Virus và mối nguy đại dịch trong tương lai
Có đến 1,7 triệu loại virus còn chưa được biết tới đang tồn tại trong cơ thể các loài động vật, trong đó hơn 500.000 loài có thể gây bệnh trên người.
Covid-19 là đại dịch thứ 3 được gây ra bởi chủng virus corona đột biến, lây từ động vật sang người trong thế kỷ 21. Khoa học, với tất cả những công cụ sẵn có, đang tìm cách chống lại và xây dựng hệ thống phòng thủ mới. Tuy nhiên, những virus này mới chỉ là một phần trong số hàng ngàn mầm bệnh tiềm tàng trong tương lai.
Việc động vật là nguồn lưu trữ rất nhiều chủng virus không còn mới lạ với các nhà nghiên cứu khoa học. Điều đáng lo ngại là những hành vi xã hội và kinh tế của con người đang tấn công đoàn quân cư trú trên động vật này.
Việc chặt phá rừng, lấy đất làm nông nghiệp để cung cấp thức ăn và phục vụ nhu cầu con người là một trong số những nguyên nhân khiến các dịch bệnh truyền nhiễm xuất hiện với tốc độ nhanh chóng, theo Tổ chức Y tế Thế giới WHO. Ba đại dịch của thế kỷ 21 do virus corona gây ra chính là ví dụ.
Một khu chợ buôn bán động vật hoang dã tại Trung Quốc. Ảnh: SCMP
Mặc dù nguồn bệnh xuất phát từ động vật, đại dịch bùng phát là do một mạng lưới phức tạp của cơ sở hạ tầng và hệ thống giao thông toàn cầu hoá, khiến cho virus dễ dàng càn quét và lây lan xa.
Chuyên gia dịch tễ động vật của Đại học Thành phố Hong Kong, Dirk Pfeiffer, cho biết: “Việc virus lây lan là tự nhiên, nhưng những hoạt động của con người khiến điều này thay đổi nhanh chóng. Chúng ta đang tạo ra sự mất cân bằng bằng việc vào rừng và xâm phạm môi trường sống tự nhiên của động vật và các mầm bệnh mà chúng ta không hiểu rõ”. Tất cả những điều này góp phần thu ngắn khoảng cách tiếp xúc giữa con người và vật nuôi với tự nhiên và các loại virus.
Vấn đề thêm trầm trọng khi kết hợp với sự phát triển những siêu đô thị và hoạt động thương mại du lịch quốc tế. Đây là nguyên nhân khiến dịch bệnh lây lan nhanh chóng, tiến sĩ Pfeiffer nói.
Video đang HOT
Tiến sĩ Peter Daszak, chủ tịch tổ chức phi lợi nhuận EcoHealth tại New York và là nhà tư vấn cho WHO, cho biết: “Chúng ta nên suy nghĩ về những đại dịch giống như việc thay đổi khí hậu. Chúng là mối nguy hại đến sự tồn vong của loài người nhưng hoàn toàn có thể kiểm soát vì con người chính là nguyên nhân.”
Nhóm nghiên cứu của tiến sĩ Daszak và các chuyên gia dịch tễ quốc tế đã ước tính có đến 1,7 triệu loại virus còn chưa được biết tới đang tồn tại trong cơ thể các loài động vật. Trong số đó có khoảng hơn 500.000 loài có thể gây bệnh trên người.
Nhiều nỗ lực được thực hiện để tìm kiếm và phân loại những loài virus này. Tuy nhiên đây mới chỉ là một trong số những cách nhân loại có thể chuẩn bị cho sự tấn công của binh đoàn virus trong tương lai.
Các chuyên gia cho rằng cần đầu tư nhiều hơn vào các dịch vụ y tế công cộng và phát triển cách thức theo dõi bệnh tật trong cộng đồng. Điều này có thể được thực hiện bằng việc sử dụng Big Data (Dữ liệu lớn) để tập hợp hồ sơ y tế, dữ liệu điện thoại và lịch trình bay, dự đoán dịch bệnh sẽ bùng phát như thế nào và có biện pháp can thiệp.
Các nhà nghiên cứu cũng đang cố gắng hợp tác, tìm hiểu với quy mô toàn cầu, phát hiện ra các chủng virus, đã biết hoặc chưa biết, tồn tại trong tự nhiên bằng cách so sánh chúng với những họ virus đã biết về mặt di truyền.
