Virus SARS-CoV-2 tồn tại dai dẳng ‘hàng tháng’ trong cơ thể người

Theo dõi VGT trên

Trang tin Bloomberg ngày 26/12 dẫn một kết quả nghiên cứu cho biết virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 chỉ cần vài ngày để lây lan từ đường hô hấp đến khắp cơ thể người và sau đó có thể tồn tại dai dẳng “hàng tháng”.

Virus SARS-CoV-2 tồn tại dai dẳng hàng tháng trong cơ thể người - Hình 1
Hình ảnh minh họa virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19. Ảnh: AFP/TTXVN

Trong phân tích được cho là toàn diện nhất cho đến nay về sự phân bố và tồn tại của virus trong cơ thể và não bộ, các nhà khoa học thuộc Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH) cho biết họ phát hiện ra rằng mầm bệnh có khả năng nhân bản, tái tạo trong tế bào con người ngoài đường hô hấp.

Các kết quả này được công bố trực tuyến ngày 25/12 trong một bản thảo đang được xem xét để xuất bản trên tạp chí uy tín Nature. Theo đó, việc chậm thanh lọc virus khỏi cơ thể là một nguyên nhân tiềm năng dẫn tới những triệu chứng dài dẳng ở những người khỏi bệnh hay còn được gọi là “ Long COVID” (COVID kéo dài). Các tác giả nghiên cứu cho rằng việc hiểu cơ chế mà virus tồn tại, cùng với phản ứng của cơ thể hứa hẹn sẽ giúp cải thiện việc chăm sóc cho những người mắc COVID-19.

Ziyad Al-Aly, Giám đốc Trung tâm dịch tễ lâm sàng tại Hệ thống chăm sóc sức khỏe cựu chiến binh St Louis tại bang Missouri (Mỹ), người đứng đầu một số nghiên cứu riêng biệt về COVID kéo dài, nhận định: “Đây là nghiên cứu đặc biệt quan trọng. Bấy lâu nay, chúng ta vẫn đối mặt với câu hỏi tại sao COVID kéo dài dường như ảnh hưởng tới nhiều hệ cơ quan cơ thể người như vậy. Nghiên cứu này có thể làm sáng tỏ phần nào, giúp giải thích tại sao COVID kéo dài có thể xảy ra ngay cả với những người mắc ở thể nhẹ hoặc không có triệu chứng”.

Video đang HOT

Các phát hiện trên chưa được các nhà khoa học độc lập xem xét và đ.ánh giá, đồng thời chủ yếu dựa trên dữ liệu thu thập từ các ca t.ử v.ong bởi COVID-19 chứ không phải các bệnh nhân mắc COVID kéo dài hay theo gọi cách gọi khác là mắc “di chứng sau cấp tính của SARS-CoV-2″.

Xu hướng lây nhiễm của virus SARS-CoV-2 với các tế bào bên ngoài đường hô hấp và phổi đang là một chủ đề có nhiều tranh luận, với một số nghiên cứu cho những kết quả trái ngược nhau về khả năng này. Nghiên cứu mới nhất kể trên được thực hiện ở NIH tại thành phố Bethesda, bang Maryland (Mỹ), dựa trên việc lấy mẫu và phân tích các mô được lấy trong quá trình khám nghiệm t.ử t.hi của 44 bệnh nhân qua đời sau khi nhiễm virus SARS-CoV-2 trong năm đầu đại dịch ở Mỹ.

Theo Daniel Chertow, người đứng đầu bộ phận nghiên cứu các mầm bệnh mới của NIH cùng các đồng sự, mức độ trầm trọng của lây nhiễm bên ngoài đường hô hấp cũng như thời gian cần để loại bỏ virus vẫn chưa thể hiện đặc điểm rõ ràng, đặc biệt ở não. Nhóm nghiên cứu đã phát hiện ra RNA của SARS-CoV-2 hiện diện dai dẳng ở nhiều bộ phận cơ thể, bao gồm cả vùng não trên, trong khoảng thời gian lên tới 230 ngày sau khi bắt đầu có triệu chứng mắc bệnh. Điều này có thể cho thấy việc nhiễm virus khiếm khuyết, vốn từng được miêu tả trong tình trạng nhiễm virus sởi dai dẳng. Trái ngược với nghiên cứu khám nghiệm t.ử t.hi khác về COVID-19, quá trình thu thập mô sau khi khám nghiệm t.ử t.hi của nhóm NIH toàn diện hơn và thường diễn ra trong khoảng một ngày sau khi bệnh nhân qua đời.

