Mỹ dần thay đổi lập trường về cách chấm dứt xung đột ở Ukraine
Mặc dù Mỹ vẫn cam kết ủng hộ Ukraine và không công khai chấp nhận nhượng bộ, nhưng các dấu hiệu cho thấy Washington đang hướng đến tìm kiếm một giải pháp ngoại giao, bao gồm khả năng đóng băng xung đột và lệnh ngừng bắ.n tạm thời.
Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky (trái) trong cuộc gặp Tổng thống Mỹ Joe Biden ở Washington, DC ngày 21/9/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Tờ Izvestia (Nga) ngày 19/9 đưa tin, kể từ khi cuộc xung đột giữa Ukraine và Nga nổ ra, Mỹ đã đóng vai trò quan trọng trong hỗ trợ quân sự và ngoại giao cho Ukraine. Tuy nhiên, lập trường của Washington về cách chấm dứt xung đột này đang có dấu hiệu thay đổi. Mặc dù Mỹ vẫn cam kết hỗ trợ Ukraine, bao gồm việc bảo vệ quyền tự vệ của nước này, nhưng những kỳ vọng ban đầu về một chiến thắng dứt điểm của Ukraine trên chiến trường dường như không còn được đặt lên hàng đầu.
Cụ thể, Đại sứ quán Mỹ tại Nga đã nhấn mạnh rằng Washington sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine cho đến khi đạt được một nền hòa bình lâu dài và công bằng. Tuy nhiên, khái niệm “hòa bình công bằng” ở đây không được giải thích rõ ràng, nhưng có thể ám chỉ một thỏa thuận hòa bình có lợi cho Ukraine và các đồng minh phương Tây. Theo Đại sứ quán Mỹ, Mỹ ủng hộ quyền tự chủ của Ukraine trong việc bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền trước sự tấ.n côn.g từ Nga.
Điều này thể hiện rõ ràng trong lập trường của Mỹ về “kế hoạch hòa bình” do Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky đề xuất. Đại sứ Mỹ tại Liên hợp quốc Linda Thomas-Greenfield đã khẳng định rằng kế hoạch này là một chiến lược khả thi và hợp lý, vạch ra các mục tiêu cần thiết để chấm dứt xung đột. Mỹ cho rằng kế hoạch của Tổng thống Zelensky có thể thực hiện được, mặc dù không rõ liệu điều đó có dẫn đến hòa bình lâu dài như Mỹ mong muốn hay không.
Video đang HOT
Mặc dù Mỹ vẫn thể hiện sự ủng hộ đối với Ukraine, lời lẽ của Washington về cách chấm dứt xung đột đang dần thay đổi. Giám đốc nghiên cứu của Hội đồng các vấn đề quốc tế của Nga (RIAC) Andrey Kortunov nhận định rằng, Washington đã giảm kỳ vọng về một chiến thắng quân sự hoàn toàn của Ukraine.
Sự thay đổi này xuất phát từ thực tế rằng cuộc phản công của Ukraine trong mùa Hè năm 2023 không mang lại kết quả như phương Tây kỳ vọng.
Việc Ukraine không thể đạt được những thành tựu lớn trên chiến trường đã làm giảm đi niềm tin của nhiều nhà lãnh đạo phương Tây vào khả năng đán.h bại Nga hoàn toàn bằng biện pháp quân sự. Điều này khiến Washington và các quốc gia châu Âu bắt đầu nghiêng về ý tưởng tìm kiếm một giải pháp thông qua đối thoại và nhượng bộ. Theo chuyên gia Kortunov, sự thay đổi trong quan điểm của Mỹ không đồng nghĩa với việc lập tức điều chỉnh chính sách, nhưng nó phản ánh thực tế rằng Washington đang cân nhắc những giải pháp khác nhau để chấm dứt xung đột.
Trong khi đó, Dmitry Novikov, Phó giáo sư tại Trường Kinh tế Cao cấp ở Nga, cũng cho rằng Mỹ đang có xu hướng chuẩn bị cho việc đóng băng xung đột và có thể chấp nhận một lệnh ngừng bắ.n tạm thời. Điều này bao gồm việc duy trì đường lối giao tranh hiện tại, điều mà phía Nga có thể thấy chấp nhận được. Sự thay đổi này, mặc dù chưa được chính thức công bố, cho thấy Mỹ đang dần chấp nhận thực tế rằng việc kết thúc xung đột bằng vũ lực hoàn toàn không còn là phương án khả thi.
Tuy nhiên, bất kỳ thay đổi lớn nào trong lập trường của Mỹ về cuộc xung đột Ukraine sẽ không xảy ra ngay lập tức. Theo chuyên gia Kortunov, chính trị nội bộ của Mỹ, đặc biệt là trong bối cảnh cuộc bầu cử tổng thống sắp tới, sẽ có ảnh hưởng lớn đến cách Washington tiếp cận cuộc xung đột này. Trước khi chiến dịch bầu cử hoàn tất, không nên kỳ vọng Mỹ sẽ thay đổi triệt để lập trường của mình.