Những thông tin này giúp các nhà khoa học phát hiện những loại virus đang ẩn nấp trong môi trường tự nhiên và nguy cơ đối với con người, vật nuôi ở xung quanh đó.
Nhân viên y tế tại Toronto trong đợt dịch SARS vào năm 2003. Ảnh: Reuters
Chuyên gia dịch tễ học và thú y Tierra Smiley Evans cho rằng việc yêu cầu cộng đồng thay đổi môi trường hoặc lối sống của họ là không thực tế thậm chí không có hiệu quả. Việc cần làm là theo dõi và đảm bảo nếu có biểu hiện của sự lây lan ở những khu vực nguy cơ cao, cộng đồng xung quanh đó có thể nhận biết và thông báo cho toàn thế giới.
Một việc quan trọng không kém là xét nghiệm hoàng loạt để tìm kháng thể, phân biệt các họ virus để biết chúng có thể gây bệnh trên người hay không. Đây là phương án phòng vệ quan trọng để ngăn virus gây ra đại dịch.
Tuy nhiên, việc biết chính xác khi nào một mầm bệnh tiềm tàng có thể trở thành đại dịch là điều không thể, theo lời tiến sĩ Sam Scarpino, trợ lý giáo sư tại đại học Northeastern. Việc xác định khu vực nào có nguy cơ lớn nhất cho một bệnh cụ thể là “vô cùng thách thức”, ông cho hay.
Một phần là do sự thiếu cân bằng và thành kiến tập trung vào khu vực Trung Quốc và Đông Nam Á như là nơi khởi nguồn của các dịch bệnh. Điều này dẫn tới việc bỏ lỡ những khu vực khác trên thế giới có các đặc điểm môi trường và nguy cơ tương đương, tiến sĩ Scarpino cho biết.
Scarpino và nhóm của ông có thể dựa trên những thông tin từ việc theo dõi dịch bệnh trên toàn thế giới và sử dụng những dữ liệu về các khu vực môi trường bị phá hoại, hoạt động nông nghiệp quá mức và buôn bán động vật hoang dã để có thể đón đầu những đợt bùng phát. Tuy nhiên hiện tại, không có có cách nào để thu thập hết tất cả những thông tin đó.
Linh Phan
Từ dịch Covid-19, dẹp nạn buôn bán động vật hoang dã ngay lập tức
Ngay sau khi Tổ chức Y tế thế giới khẳng định có nhiều bằng chứng về việc dịch bệnh do chủng mới virus corona (Covid-19) gây ra có liên quan tới virus corona ở dơi Rhinolophus, Trung Quốc đã thông báo Kế hoạch sửa đổi Luật Bảo vệ động vật hoang dã (ĐVHD) để dẹp bỏ tình trạng buôn bán hoặc ăn thịt ĐVHD bừa bãi.
Tại Việt Nam, "cuộc chiến" bảo vệ ĐVHD cũng cần có thêm những giải pháp mạnh để chấm dứt hành vi săn bắt, buôn bán, kinh doanh, vận chuyển, giết thịt ĐVHD.
Vi phạm diễn biến phức tạp
Phát biểu tại tọa đàm "Ngăn chặn sự lây lan của dịch Covid-19 và hoàn thiện pháp luật về quản lý ĐVHD" diễn ra mới đây tại Hà Nội, ông Nguyễn Quốc Hiệu - Phó Cục trưởng Cục Kiểm lâm (Tổng cục Lâm nghiệp, Bộ NNPTNT) cho hay, thời gian qua, tình hình vi phạm buôn bán ĐVHD quý hiếm trên toàn quốc đã có nhiều chuyển biến tích cực.
Cơ quan chức năng tỉnh Gia Lai kiểm đếm số lượng ĐVHD thu giữ được trong một vụ vận chuyển trái phép. Ảnh: T.L
"Tuy nhiên, tình trạng săn bắt, buôn bán, sử dụng, tiêu thụ ĐVHD bất hợp pháp vẫn xảy ra và diễn biến phức tạp ở nhiều nơi, đặc biệt là hoạt động rửa nguồn gốc, trà trộn ĐVHD có nguồn gốc bất hợp pháp từ tự nhiên với ĐVHD gây nuôi sinh sản hợp pháp để buôn bán, từ đó đã đẩy nhiều loài ĐVHD ngoài tự nhiên có nguy cơ tuyệt chủng, gây ảnh hưởng đến uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế và hiệu lực thực thi pháp luật" - ông Hiệu cho biết.