Các nhà nghiên cứu NIH cũng sử dụng nhiều kỹ thuật bảo quản mô khác nhau để phát hiện và định lượng nồng độ virus, cũng như phát triển virus được thu thập từ nhiều mô, bao gồm phổi, tim, ruột non và tuyến thượng thận từ bệnh nhân qua đời trong tuần đầu tiên mắc COVID-19. Các tác giả cho biết: “Các kết quả cho thấy mặc dù mức độ cao nhất của SARS-CoV-2 là ở đường hô hấp và phổi, virus này có thể phát tán sớm trong quá trình lây nhiễm và lây nhiễm các tế bào khắp toàn bộ cơ thể, bao gồm cả não bộ”.

Các nhà nghiên cứu cho rằng n.hiễm t.rùng hệ thống phổi có thể dẫn đến giai đoạn “viremic” (virus xâm nhập vào m.áu) sớm, trong đó virus hiện diện trong m.áu và được gieo mầm khắp cơ thể, bao gồm cả qua hàng rào m.áu não, ngay cả ở những bệnh nhân bị nhẹ hoặc không triệu chứng. Một bệnh nhân trong nghiên cứu khám nghiệm t.ử t.hi là một trẻ v.ị t.hành n.iên dường như t.ử v.ong vì các biến chứng co giật không liên quan, cho thấy t.rẻ e.m bị nhiễm COVID-19 không nghiêm trọng cũng có thể bị lây nhiễm toàn thân.

Các tác giả nghiên cứu cho biết việc “thanh lọc” virus kém hiệu quả hơn trong các mô bên ngoài hệ thống phổi có thể liên quan đến phản ứng miễn dịch yếu bên ngoài đường hô hấp. RNA của SARS-CoV-2 đã được phát hiện trong não của tất cả 6 bệnh nhân khám nghiệm t.ử t.hi đã c.hết hơn 1 tháng sau khi phát triển các triệu chứng và trên hầu hết các vị trí được đ.ánh giá trong não của 5 bệnh nhân, bao gồm một bệnh nhân t.ử v.ong 230 ngày sau khi có triệu chứng mắc COVID-19.

Chuyên gia Al-Aly cho biết việc tập trung nghiên cứu vào nhiều vùng não đặc biệt hữu ích: “Nó có thể giúp chúng ta hiểu được sự suy giảm nhận thức thần kinh hay “sương mù não” và các biểu hiện tâm thần kinh khác của chứng COVID kéo dài”. Ông kết luận: “Chúng ta cần bắt đầu nghĩ về SARS-CoV-2 như một loại virus ảnh hưởng toàn bộ cơ thể con người. Nó có thể biến mất ở một số người khỏi bệnh, nhưng ở những người khác có thể tồn tại trong nhiều tuần hoặc nhiều tháng và dẫn tới chứng COVID kéo dài”.

Omicron có thể là biến thể gây lo ngại cuối cùng

Giống như tất cả các sinh vật sống, các virus đều có tiến hóa. Thực tế này đã trở nên rất rõ ràng trong thời kỳ đại dịch COVID-19, khi các biến thể mới đáng lo ngại của virus SARS-CoV-2 đã xuất hiện sau mỗi vài tháng.

