rất mạnh trong giai đoạn này?
Sau dịch, tôi nhận ra đây có thể là tín hiệu vũ trụ để mình dẹp đi các công ty TVC tại Thái Lan, Singapore để tập trung vào thị trường trong nước. Thậm chí tôi còn phải đóng cửa nốt VRStudio Hà Nội để tập trung vào thị trường TP HCM.
Thứ hai, tôi phát hiện ra là đã đến lúc mình phải chơi một trò chơi mà dòng chảy tiền bạc đang đổ về, đó là blockchain và crypto currency.
Tôi co cụm hoạt động của mình xung quanh ba yếu tố sau: Đầu tiên là âm nhạc, mạng xã hội, giải trí. Thứ hai là về streaming, studio, KOL. Thứ ba là phần cứng.
Khi tập trung vào một hệ sinh thái rõ ràng, tôi sẽ nhảy ngay vào bước chuyển giao crypto currency. Đây là một big game mà tôi phải chơi. Tôi sẽ chơi một cách rõ ràng, nghiêm túc và mạnh nhất có thể.
Anh phát triển sự nghiệp trong lĩnh vực game, truyền thông về game trong gần 10 năm qua. Trên thế giới, quy mô thị trường game rất lớn, thậm chí hơn cả phim ảnh và âm nhạc cộng lại. Tương lai gần nhất mà anh có thể nhìn đối với ngành công nghiệp game của Việt Nam là như thế nào?
Tôi sẽ chia sẻ góc nhìn của tôi trong 1 - 2 năm tới.
Đầu tiên, GameFi đang nổi lên như một hiện tượng, làm cho thị trường Việt Nam như một thiên đường đối với các nhà đầu tư thế giới. Đặc biệt trong crypto currency, số lượng nhà đầu tư Việt Nam rất đông, gần như thuộc nhóm dẫn đầu. Hiện nay, số lượng nhà đầu tư nước ngoài đổ về Việt Nam xin liên hệ với các studio rất lớn. Một tháng bây giờ chúng ta "đẻ" ra hàng chục game blockchain.
Nhà đầu tư thì chỉ quan tâm đến lãi lỗ, họ không thực sự quan tâm đến gameplay lắm. Tôi cho rằng, đây đang là giai đoạn cao trào nhất của GameFi. Trên quan điểm của tôi, trong vòng 1 năm nữa bong bóng này sẽ nổ; nhưng sẽ không biến mất vì GameFi là một nét văn hoá, một phần rất quan trọng trong blockchain.
Thời điểm đó, tôi nghĩ rằng chúng ta lần đầu tiên sẽ có câu trả lời về một GameFi chuẩn mực là gì, một NFT Game chuẩn mực là như thế nào. Tôi nghĩ phải làm sao để người chơi play là chính, earn là phụ, tận dụng việc chơi game giải trí để có thêm tiền thì tốt, chứ đừng coi nó là đầu tư.
Ngoài ra, tôi cũng đang thấy một tín hiệu rất thú vị. Tất cả các công ty lớn về game truyền thống họ đang nghiên cứu gắt gao để chuyển hoá sang NFT Game. Chính tôi là người đã được trải nghiệm thực tế nhiều game nổi tiếng trên server NFT. Như vậy là các ông lớn đã sẵn sàng nhảy vào cuộc chơi rồi đó.
Thêm một dự án game blockchain Việt Nam trải qua biến động nhân sự Sau những vụ lùm xùm liên quan đến streamer Viruss, đến phiên dự án game NFT Oly Sport có những động thái mạnh tay liên quan đến nhân sự vận hành dự án. Trong tuần vừa qua, cộng đồng mạng được một phen dậy sóng khi chứng kiến một nhóm ba cô gái trẻ đạp xe quảng bá cho một dự án NFT....