Trong ngắn hạn, Mỹ sẽ tiếp tục duy trì ủng hộ Ukraine và khẳng định lập trường rằng bất kỳ giải pháp nào cho cuộc xung đột cũng phải đảm bảo chủ quyền và an ninh của Ukraine. Tuy nhiên, với những áp lực từ chiến trường và những thay đổi trong chính trị nội bộ, Washington có thể phải điều chỉnh kỳ vọng và chiến lược của mình trong tương lai gần.
Ukraine hối thúc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm tấ.n côn.g vào lãnh thổ Nga
Thư ký Hội đồng Quốc phòng và An ninh Quốc gia Ukraine Oleksandr Lytvynenko hối thúc Mỹ dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng vũ khí tầm xa do nước này cung cấp cho Kiev để tấ.n côn.g các mục tiêu bên trong lãnh thổ Nga và giúp ngăn chặn cuộc tấ.n côn.g mới có thể xảy ra sắp tới của Moskva.
Lực lượng Nga chuẩn bị vũ khí tấ.n côn.g vào các vị trí của Ukraine trong chiến dịch quân sự. Ảnh: Sputnik
Dẫn lời ông Oleksandr, báo Mỹ Financial Times ngày 22/5 đưa tin nếu Washington dỡ bỏ lệnh cấm, điều này sẽ có lợi cho Kiev. Tuy nhiên, ông Oleksandr thừa nhận cơ hội để Ukraine có thể đạt được bước đột phá trên chiến trường trong năm nay là rất mong manh.
"Miễn là chúng tôi giữ vững phòng tuyến, miễn là chúng tôi chiến đấu... chúng tvẫn còn mọi cơ hội để giành chiến thắng", ông Oleksandr nói với tờ báo.
Trước đó, một tờ báo Mỹ khác là Politico cũng đưa dẫn lời các quan chức quen thuộc với vấn đề trênđưa tin Kiev đang thúc giục chính quyền của Tổng thống Mỹ Joe Biden dỡ bỏ lệnh cấm sử dụng vũ khí do Mỹ cung cấp để tấ.n côn.g bên trong lãnh thổ Nga trong bối cảnh lực lượng vũ trang Nga đang tiến quân trong khu vực Kharkov.
Cuối tuần trước, Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky nói rằng bước tiến của quân đội Nga ởKharkov có thể là "làn sóng đầu tiên" trong một cuộc tấ.n côn.g rộng hơn, đồng thời nói thêm rằng Ukraine đang thiếu hệ thống phòng không nghiêm trọng và cần thêm binh sĩ để giữ tiề.n tuyến.
Về phần mình, Washington từ lâu không khuyến khích Ukraine tấ.n côn.g vào trong lãnh thổ của Nga
Trong cuộc gặp với người đồng cấp Ukraine Dmytro Kuleba hôm 15/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken nêu rõ: "Chúng tôi không khuyến khích hay cho phép các cuộc tấ.n côn.g bên ngoài lãnh thổ Ukraine. Cuối cùng, Ukraine phải tự đưa ra quyết định về cách thức tiến hành cuộc xung đột này. Chúng tôi sẽ tiếp tục hỗ trợ Ukraine những trang thiết bị cần thiết để thành công và để giành chiến thắng".
Ukraine đã sử dụng máy bay không người lái và tên lửa để tấ.n côn.g vào lãnh thổ Nga gần như hàng ngày kể từ khi nước này tiến hành cuộc phản công vào đầu tháng 6/2023. Tháng 8/2023, sau khi Ukraine tiến hành cuộc tấ.n côn.g thất bại bằng máy bay không người lái vào Moskva, Liên hợp quốc cho biết họ không muốn chứng kiến bất kỳ mục tiêu cơ sở hạ tầng dân sự nào bị tấ.n côn.g.
Bình luận về các cuộc tấ.n côn.g của máy bay không người lái Ukraine trên lãnh thổ Nga, người phát ngôn Điện Kremlin Dmitry Peskov nhấn mạnh quân đội Nga luôn trong tình trạng cảnh giác và thực hiện mọi thứ cần thiết.
Nga tịch thu tài sản trị giá 870 triệu USD từ ba ngân hàng châu Âu Một tòa án Nga đã ra phán quyết cho phép thu giữ tài sản trị giá 870 triệu USD từ ba ngân hàng quốc tế là UniCredit, Deutsche Bank (DB) và Commerzbank. Nga đã phản ứng với việc EU sử dụng tài sản tịch thu từ ngân hàng trung ương Nga để hỗ trợ Ukraine. Ảnh: TASS Theo hãng thông tấn Interfax-Ukraine ngày...