Omicron có thể là biến thể gây lo ngại cuối cùng - Hình 1
Hình ảnh minh họa biến thể Omicron (phải) và Delta (trái). Ảnh: Getty Images/TTXVN

Trong bài viết có tựa đề: "Omicron có lẽ không phải là biến thể cuối cùng, song có thể là biến thể cuối cùng gây quan ngại" được đăng trên trang theconversation.com, tác giả Ben Krishna cho biết một số biến thể này có khả năng lây lan từ người sang người cao hơn, cuối cùng trở nên chiếm ưu thế khi cạnh tranh với các biến thể khác của SARS-CoV-2 có tốc độ lây lan kém hơn. Khả năng lây truyền được "nâng cấp" này được cho là do các đột biến trong protein gai (S) trên bề mặt của virus, cho phép virus liên kết mạnh hơn với các thụ thể ACE2. ACE2 là các thụ thể trên bề mặt tế bào của con người mà virus bám vào để xâm nhập và bắt đầu nhân lên trong cơ thể. Những đột biến này đã cho phép biến thể Alpha, và sau đó là biến thể Delta, trở thành những biến thể chủ đạo trong số ca mắc COVID-19 trên toàn cầu. Giờ đây, các nhà khoa học dự đoán điều tương tự sẽ xảy ra với Omicron.

Tuy nhiên, virus không có khả năng "nâng cấp" vô hạn. Các quy luật sinh hóa có nghĩa là đến một thời điểm cuối cùng nào đó, virus sẽ tiến hóa và sở hữu một protein đột biến liên kết với ACE2 càng mạnh càng tốt. Do đó, khả năng lây lan của virus SARS-CoV-2 giữa người với người sẽ không chỉ bị giới hạn do mức độ virus có thể bám vào bên ngoài tế bào. Các yếu tố khác sẽ hạn chế sự lây lan của virus như tốc độ sao chép của bộ gen, tốc độ virus có thể xâm nhập vào tế bào thông qua protein TMPRSS2 và lượng virus mà một người bị nhiễm có thể phát ra. Về nguyên tắc, tất cả những thứ này cuối cùng sẽ phát triển đến hiệu suất cao nhất.

Sau khi nhiễm bất kỳ loại virus nào, hệ miễn dịch sẽ điều chỉnh bằng cách tạo ra các kháng thể bám vào virus để vô hiệu hóa virus và các tế bào T sát thủ sẽ phụ trách t.iêu d.iệt các tế bào bị nhiễm bệnh. Kháng thể là những mảnh protein gắn vào hình dạng phân tử của virus và tế bào T sát thủ cũng nhận ra các tế bào bị nhiễm bệnh thông qua hình dạng phân tử. Do đó, virus SARS-CoV-2 có thể "né" hệ miễn dịch bằng cách gây đột biến đủ để hình dạng phân tử của nó thay đổi vượt ngoài khả năng nhận biết của hệ miễn dịch. Đây là lý do tại sao Omicron rõ ràng đã rất thành công trong việc lây nhiễm cho những người có khả năng miễn dịch trước đó, từ vaccine ngừa COVID-19 hoặc từng bị nhiễm các biến thể khác. Các đột biến cho phép protein gai liên kết với ACE2 mạnh hơn cũng làm giảm khả năng của các kháng thể gắn với virus và vô hiệu hóa nó. Tuy nhiên, dữ liệu của hãng dược phẩm Pfizer cho thấy rằng tế bào T sát thủ sẽ phản ứng tương tự với Omicron như các biến thể trước đó. Điều này phù hợp với nhận định rằng Omicron gây tỷ lệ t.ử v.ong thấp hơn ở Nam Phi, nơi hầu hết mọi người đều có khả năng miễn dịch.

Do đó, điều quan trọng đối với nhân loại đó là việc từng nhiễm bệnh hoặc tiêm vaccine dường như vẫn bảo vệ trước nguy cơ bệnh diễn biến nặng hoặc t.ử v.ong. Điều này đồng nghĩa virus SARS-CoV-2 có thể nhân bản và tái nhiễm, nhưng con người sẽ không bị bệnh nặng như khi mắc lần đầu. Tác giả Krishna cho rằng đây là tương lai có thể xảy ra nhất đối với virus SARS-CoV-2. Ngay cả khi xuất hiện một biến thể hoạt động như một "game thủ chuyên nghiệp" và cuối cùng đạt tối đa sức mạnh, không có lý do gì để bi quan rằng biến thể sẽ không bị hệ miễn dịch kiểm soát và đ.ánh bại. Các đột biến cải thiện khả năng lây lan của virus không làm tăng nguy cơ t.ử v.ong quá cao. Loại biến thể này sau đó sẽ chỉ đơn giản là đột biến ngẫu nhiên, thay đổi theo thời gian để trở nên khó nhận biết trước các biện pháp phòng thủ đã được điều chỉnh của hệ miễn dịch, dẫn đến nguy cơ tái nhiễm. Thế giới có thể sẽ có mùa COVID vào mỗi mùa đông giống như bệnh cúm hằng năm. Virus gây bệnh cúm cũng có thể có dạng đột biến tương tự theo thời gian dẫn đến tái nhiễm. Có lẽ hình mẫu tiến hóa tốt nhất đối với virus SARS-CoV-2 là 229E, một loại virus corona gây ra cảm lạnh thông thường.

