Virus nguy hiểm khiến thỏ chết hàng loạt ở Mỹ
Theo đài RT (Nga), một căn bệnh xuất huyết đang lây lan nhanh trong quần thể thỏ sinh sống tại nhiều bang nước Mỹ.
Thỏ ở nhiều bang của Mỹ, cả thỏ hoang dã và thỏ nuôi, đang mắc một loại virus rất dễ lây lan gây bệnh xuất huyết. Căn bệnh này có thể gây tử vong cho khoảng 80% đến 100% con vật bị nhiễm bệnh. Theo Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), loại virus này có tên gọi RHDV2, không ảnh hưởng đến con người.
Với thời gian ủ bệnh từ 3 đến 9 ngày, bệnh xuất huyết ở thỏ có một loạt triệu chứng, trong đó phổ biến nhất là hôn mê, sốt, sụt cân và chảy máu mũi hoặc mắt.
Mầm bệnh lần đầu tiên được phát hiện ở Mỹ vào năm ngoái, và từ đó lan rộng ra 17 bang, trong đó New York và Florida là 2 bang mới nhất ghi nhận động vật nhiễm virus nguy hiểm này.
Tại New York, Cục Nông nghiệp và Thị trường (NASDA) đã khuyến cáo các gia đình nuôi thỏ liên hệ với bác sĩ thú y để tiêm phòng cho động vật. Chiến dịch tiêm chủng cũng đã được khởi động ở Florida. Các nhà chức trách cho biết họ đã đồng ý sử dụng vaccine Medgene, đã được USDA phê duyệt thử nghiệm nhằm ngăn ngừa virus RHDV-2 ở Mỹ.
Video đang HOT
Siêu khuẩn kháng thuốc cướp đi 1,2 triệu sinh mạng vào năm 2019
Theo nghiên cứu được công bố ngày 20/1, nhiễm siêu vi khuẩn đã giết chết 1,2 triệu người vào năm 2019, nhiều hơn cả "tử thần" HIV/AIDS.
Hãng AFP đưa tin con số trên đồng nghĩa với việc nhiễm vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh đã gây ra nhiều ca tử vong hơn cả HIV/AIDS hoặc sốt rét trong năm đó.
Báo cáo được công bố trên tạp chí Lancet cũng cho thấy tình trạng kháng thuốc kháng sinh đã đóng vai trò nhất định trong 3,68 triệu ca tử vong khác.
Siêu vi khuẩn là nhưng loại vi khuẩn có khả năng kháng thuốc điều trị. Ảnh: Shutterstock
Đồng tác giả nghiên cứu Chris Murray tại Đại học Washington (Mỹ) nhận xét: "Những dữ liệu mới này cho thấy quy mô thực sự của tình trạng kháng thuốc trên toàn thế giới và là một tín hiệu rõ ràng cho thấy chúng ta phải hành động để chống lại mối đe dọa này".
Trong khi các ước tính trước đây cho biết siêu vi khuẩn có thể giết chết 10 triệu người mỗi năm vào năm 2050, nghiên cứu này cho thấy cột mốc đó có thể đến sớm hơn rất nhiều.
Họ đã thực hiện thống kê tại 204 quốc gia và vùng lãnh thổ được dựa trên dữ liệu từ nhiều nguồn bao gồm hệ thống y tế công cộng, mạng lưới giám sát dược phẩm, các nghiên cứu trước và nhiều thông tin khác. Các tác giả thừa nhận đã phải sử dụng phương pháp giả định đối với những khu vực bị thiếu dữ liệu, đặc biệt là các nước có thu nhập thấp và trung bình.
Tình trạng kháng kháng sinh xảy ra khi vi khuẩn tiến hóa để miễn dịch với thuốc. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã tuyên bố đây là một cuộc khủng hoảng y tế toàn cầu, đồng thời thành lập một nhóm đặc biệt để nghiên cứu các phương pháp điều trị thay thế. Trong số có có phương pháp thực khuẩn thể, tức là sử dụng virus để tấn công vi khuẩn.
Một nghiên cứu điển hình được công bố trên tạp chí Nature Communications ngày 18/1 đã mô tả cách thức các bác sĩ ở Bỉ sử dụng liệu pháp này để chữa lành cho một bệnh nhân bị nhiễm trùng chân gần hai năm.
Tiến sĩ Anais Eskenazi, đồng tác giả của nghiên cứu trên và là người đã điều trị bệnh nhân bị nhiễm trùng chân, cho biết một phòng thí nghiệm ở Georgia tìm thấy loại virus cần sử dụng trong một mẫu nước cống - môi trường chứa rất nhiều thực khuẩn thể.
Họ đã phân lập được virus đó để chống lại loài vi khuẩn Klebsiella pneumoniae kháng thuốc đặc biệt mà bệnh nhân mắc phải.
Tiến sĩ Eskenazi nói với AFP rằng phương pháp điều trị này có thể được áp dụng bằng đường tiêm tĩnh mạch, đường uống hoặc bôi trực tiếp lên cơ thể.
Cô nói: "Trong trường hợp này, chúng tôi sử dụng thuốc bôi ngoài da. Vết thương được rửa bằng dung dịch có chứa thực khuẩn".
Kết hợp với thuốc kháng sinh, liệu pháp thực khuẩn thể đã chữa lành vết nhiễm trùng của người đàn ông trong ba tháng.
Trong khi các thể thực khuẩn đã được sử dụng để điều trị bệnh nhiễm trùng ở Nga và Đông Âu trong hơn một thế kỷ qua, chúng phần lớn bị bỏ qua ở phần còn lại của châu Âu và Mỹ.
Bà Eskenazi cho biết những nguyên nhân tiềm ẩn của hiện tượng này có thể tâm lý sợ tiếp xúc với virus, mặc dù thực khuẩn thể không gây nguy hiểm cho con người.
Được phát hiện vào những năm 1920, thuốc kháng sinh đã cứu sống hàng triệu người bằng cách đánh bại các bệnh do vi khuẩn gây ra. Nhưng trải qua nhiều thập kỷ, vi khuẩn đã học cách chống lại hay xây dựng sức đề kháng với chính những loại thuốc đã từng đánh bại chúng. Chúng được gọi là siêu vi khuẩn.
Hiện nay, tình trạng vi khuẩn đề kháng với kháng sinh ngày càng gia tăng, nguyên nhân là do sử dụng thuốc kháng sinh bừa bãi, tùy tiện. Hậu quả là vi khuẩn quen dần với kháng sinh, làm vi khuẩn có sức đề kháng với kháng sinh.
Nghiên cứu xác định mẹ mắc COVID-19 không truyền virus qua sữa cho con bú Theo một nghiên cứu của Đại học California (Mỹ) công bố trên tạp chí Pediatric Research ngày 18/1, người mẹ mắc COVID-19 không lây truyền virus sang con qua sữa cho con bú. Bé sơ sinh bú sữa mẹ tại bệnh viện ở Ygos-Saint-Saturnin, Pháp. Ảnh: AFP/TTXVN Nghiên cứu này đã được giới chuyên môn kiểm chứng, qua đó củng cố một số...