Trước tình hình dịch Covid-19 gây ra có diễn biến phức tạp ở nước ta, để thực hiện nghiêm quy định của pháp luật và Chỉ thị số 05/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ về phòng chống dịch Covid-19, Cục Kiểm lâm đã tham mưu, đề xuất Tổng cục Lâm nghiệp ban hành một số văn bản về tăng cường quản lý, kiểm soát hoạt động mua, bán, vận chuyển, kinh doanh, tàng trữ ĐVHD.
Thế nhưng, khó khăn, vướng mắc nhất hiện nay là quy định xử lý các hành vi vi phạm lại căn cứ vào giá trị tang vật. Trong khi đó, các loài động vật nguy cấp, quý, hiếm bị cấm lưu hành trên thị trường (nhóm IB) nên không có giá thị trường, do đó việc định giá tang vật vi phạm theo quy định tại Khoản 3, Điều 60 Luật Xử lý vi phạm hành chính gặp vướng mắc khi không có căn cứ để xác định giá trị.
Theo luật sư Đặng Đình Bách - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu pháp luật và Chính sách phát triển bền vững (LPSD), hiện nay, (tháng 3/2020), Việt Nam chưa ban hành các văn bản quy phạm pháp luật đặc thù quy định chi tiết về việc nghiêm cấm mua bán, tiêu thụ ĐVHD.
Các quy định pháp luật liên quan đến bảo vệ ĐVHD hiện nay vẫn còn bộc lộ một số điểm hạn chế, còn rải rác trong nhiều văn bản luật chuyên ngành. "Luật Sửa đổi, bổ sung Bộ luật Hình sự 2015 đã tăng mức xử phạt dành cho tội phạm liên quan đến ĐVHD, với định khung hình phạt tù lên đến 12 năm và định khung mức phạt tiền lên đến 6 tỷ đồng. Tuy vậy, mức xử phạt trên vẫn chưa tương xứng với lợi nhuận tài chính thực tế mà cá nhân hay pháp nhân thương mại thu về từ hoạt động mua bán, tiêu thụ trái phép ĐVHD" - ông Bách nói.
Cần chỉ thị từ Thủ tướng
Theo bác sỹ Nguyễn Trọng An - Phó Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu và phát triển cộng đồng (RTCCD), trước mắt, cần bổ sung vào các văn bản pháp luật hiện hành, các chế tài mạnh và nghiêm khắc về việc kiểm soát việc buôn bán, trao đổi các loài động, thực vật hoang dã để tránh tình trạng khai thác quá mức dẫn đến tình trạng tuyệt chủng.
Nhiều ý kiến cho rằng, để "cuộc chiến" bảo vệ ĐVHD đạt được hiệu quả tốt hơn, trước mắt, cần phải có chỉ thị của lãnh đạo cao nhất Chính phủ về việc tăng cường kiểm soát quản lý, thanh kiểm tra xử phạt hành vi săn bắt, buôn bán, kinh doanh, vận chuyển, giết thịt ĐVHD. Về lâu dài cần có Nghị quyết Quốc hội hoặc Nghị định Chính phủ đủ mạnh.
Luật Sư Đặng Đình Bách nhấn mạnh, đứng trước các vấn đề về bảo tồn đa dạng sinh học và bảo đảm sức khỏe, dịch vụ y tế cho người dân trong bối cảnh đại dịch Covid-19 đang lây lan rộng trên toàn thế giới hiện nay, việc ban hành chỉ thị của Thủ tướng về nghiêm cấm mua bán, tiêu thụ trái phép ĐVHD thể hiện sự đúng đắn và kịp thời trong công tác lãnh đạo, điều hành quốc gia trước vấn đề cấp thiết của xã hội.
"Địa ngục" chim trời Thạnh Hóa: Tỉnh Long An giao công an điều tra Tỉnh đã nhận được Công văn chỉ đạo của Bộ NNPTNT, sẽ tham mưu cho Chủ tịch UBND tỉnh ra Văn bản chỉ đạo riêng về vụ này. Quan điểm của tỉnh là làm dứt điểm, giao cho lực lượng công an tỉnh hỗ trợ điều tra, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Long An Phạm Văn Cảnh cho biết. Già đẫy nhỏ được...