Vì vậy, tác giả cho rằng Omicron sẽ không phải là biến thể cuối cùng, nhưng lại có thể là biến thể cuối cùng gây ra sự quan ngại và đáng được lưu tâm. Nếu may mắn, virus SARS-CoV-2 có thể sẽ trở thành một loại virus đặc hữu, biến đổi từ từ theo thời gian. Khi đó, bệnh COVID-19 sẽ diễn biến nhẹ hơn vì cơ thể đã hình thành miễn dịch trước đó, từ đó làm giảm nguy cơ nhập viện và t.ử v.ong.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Mỹ dần thay đổi lập trường về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine
06:04:01 20/09/2024
Hàng trăm nhà dân ở huyện miền núi Quảng Bình ngập sâu do mưa lớn
12:25:15 20/09/2024
Loài chuột quý hiếm gần như tuyệt chủng, bất ngờ hồi sinh sau gần 1 thế kỷ
20:36:31 21/09/2024
Kịch bản nghiệt ngã khi 'Sông băng Ngày tận thế' tan chảy
07:59:34 21/09/2024
ABC News: Tình báo Israel chuẩn bị 15 năm cho vụ kích nổ máy nhắn tin ở Liban
06:16:28 21/09/2024
Tranh cãi về động thái tăng t.uổi nghỉ hưu của Trung Quốc
13:36:52 20/09/2024
Trung Quốc lần đầu lên tiếng sau loạt vụ nổ máy nhắn tin, bộ đàm ở Liban
08:45:11 20/09/2024
Myanmar: Số người t.hiệt m.ạng do bão Yagi tăng lên 293 người
05:42:03 21/09/2024

Tin đang nóng

Tôn Bằng lần đầu tiên gặp lại các con sau cuộc l.y h.ôn chấn động, người thân Hằng Du Mục nơm nớp lo sợ
19:41:54 21/09/2024
Cận cảnh cuộc sống tại khu tạm cư mới của Làng Nủ sau thảm hoạ lũ quét kinh hoàng
19:14:04 21/09/2024
Liveshow Duy Mạnh - Tuấn Hưng: Tam Đảo đổ mưa lớn, khán giả tắc đường đến trễ phải lùi giờ bắt đầu!
21:20:37 21/09/2024
Thảm đỏ "hot" nhất Hoa ngữ hôm nay: Triệu Lệ Dĩnh gây thất vọng vì tạo hình nhưng vẫn chiếm trọn "spotlight"
23:30:16 21/09/2024
Huỳnh Hiểu Minh đưa bạn gái hot girl đi khám thai, sắp đón con thứ 2 chào đời
19:58:54 21/09/2024
Triệu Vy là ngoại lệ của Huỳnh Hiểu Minh, Diệp Kha hay Angelababy "bít cửa" so
21:39:27 21/09/2024
Bị quá nhiều tin đồn qua đời, ca sĩ Kasim Hoàng Vũ lên tiếng
22:55:14 21/09/2024
Khung hình lịch sử showbiz Việt: Bộ đôi duyên nợ Duy Mạnh - Tuấn Hưng chạm tay song ca cực tình!
19:51:15 21/09/2024

Tin mới nhất

Thượng đỉnh Bộ tứ: Đẩy mạnh hợp tác hàng hải, thảo luận về tình hình Biển Đông

21:42:37 21/09/2024
Trong hội nghị thượng đỉnh nhóm Bộ tứ tại thành phố Wilmington, bang Delaware (Mỹ) lần này, các nhà lãnh đạo sẽ nhất trí về một số sáng kiến mới, bao gồm cả bắt đầu tiến hành các cuộc tập trận chung của lực lượng bảo vệ bờ biển.

