Virus Vũ Hán nhấn chìm chứng khoán toàn cầu
Nhận hàng loạt thông tin xấu, chứng khoán toàn cầu đồng loạt giảm điểm trong phiên giao dịch thứ Ba (21/1).
Ảnh AFP
Sau khi nghỉ lễ ngày 20/1 – ngày sinh nhật Martin Luther King, Jr, phố Wall trở lại trong phiên thứ Ba với hàng loạt thông tin xấu.
Đầu tiên là việc Moody’s hạ tín nhiệm đối với nền kinh tế Hồng Kông sau khủng hoảng biểu tình tại đặc khu này. Tiếp đến, việc Mỹ phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm virus viêm phổi lạ corona (nCoV) xuất phát từ Vũ Hán (Trung Quốc) gây lo lắng cho người dân Mỹ nói chung và giới đầu tư phố Wall nói riêng. Virus này đã giết chết 6 người tại Trung Quốc và đang lây lan ra một số nước khác, trong đó có Mỹ.
Việc virus này bùng phát trong dịp Tết Nguyên đán của Trung Quốc đã đánh mạnh vào nhóm cổ phiếu du lịch, hàng không.
Chưa dừng lại ở đó, Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) lại đưa ra dự báo cắt giảm dự báo tăng trưởng kinh tế toàn cầu năm 2020 và 2021 do ảnh hưởng của cuộc chiến thương mại Mỹ – Trung và sự suy sụp mạnh hơn dự kiến của Ấn Độ.
Kết thúc phiên 21/1, chỉ số Dow Jones giảm 152,06 điểm (-0,52%), xuống 29.196,04 điểm. Chỉ số S&P 500 giảm 8,83 điểm (-0,27%), xuống 3.320,79 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite giảm 18,14 điểm (-0,19%), xuống 9.370,81 điểm.
Virus nConv cũng khiến giới đầu tư châu Âu hoảng loạn khi nghĩ về cuộc khủng hoảng dịch SARS năm 2003 khiến gần 800 người chết và dẫn đến kinh tế Hồng Kông suy thoái.
Video đang HOT
Tuy nhiên, đà giảm của chứng khoán châu Âu được hãm lại, trong đó chứng khoán Đức hồi phục nhẹ nhờ thông tin về cải thiện thương mại giữa 2 bờ Đại Tây Dương.
Kết thúc phiên 21/1, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 40,74 điểm (-0,53%), xuống 7.610,70 điểm. Chỉ số DAX tăng 6,93 điểm ( 0,05%), lên 13.555,87 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 32,54 điểm (-0,54%), xuống 6.045,99 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, việc Moody’s hạ xếp hạng tín nhiệm của Hồng Kông xuống mức AA2 khiến chứng khoán khu vực chìm trong sắc đỏ, trong đó chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông lao dốc mất gần 3%. Các sàn Thượng Hải và Thâm Quyến của Trung Quốc cũng sụt giảm hơn 1%.
Bên cạnh đó, việc virus viêm phổi lạ ở Vũ Hán bắt đầu lây lan rộng cũng khiến giới đầu tư hoảng sợ.
Kết thúc phiên 21/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản giảm 218,95 điểm (-0,91%), xuống 23.864,56 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 43,65 điểm (-1,44%), xuống 3.052,14 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông giảm 810,58 điểm (-2,81%), xuống 27.985,33 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul giảm 22,95 điểm (-1,01%), xuống 2.239,69 điểm.
Bất chấp nhiều thông tin gây lo sợ cho nhà đầu tư khiến các tài sản rủi ro như chứng khoán sụt giảm mạnh, nhưng giá vàng lại không thể bứt lên khi chỉ hồi nhẹ để thoát khỏi phiên điều chỉnh.
Kết thúc phiên 21/1, giá vàng giao tăng 1,1 USD (0,07%), lên 1.557,8 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 2 tăng 1,3 USD ( 0,08%), lên 1.557,9 USD/ounce.
Cũng giống chứng khoán, thông tin về việc virus nCoV lây lan khiến giới đầu tư lo ngại về cuộc khủng hoảng kinh tế, đầu tiên ảnh hưởng tới ngành du lịch và kinh tế châu Á, xấu hơn có thể khiến cuộc suy thoái như đại dịch SARS năm 2003 khiến giá dầu sụt giảm.
Kết thúc phiên 21/1, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 0,20 USD (-0,34%), xuống 58,34 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 0,26 USD (-0,40%), xuống 64,59 USD/thùng.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Liên tiếp nhận tin tốt, phố Wall lại lập đỉnh
Nhận dữ liệu kinh tế và kết quả kinh doanh tích cực, cùng với thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung được ký kết giúp phố Wall thiết lập đỉnh lịch sử mới, trong đó S&P 500 lần đầu tiên vượt mốc 3.300 điểm.