Tiêu điểm
Tin đang nóng
Tin mới nhất

Anh tăng cường ngoại giao thương mại trong bối cảnh căng thẳng thuế quan toàn cầu

Sập công trình tàu điện ngầm đang xây dựng tại Hàn Quốc

Nhật Bản lập nhóm đặc trách đàm phán thương mại với Mỹ

Ông Trump cảnh báo kịch bản áp thuế đối ứng sau thời hạn 90 ngày tạm hoãn

OpenAI đệ đơn kiện Elon Musk vì hành vi gây rối và cạnh tranh không lành mạnh

Đặc phái viên của Tổng thống Trump đến Nga

Ông Trump phàn nàn hiệp ước an ninh Mỹ - Nhật Bản là "quá một chiều"

Anh xem xét triển khai binh sĩ tới Ukraine trong 5 năm

Indonesia ghi nhận 348 trận động đất núi lửa nông ở Bắc Sulawesi

Ông Tập Cận Bình lần đầu lên tiếng về căng thẳng thương mại với Mỹ

Trung Quốc tăng thuế với Mỹ lên 125%

Iran hướng tới một thỏa thuận thực chất trong đàm phán với Mỹ
Có thể bạn quan tâm

Sao Vbiz vướng tin yêu đương nhiều nhất: Bị đồn "phim giả tình thật" với đồng nghiệp có vợ con, phản bác thế nào?
Hậu trường phim
23:22:27 11/04/2025
Việt Trinh nói về tin ở biệt thự 3.000m2: Tôi không giàu có, chỉ đủ sống!
Sao việt
23:17:38 11/04/2025
Thanh Hà - Phương Uyên bước qua mất mát, tự 'chữa lành' nỗi đau
Nhạc việt
23:11:14 11/04/2025
"Ông hoàng showbiz" ở ẩn để bán xúc xích, kiếm trên 1.000 tỷ đồng mỗi năm
Sao châu á
23:04:58 11/04/2025
Kanye West xin lỗi, vợ chồng Jay-Z và Beyoncé xem xét cách xử lý
Sao âu mỹ
22:56:16 11/04/2025
Hồng Vân thích thú khi chàng trai trẻ quyết tâm 'cưa đổ' cô vợ xinh đẹp
Tv show
22:50:56 11/04/2025
Trước ngày cưới, bạn thân vay 200 triệu nhưng cuộc gọi điện thoại sau đó đã lộ bản chất của cô ta
Góc tâm tình
22:46:42 11/04/2025
Bộ Công an cảnh báo 4 phương thức lừa đảo núp bóng shipper
Pháp luật
22:38:42 11/04/2025
Xuất hiện thêm 'hố tử thần' ở Bắc Kạn, cách hố ban đầu 50 m
Tin nổi bật
22:30:20 11/04/2025
Tháng 4 nên hạn chế thịt gà, thịt bò, ưu tiên 3 loại thịt bổ dưỡng cho cơ thể: Đây là lý do
Ẩm thực
22:09:56 11/04/2025