Tổng thống Ukraine ký dự luât tăng ngân sách quốc phòng thêm 12 tỷ USD

21:40:20 21/09/2024
Theo Chủ tịch Ủy ban Ngân sách của Quốc hội Ukraine Roksolana Pidlasa, khoản chi tiêu bổ sung trị giá 12 tỷ USD này chủ yếu đến từ việc phát hành trái phiếu chính phủ nội địa và giảm chi phí liên quan đến trả nợ công.

Hàng chục tên lửa xâm nhập bắc Israel, Hezbollah đề bạt 2 chỉ huy mới

21:38:28 21/09/2024
Kann News sau đó đã công bố một số video trên mạng xã hội X về cảnh các hệ thống phòng không Israel đang được kích hoạt để đ.ánh chặn mục tiêu.

Lũ lụt lịch sử kéo tụt nền kinh tế ở Trung Âu

21:36:28 21/09/2024
Tổn thất kinh tế đang làm gia tăng áp lực lên tài chính nhà nước ở một khu vực vẫn đang chịu ảnh hưởng của đại dịch COVID-19 và lạm phát tăng vọt sau cuộc xung đột Nga - Ukraine vào năm 2022.

Iran ra mắt tên lửa đạn đạo mới trong bối cảnh căng thẳng khu vực gia tăng

21:34:29 21/09/2024
Hãng thông tấn nhà nước IRNA cho biết tên lửa Jihad sử dụng nhiên liệu rắn do nhánh hàng không vũ trụ của Lực lượng Vệ binh Cách mạng Iran thiết kế và sản xuất. Tên lửa có tầm hoạt động là 1.000km.

Ukraine gây sức ép lên các đồng minh phương Tây

21:32:19 21/09/2024
Hầu hết quyết định trong bản kế hoạch phụ thuộc vào ông ấy. Các đồng minh khác cũng có vai trò quan trọng nhưng có một số điểm nhất định dựa trên thiện chí và sự ủng hộ của Mỹ tổng thống Ukraine nói.

Lực lượng Ukraine tấn công hai kho vũ khí quân sự bên trong lãnh thổ Nga

21:29:42 21/09/2024
Cụ thể, lực lượng Kiev đã tấn công một cơ sở gần thành phố Tikhoretsk ở phía Nam thành phố Krasnodar và một cơ sở gần làng Oktyabrsky ở thành phố Tver. Tuyên bố còn nhấn mạnh: Các nhiệm vụ đã được hoàn thành.

Hé lộ vũ khí 'không phải dạng vừa' có tên trong gói viện trợ mới của Mỹ dành cho Ukraine

21:27:13 21/09/2024
Tên lửa JSOW, hiện đang được Không quân và Hải quân Mỹ cùng một số đồng minh sử dụng, có thể tấn công mục tiêu ở khoảng cách hơn 100 km.

Israel có đủ sức đối phó với cả mặt trận Liban và Gaza cùng thời điểm?

21:21:21 21/09/2024
Đến ngày hôm sau, hàng loạt bộ đàm tại Liban phát nổ khiến 14 người c.hết và 450 người bị thương. Hezbollah lập tức cáo buộc Israel đứng sau các cuộc tấn công này đồng thời tuyên bố sẽ đáp trả. Tuy nhiên, quân đội Israel vẫn chưa phản hồ...

Nhật Bản: Nhiều địa phương ghi nhận nắng nóng kỷ lục

21:18:01 21/09/2024
Dự báo, nhiệt độ sẽ giảm dần vào ngày 22/9 ở phía Tây Nhật Bản và những khu vực khác, song một số khu vực mà chủ yếu ở phía Đông, có thể vẫn hứng chịu thêm một ngày nắng nóng với nhiệt độ thấp nhất là 35 độ C.

