Virus lây trong không khí, ca bệnh ở Việt Nam cách xa 10m vẫn mắc Covid-19
Việt Nam ghi nhận ca bệnh ngồi họp cách xa 10m vẫn mắc Covid-19, củng cố thêm bằng chứng virus SARS-CoV-2 lây trong không khí.
Việt Nam đang trải qua làn sóng dịch thứ 4 với diễn biến phức tạp, số ca mắc tăng nhanh. Từ 27/4 đến nay, cả nước đã ghi nhận 1.538 ca mắc tại 28 tỉnh, thành phố. Đây là đợt dịch có số ca mắc cao nhất từ trước đến nay tại nước ta.
Điểm đáng chú ý, trong đợt dịch lần này ghi nhận hệ số lây nhiễm rất cao do cùng lúc xuất hiện 2 biến chủng SARS-CoV-2 mạnh nhất hiện nay đến từ Ấn Độ, Anh và ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy virus SARS-CoV-2 lây truyền trong không khí.
Bằng chứng, phân xưởng 4 của công ty Hosiden tại khu công nghiệp Quang Châu, Bắc Giang từng ghi nhận tới 37,9% trên tổng số mẫu xét nghiệm có kết quả dương tính với SARS-CoV-2.
Theo Bộ Y tế, chưa có đợt dịch nào tỉ lệ F1 dương tính lại cao như đợt dịch đang diễn ra.
Ông Dương Chí Nam, Phó cục trưởng Quản lý môi trường y tế, Bộ Y tế chỉ rõ, ổ dịch tại công ty này lan nhanh do công nhân ngồi rất sát nhau, phòng làm việc sử dụng điều hoà, trần rất thấp, môi trường khép kín.
Cán bộ y tế lấy mẫu xét nghiệm tại khu công nghiệp Quang Châu, nơi công ty Hosiden hoạt động
Video đang HOT
Tại Hà Nội, ca bệnh 3669, nam 40 tuổi sống tại chung cư Booyoung, Hà Đông dù chỉ cùng tham dự buổi giới thiệu dự án với bệnh nhân 3634 – cựu giám đốc Hacinco vào sáng 11/5 trong 2 tiếng, ngồi cách xa hơn 10m nhưng sau hơn 1 ngày, anh cũng có kết quả xét nghiệm dương tính với SARS-CoV-2.
Hay chuyến bay VN160 từ Đà Nẵng ra Hà Nội ngày 29/4, liên quan đến 2 chuyên gia Trung Quốc ngồi hàng ghế 49 và 50 nhưng đến nay đã ghi nhận 11 ca mắc, dù không ngồi gần 2 vị khách này, khác hẳn với khuyến cáo trước đây cho rằng phạm vi nguy hiểm trong vòng 2 hàng ghế trước và sau.
Tương tự, chuyến bay VN160 từ Đà Nẵng ra Hà Nội ngày 2/5 cũng ghi nhận hiện tượng tương tự. Vợ chồng bệnh nhân 3633 và 3634 lần lượt ngồi hàng ghế 13 và 15, bệnh nhân N.T.T. (ca bệnh 3777) ngồi hàng ghế 20 nhưng cũng dương tính.
Thực tế, các thông tin cho rằng SARS-CoV-2 lan truyền qua không khí đã râm ran trong giới khoa học từ năm ngoái. Song chỉ đến ngày 8/5 vừa qua, CDC Mỹ mới khẳng định thông tin này và lập tức cập nhật hướng dẫn về cách thức lây truyền của SARS-CoV-2.
Theo đó, ngoài lây truyền do hít phải các giọt bắn, chạm tay vào chỗ dính virus rồi đưa lên mũi, miệng, virus SARS-CoV-2 còn lây truyền qua các hạt siêu nhỏ lơ lửng trong không khí, đặc biệt trong môi trường kín. Đồng nghĩa, một người dù ở xa hơn 2m vẫn có thể nhiễm virus.
Hướng dẫn mới thay thế nhận định ban đầu của CDC cho rằng việc lây nhiễm xảy ra do tiếp xúc gần, không phải lây truyền qua không khí.
Tại cuộc họp Ban chỉ đạo Quốc gia phòng chống dịch Covid-19 sáng 10/5, Bộ trưởng Y tế Nguyễn Thanh Long cũng nhấn mạnh, Việt Nam đang ở trong tình trạng báo động cao do nguy cơ và khả năng lây nhiễm của virus mạnh.
“Biến chủng virus SARS-CoV-2 của Anh lây lan nhanh gấp 1,7 lần nhưng biến chủng của Ấn Độ còn lây nhanh hơn, đặc biệt khả năng lây nhiễm trong môi trường không khí. Như vậy, đúng như bối cảnh dịch bệnh ở Việt Nam, những trường hợp tiếp xúc trong không khí, đặc biệt môi trường kín lây lan rất nhanh”, Bộ trưởng nêu.
GS Nguyễn Văn Kính, Chủ tịch Hội truyền nhiễm Việt Nam cho biết thêm, hiện thế giới đã ghi nhận hơn 4.000 biến chủng của virus SARS-CoV-2, nhưng chỉ một số chủng có tác động đến sự lây lan và tăng độc lực.
GS Kính cũng khẳng định, virus SARS-CoV-2 lây truyền qua đường không khí và giọt bắn. Đặc biệt biến chủng kép từ Ấn Độ có khả năng lan tràn rất nhanh.
Dù vậy, chuyên gia khuyến cáo, các biện pháp 5K, đặc biệt là khẩu trang, khử khuẩn, khoảng cách vẫn còn nguyên tác dụng với các biến chủng mới.