Ảnh AFP
Sau khi tỏ ra thận trọng với thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung được ký kết trong phiên thứ Tư (15/1), phố Wall đã bứt lên mạnh mẽ trong phiên thứ Năm (16/1) khi nhận hàng loạt tin kinh tế tích cực.
Cụ thể, mùa báo cáo kết quả kinh doanh quý IV/2019 bắt đầu bằng kết quả tích cực của Morgan Stanley khi lợi nhuận vượt kỳ vọng và tập đoàn nâng cao các mục tiêu hiệu quả của mình. Kết quả này giúp cổ phiếu Morgan Stanley tăng 6,6% góp phần đẩy S&P 500 lên mức cao lịch sử và lần đầu tiên vượt mốc 3.300 đồng.
Ngoài ra, thị trường còn nhận dữ liệu bán lẻ tháng 12 của Mỹ tăng 0,3%, đúng như dự báo của các nhà kinh tế, cho thấy nền kinh tế Mỹ duy trì tốc độ tăng trưởng vừa phải năm 2019 và làm giảm bớt lo ngại về sức khỏe của ngành bán lẻ sau khi báo cáo doanh số thất vọng trong mùa mua sắm vừa qua của các nhà bán lẻ lớn Target và JC Penney.
Nhóm công nghệ cũng có phiên khởi sắc khi dự báo sản xuất mạnh của các nhà sản xuất chip và đây cũng là nhóm cổ phiếu nhạy cảm với thương chiến, giúp Nasdaq tăng mạnh.
Kết thúc phiên 16/1, chỉ số Dow Jones tăng 267,42 điểm ( 0,92%), lên 29.297,64 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 27,52 điểm ( 0,84%), lên 3.316,81 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 98,44 điểm ( 1,06%), lên 9.357,13 điểm.
Trong khi đó, chứn khoán châu Âu sau nửa phiên sáng khởi sắc, đã quay đầu đi xuống và giao dịch lình xình quanh tham chiếu suốt thời gian còn lại của phiên. Chốt phiên, các chỉ số tiếp tục trái chiều, trong đó chứng khoán Anh đảo chiều giảm, chứng khoán Đức và Pháp đóng cửa ít thay đổi.
Kết thúc phiên 16/1, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 32,99 điểm (-0,43%), xuống 7.609,81 điểm. Chỉ số DAX giảm 2,87 điểm (-0,02%), xuống 13.429,43 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp tăng 6,42 điểm ( 0,11%), lên 6.039,03 điểm.
Trên thị trường chứng khoán châu Á, giới đầu tư cũng chia thành 2 thái cực khác nhau khi phản ứng về thỏa thuận thương mại vừa được ký kết giữa Mỹ và Trung Quốc. Trong khi nhà đầu tư Trung Quốc và Nhật Bản tỏ ra thận trọng, trong đó chứng khoán Trung Quốc quay đầu điều chỉnh, thì chứng khoán Hồng Kông và Hàn Quốc lại tỏ ra khá hào hứng.
Kết thúc phiên 16/1, chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tăng 16,55 điểm ( 0,07%), lên 23.933,13 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải giảm 15,96 điểm (-0,52%), xuống 3.074,08 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 109,45 điểm ( 0,38%), lên 28.883,04 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 17,07 điểm ( 0,77%), lên 2.248,05 điểm.
Dữ liệu doanh số bán lẻ tích cực khiến vàng giảm bớt vai trò trú ẩn nên quay đầu giảm trở lại trong phiên thứ Năm, trả lại phân nửa những gì đã có trong phiên trước đó.
Kết thúc phiên 16/1, giá vàng giao ngay giảm 4,1 USD (-0,26%), xuống 1.551,9 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 2 giảm 3,5 USD (-0,23%), xuống 1.550,5 USD/ounce..
Trong khi đó, dữ liệu kinh tế vừa công bố lại hỗ trợ cho giá dầu, giúp giá nhiên liệu này hồi phục trở lại khá tốt trong phiên thứ Năm.
Kết thúc phiên 16/1, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) tăng 0,71 USD ( 1,23%), lên 58,52 USD/thùng. Giá dầu thô tương lai Brent tăng 0,62 USD ( 0,97%), lên 64,62 USD/thùng.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Giới đầu tư thất vọng với báo cáo việc làm của Mỹ Tốc độ tăng trưởng việc làm trong tháng 12 của Mỹ thấp hơn kỳ vọng khiến giới đầu tư thất vọng, đẩy chứng khoán quay đầu giảm điểm trong phiên giao dịch cuối tuần trước (10/1). Ảnh AFP Theo báo cáo của Bộ Lao động Mỹ công bố trong ngày thứ Sáu, trong tháng 12/2019, nền kinh tế Mỹ tạo thêm 145.000 việc...