TikTok xóa tài khoản đài Sputnik của Nga

20:59:45 21/09/2024
Động thái này diễn ra sau khi Mỹ áp đặt lệnh trừng phạt đối với một số cơ quan truyền thông của Nga, bao gồm đài RT.

Nhật Bản sơ tán hàng chục nghìn người tại nơi từng xảy ra động đất mạnh vào đầu năm

19:39:35 21/09/2024
Nhà dự báo thời tiết Satoshi Sugimoto của JMA nói với truyên thông rằng các khu vực nằm trong cảnh báo đang phải hứng chịu mưa lớn với mức độ chưa từng có. Ông đồng thời khẳng định đây là tình huống cần đảm bảo an toàn ngay lập tức.

Có thể bạn quan tâm

Jackson thăng hoa giúp Chelsea áp sát ngôi đầu Premier League

Sao thể thao

23:41:14 21/09/2024
Chelsea nối dài mạch bất bại ở Premier League bằng chiến thắng 3-0 ngay trên sân của West Ham United trong ngày t.iền đạo Nicolas Jackson thi đấu thăng hoa.

Tuấn Hưng nóng tính mắng ban nhạc, chế lời bản hit gửi đến Duy Mạnh: "Dù anh trêu đùa em trên Facebook của anh..."

Nhạc việt

23:27:05 21/09/2024
Tuấn Hưng muốn lắng nghe rõ giọng hát của khán giả bên dưới nhưng ban nhạc lại không hiểu ý anh. Nam ca sĩ không ngại ngần mắng ban nhạc trên sân khấu.

Hoa hậu Kỳ Duyên về Nam Định làm từ thiện, Hồng Diễm đẹp đến nao lòng

Sao việt

23:18:00 21/09/2024
Hoa hậu Nguyễn Cao Kỳ Duyên đang có chuyến về quê Nam Định làm từ thiện. Diễn viên Hồng Diễm đăng ảnh đẹp đến nao lòng.

Hồ Tấn Tài bỏ t.iền túi hỗ trợ trẻ mồ côi khiến Quyền Linh cảm kích

Tv show

21:41:27 21/09/2024
Ngoài vượt qua các thử thách, Hồ Tấn Tài cùng Ngọc Thanh Tâm còn bỏ t.iền túi hỗ trợ các em nhỏ mồ côi trong Mái ấm gia đình Việt .

Bộ phim tài liệu khiến Oprah Winfrey chi hàng triệu USD ngăn chặn việc phát hành

Hậu trường phim

21:34:35 21/09/2024
Tờ Page Six đưa tin nữ hoàng truyền hình Oprah Winfrey đã trả một khoản t.iền khổng lồ cho Apple TV+ để mua lại bản quyền bộ phim tài liệu kể về cuộc đời và sự nghiệp của bà.

Angelina Jolie làm công chúng không nhận ra, thay đổi 360 độ hậu sự cố Pax Thiên

Sao âu mỹ

20:27:19 21/09/2024
Xuất hiện trên bìa tạp chí CR Fashion Book, nữ minh tinh Angelina Jolie, 49 t.uổi, trông thật khác lạ khi uốn tóc theo kiểu xoăn disco thập niên 1980, trang điểm đậm, phong cách lạnh lùng.

Tử vi 12 cung hoàng đạo ngày 22/9: Cự Giải khó khăn, Ma Kết phát triển

Trắc nghiệm

20:21:47 21/09/2024
Xem tử vi 12 cung hoàng đạo hôm nay 22/9 về sự nghiệp, tài lộc, tình yêu. Hôm nay, Cự Giải hãy chú ý kiểm soát cảm xúc, Ma Kết hãy mạnh dạn hành động.

Phạm Thoại lại g.ây s.ốc, nhưng lần này quá oke: Tiếp tục đem 5 tỷ đồng đi làm từ thiện!

Netizen

19:53:24 21/09/2024
Trưa 21/9, Phạm Thoại bất ngờ công bố sẽ ủng hộ thêm 5 tỷ đồng cho đồng bào bị ảnh hưởng do bão số 3 và lũ lụt vừa qua. Số t.iền này được ứng trước từ lợi nhuận trong phiên livestream vào ngày 25/9 tới đây của Phạm Thoại.