Đại sứ Mỹ: Chất lượng không khí Việt Nam 'đáng lo ngại'
Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Kritenbrink cho biết tình trạng ô nhiễm không khí của Việt Nam rất nghiêm trọng và cam kết hỗ trợ Việt Nam giải quyết.
"Chỉ số chất lượng không khí của Việt Nam thường ở mức không tốt cho sức khỏe và đây là vấn đề đáng lo ngại", Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Kritenbrink nói tại buổi tọa đàm "Giải quyết vấn đề Khủng hoảng Chất lượng Không khí: Từ Hoa Kỳ đến Việt Nam" ở Hà Nội chiều 25/1. Ông cho rằng tình trạng ô nhiễm ở Hà Nội đặc biệt nghiêm trọng vào mùa đông, mà một trong những nguyên nhân là do gió, thời tiết, đốt chất thải hoặc rơm rạ, khí thải từ phương tiện giao thông và sản xuất điện.
Nhiều ngày gần đây, chất lượng không khí ở Hà Nội ở mức "rất xấu", như trong ngày 21/1, 5 điểm quan trắc của Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội ở Hoàn Kiếm, Bắc Từ Liêm, Sóc Sơn ghi nhận chỉ số chất lượng không khí AQI trên 200. Hơn 30 điểm quan trắc của Hà Nội không có điểm nào AQI trung bình, đa phần là "xấu" (tập trung ở nội thành) và "kém" (ở ngoại thành).
Đại sứ Daniel Kritenbrink phát biểu tại tọa đàm về chất lượng không khí tại trụ sở Trung tâm Mỹ ở Hà Nội chiều 25/1. Ảnh: Đại sứ quán Mỹ.
Đại sứ Kritenbrink cho biết phái đoàn Mỹ đã thiết lập những hệ thống giám sát chất lượng không khí ở hai thành phố Hà Nội và Hồ Chí Minh, nhằm cung cấp các chỉ số chất lượng không khí cho nhân viên, công dân Mỹ ở Việt Nam cũng như tất cả ai quan tâm.
"Chúng tôi là một trong những cơ quan đầu tiên công bố dữ liệu về chất lượng không khí trực tuyến cho Việt Nam và hy vọng nỗ lực này sẽ cổ vũ các cơ quan khác làm điều tương tự", ông Kritenbrink nói.
Đại sứ Kritenbrink cho biết Mỹ đã có nhiều kinh nghiệm trong việc giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí hàng chục năm qua và mong muốn được chia sẻ điều đó với Việt Nam.
"Với tư cách là một người bạn của Việt Nam, dự định và mục tiêu của chúng tôi là muốn chia sẻ những kinh nghiệm mà Mỹ vất vả có được, đồng thời hợp tác với Việt Nam để chúng ta có thể có được bầu không khí sạch", ông cho hay.
Mỹ ban hành Đạo luật Không khí sạch vào năm 1970 cùng nhiều biện pháp phối hợp tích cực cấp liên bang và địa phương. Đến năm 2017 nước này đã giảm 73% khí phát thải gây ô nhiễm.
Ông Kritenbrink cho rằng để giải quyết vấn đề ô nhiễm không khí, chính phủ Việt Nam cần đầu tư nhiều hơn vào việc giám sát môi trường và thực thi các quy định, xử lý chất thải phù hợp, thay thế năng lượng hóa thạch bằng các nguồn năng lượng sạch.
Bà Brittany Thomas, đại diện của Cơ quan Phát triển Quốc tế Mỹ (USAID), cũng chia sẻ nhiều hoạt động của tổ chức nàycùng chính phủ Mỹ, nhằm hỗ trợ Việt Nam đối phó với ô nhiễm trong khí, như chương trình Clean Air Green City (CAGC, Thành phố xanh không khí sạch) hay dự án Hành động giảm ô nhiễm trị giá 11,3 triệu USD.
Bà Lê Thanh Thủy, Trưởng phòng quản lý dự án và truyền thông tại Cục Bảo vệ Môi trường Hà Nội, thuộc Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội, cho biết thành phố đã có những động thái tích cực nhằm đối phó với ô nhiễm không khí. Nổi bật là hai chỉ thị 15, ban hành năm 2019 và 2020, về việc loại bỏ bếp than tổ ong và hạn chế đốt rơm rạ, cùng chỉ thị 19 về các giải pháp giải quyết chất lượng không khí ở Hà Nội. Theo bà, Hà Nội đã giảm 91,61% bếp than tổ ong kể từ năm 2017 tới tháng 12/2020.
Tuy nhiên, tình trạng ô nhiễm tại Hà Nội hiện chưa giảm. Sở Tài nguyên và Môi trường Hà Nội hồi đầu tháng công bố hàng loạt nguyên nhân gây ô nhiễm như thời tiết, các cụm công nghiệp xung quanh phát triển manh, giao thông tăng cao, rác ùn ứ, đốt rác thải, hoạt động xây dựng, trong đó có lát đá vỉa hè, sản xuất cuối năm gia tăng.
Chủ tịch tỉnh Bắc Giang: 'Ổ dịch tại Công ty Hosiden rất phức tạp' Ông Lê Ánh Dương, Chủ tịch tỉnh Bắc Giang, khẳng định hai ổ dịch trên địa bàn đã được kiểm soát, riêng tại Công ty Hosiden "rất phức tạp, ca nhiễm tăng nhanh". Báo cáo với Ban Chỉ đạo quốc gia phòng chống Covid-19 (Ban chỉ đạo) chiều 16/5, ông Dương cho biết từ ngày 9 đến 14/5, địa phương có hai ổ...