Virus SARS-CoV-2 không diễn tiến đột biến nhanh
Sự ổn định tương đối của virus SARS-CoV-2 sẽ làm giảm mức độ nguy hiểm khi lây lan, đồng thời mở ra hy vọng trong việc sản xuất vaccine có khả năng phòng ngừa dịch Covid-19.
Một nhóm các nhà khoa học Mỹ đã nghiên cứu mã gene của hơn 1.000 mẫu phẩm của các bệnh nhân Covid-19 khác nhau. Dựa trên mẫu virus ở Vũ Hán, Trung Quốc – nơi khởi phát dịch bệnh – làm tham chiếu, họ chỉ tìm ra khoảng 10 đột biến di truyền ở mẫu virus đang bùng phát ở Mỹ.
Hình đồ họa về virus SARS-CoV-2. Ảnh: Medical News Today.
Nhà di truyền học Peter Thielan đến từ Đại học Johns Hopkins, một thành viên của nhóm nghiên cứu, nhận định, đây có thể coi là số đột biến thấp so với một chủng virus lây lan trên quần thể người đông đúc như SARS-CoV-2.
Thông thường, mọi loại virus đều tiến hoá rồi biến đổi khi chúng được nhân rộng và lây lan trong một quần thể lớn. Tuy nhiên, virus SARS-CoV-2 sau khi sao chép không thay đổi nhiều và cũng không nguy hiểm hơn virus đời đầu.
Với tốc độ lây lan nhanh chóng của đại dịch Covid-19 như hiện nay, theo ông Thielan, chỉ một đột biến nhỏ ở virus cũng có thể gây tác động không nhỏ tới tình hình dịch bệnh.
Video đang HOT
Trong khi đó, bất cứ vaccine nào cũng cần từ 12-18 tháng để hoàn toàn sẵn sàng được áp dụng rộng rãi. Vì vậy, các nhà khoa học không có nhiều thời gian để nghiên cứu, phát triển vaccine nếu virus corona liên tục biến đổi.
Các nhà khoa học đang nỗ lực nghiên cứu vaccine ngừa Covid-19. Ảnh: Medical News Today.
Tỷ lệ đột biến của virus sẽ quyết định sự thành bại của một loại vaccine. Thí dụ, bệnh cúm cần nhiều loại vaccine khác nhau mỗi năm do chúng biến đổi liên tục. Do đó, các nhà khoa học đang kỳ vọng vào một liều vaccine duy nhất để phòng chống virus SARS-CoV-2 lâu dài.
Nhiều quốc gia như Mỹ, Đức, Pháp, Trung Quốc đang chạy đua với thời gian để thúc đẩy nhanh quá trình nghiên cứu và phát triển vaccine chống Covid-19. Trong đó, Mỹ đã bắt đầu thử nghiệm lâm sàng 1 loại vaccine.
Tính tới thời điểm hiện tại, thế giới đã ghi nhận hơn 530.000 người mắc Covid-19 tại 199 quốc gia và vùng lãnh thổ, trong đó số ca tử vong là trên 24.000 người.
KHÁNH NGÂN
Các nhà khoa học đang nghiên cứu chữa Covid-19 bằng thuốc sẵn có
Nhiều loại thuốc sẵn có đang được các nhà khoa học trên thế giới nghiên cứu nhằm chữa trị Covid-19 một cách hiệu quả.
Một nhóm các nhà khoa học của nhiều nước, dẫn đầu là các nhà khoa học Mỹ đã tiến hành các cuộc thử nghiệm để nghiên cứu về việc đưa thuốc generic, một loại thuốc thuốc rẻ tiền và phổ biến được tạo ra giống như một loại biệt dược gốc, vào điều trị đối với các bệnh nhân mắc Covid-19.
Ảnh minh họa: AP
Các nhà khoa học của trường đại học Minesota của Mỹ đã thực hiện một cuộc thử nghiệm trên 1.500 người nhiễm bệnh trong tuần này đối với thuốc Hyrdoxychloroquine, một loại thuốc chuyên sử dụng điều trị bệnh sốt rét nhằm đánh giá liệu có ngăn ngừa được mức độ nghiêm trọng của virus SARS-CoV-2 hay không. Hai cuộc thử nghiệm khác cũng được tiến hành đồng thời đối với loại thuốc huyết áp Losartan.
Trước đó, thuốc điều trị sốt rét đã được thử nghiệm tại Trung Quốc, Australia và Pháp. Bên cạnh tác dụng kháng virus trực tiếp, Hyrdoxychloroquine còn ngăn chặn việc sản sinh và giải phóng các protein liên quan tới các biến chứng viêm do virus.
Các cuộc thử nghiệm đối với thuốc huyết áp Losartan để đánh giá mức độ thuốc có tác động như thế nào đối với quá trình suy các cơ quan nội tạng của bệnh nhân mắc Covid-19. Các nhà nghiên cứu cho rằng losartan có thể đóng vai trò ngăn chặn một loại enzyme liên kết tế bào do virus.
Nhà khoa học Tim Schacker, thuộc trường Đại học Minesota cho biết: "Chúng tôi đang xem xét và sẽ đánh giá hiệu quả của các cuộc thử nghiệm trong toàn bộ quá trình của bệnh. Liệu chúng ta có thể ngăn chặn nó không? Nếu bạn bị nhiễm bệnh, chúng tôi có thể giúp bạn khỏi thực sự không?
Nếu bạn ốm, chúng tôi có thể ngăn chặn các giai đoạn nhiễm trùng và biến chứng không? Nếu các cuộc thử nghiệm thành công, chúng ta sẽ có công cụ mới để có thể tiến hành điều trị cho các bệnh nhân Covid-19 hiệu quả hơn".
Các công ty dược phẩm trên khắp thế giới cũng đang chạy đua với thời gian để tìm thuốc điều trị cũng như nghiên cứu vaccine chống lại virus SARS-CoV-2.
Hiện đại dịch Covid-19 vẫn đang lây lan nhanh một cách chóng mặt bất chấp các biện pháp mạnh của cộng đồng quốc tế. 176 quốc gia và vùng lãnh thổ ghi nhận có người nhiễm bệnh. Con số người tử vong đã vượt mốc 10.000 người trong tổng số hơn 245.000 ca mắc./.
Châu Anh/VOV1 (biên dịch)
Theo Reuters
Bảo hộ kín người 12 tiếng/ngày: Nỗi vất vả ít biết của lực lượng tuyến đầu Trong ca trực kéo dài 12 tiếng chăm sóc bệnh nhân Covid-19, y bác sĩ mặc trang phục phòng hộ "trùm kín người". Quá trình điều trị dài, liên tục nhiều ngày, trang phục này gây ra không ít "rắc rối"... Kín mít trong suốt một ca trực 12 tiếng Covid-19 là một loại bệnh truyền nhiễm có khả năng lây lan mạnh,...