Virus là gì và tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy chúng? (Phần 2)
Virus là gì mà chúng lại có khả năng gây ra các đại dịch hoành hành khắp thế giới đến như vậy? Tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy thêm chúng để ngăn chặn chúng?
Lịch sử thế giới chứng kiến nhiều đại dịch chết người mà chúng đều xuất phát từ sự lây lan của virus. Vào những thời điểm trong quá khứ, nếu dịch bệnh bùng phát chúng sẽ tiêu hủy cả một ngôi làng hoặc một thành phố nhỏ và thường chỉ ở quy mô như thế.
Giờ đây virus dễ dàng phát tán khắp thế giới bằng nhiều con đường. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều bộ phim đã mô tả cảnh tượng như vậy, trong đó nhân vật phản diện gây nhiễm cho cả chiếc máy bay với thời gian ủ bệnh là vài ngày, sau đó những hành khách đi cùng chuyến bay sẽ lây lan tiếp cho những người mà họ tiếp xúc – cảnh tượng này giờ đây không còn là đáng kinh ngạc nữa.
Hình ảnh thực tế của virus corona đang gây nên dịch Covid-19 trên khắp thế giới. Ảnh: WKRG.
Vậy virus là gì? Chúng trông như thế nào? Tên gọi như thế là từ đâu mà ra và trên thực tế nó nguy hiểm như thế nào đối với con người? Những điều này đặc biệt có ý nghĩa thực tiễn trong thế giới hiện đại, nơi mà chúng ta vẫn đang di chuyển với tốc độ điên cuồng. Bởi chỉ 150 năm trước thôi, để tới được bên kia địa cầu ta cần phải mất ít nhất vài tháng, còn 600 năm trước thậm chí còn chưa rõ liệu có gì nằm ngoài đường chân trời hay không.
Bài viết này sẽ không tập trung vào virus corona chủng mới ( 2019-nCoV) và đại dịch Covid-19 đang hoành hành ở Trung Quốc, chúng ta chỉ nói chung về việc “loài quái vật” này là gì và làm thế nào để đối phó với chúng, bởi trong xã hội đang có quá nhiều định kiến về nó.
Sự đóng góp của virus vào nghiên cứu quá trình tiến hóa
Như nhà sinh vật học lỗi lạc Theo dosius Dobzhansky của thế kỷ trước từng nói: “Chẳng có gì trong sinh học mang ý nghĩa nếu không nhìn nhận chúng dưới ánh sáng của tiến hóa”. Đối với virus, phát ngôn này đúng đắn hơn tất cả so với các lĩnh vực khác. Giải thích điều này có vẻ hơi hoa mỹ dài dòng, nhưng chúng ta sẽ cố gắng để nó ngắn gọn hơn.
Trong chuỗi tiến hóa này, ta có thể tìm thấy các dấu vết của virus.
Hàng trăm, hàng ngàn và hàng triệu năm trước, các sinh vật sống cũng từng bị phơi nhiễm bởi virus. Ngoài việc tạo điều kiện cho chọn lọc tự nhiên – cho phép “tẩy bớt” dân số và giúp các sinh vật sống được phát triển – việc này đã để lại dấu ấn mà giờ đây cho phép con người tiến hành nhiều nghiên cứu về nguồn gốc của các loài và các chuỗi tiến hóa.
Khi virus xâm nhập vào cơ thể các động vật cổ đại, chúng đã tiêu diệt các loài này. Nếu chúng không tiêu diệt được động vật thì chúng vẫn tồn tại trong các cơ thể vật sống như một loại virus an toàn và như vậy vốn đã làm mất đi những đặc tính của mình. Nó đã trở thành một kiểu như “lính phục viên”.
Virus có thể nằm yên trong cơ thể các loài và đi qua nhiều thế hệ làm thay đổi DNA của loài.
Nếu những retrovirus này mà hiện diện trong hệ sinh sản thì chúng có thể được truyền sang các thế hệ tiếp sau và thay đổi DNA của các loài. Bằng cách như vậy, chúng không chỉ xâm nhập vào cơ thể mà còn lang thang qua các đời hậu duệ trong hàng triệu năm.
Khi loài người đã giải mã được DNA, hóa ra những dấu vết như vậy đều nằm đúng ở một chỗ, không phụ thuộc loài sinh vật sống đó là gì. Điều này đã dẫn đến việc trong khi tìm kiếm mối liên hệ giữa các loài động vật, ta có thể kết luận rằng những động vật có cùng chung tổ tiên khi chúng có cùng dấu hiệu này. Xác suất trùng hợp ngẫu nhiên của bản ghi như vậy trong DNA là cực nhỏ, tới mức có thể bỏ qua.
Do đó, các nhà sinh học đã có thêm một cách để chứng minh về sự tồn tại của tiến hóa và nguồn gốc chung của các loài, như ta vẫn nói là “từ cái chỗ mà không ai trông chờ gì”.
Các virus tàn dư: Âm thầm nhưng nguy hiểm
Các virus âm thầm đo qua nhiều thế hệ dường như không nguy hiểm lắm, vì chúng tồn tại rất lâu mà không làm chết ai. Tuy vậy, những virus như thế mới chính là không an toàn, vì cơ chế sao chép ngược được phát hiện vào năm 1970 bởi hai nhà khoa học Mỹ đoạt giải thưởng Nobel là Howard Temin và David Baltimore đã cho thấy được nguy cơ.
Theo đó, nhờ cơ chế này mà virus có thể quay trở lại ở dạng đột biến, thậm chí có thể ở dạng siêu virus, những dạng này có thể gây ra đại dịch toàn cầu. Virus dường như đang nói “đây không phải là cuộc chiến của tôi”, nhưng rồi ngay sau đó vẫn cầm súng lên và tham chiến.
Video đang HOT
Nhà khoa học Howard Temin vào thập niên 1970 đã tìm ra nguy cơ “nổi dậy làm loạn” của các virus âm thầm. Ảnh: UW-Madison.
Thông thường một “cuộc nổi loạn” như vậy sẽ được thực hiện dưới sự hợp tác nào đó của các loài virus. Trước đây, “sự hợp tác” này được coi là không thể, nhưng giờ thì điều đó lại được minh chứng. Loại virus đang hiện diện lại xâm nhập vào cơ thể, còn virus tàn dư có trong DNA lại cung cấp cho nó các cấu trúc protein.
Chính vì sự hiện diện của virus tàn dư trong DNA của các sinh vật sống mà nhiều nhà khoa học đã kịch liệt phản đối việc cấy ghép nội tạng từ động vật sang người. Sự kết hợp từ các mô như vậy có thể góp phần vào sự xuất hiện của các loại siêu virus mà nói đơn giản là ta không thể đánh bại chúng được.
Những đại dịch lớn gây ra bởi virus
Virus có thể gây ra các chứng bệnh tật của hàng loạt người hoặc một số lượng lớn động vật, cũng như gây ra đại dịch. Trong lịch sử đã có một số đại dịch lớn cướp đi hàng trăm ngàn sinh mạng. Theo một số dữ liệu, virus truyền từ “cựu thế giới” đã làm chết tới 70% dân số bản địa của Hoa Kỳ sau khi người ta tìm ra Châu Mỹ. Đó là dấu hiệu của một đại dịch mà ta không nên nhầm lẫn với một dịch bệnh đơn giản.
Đại dịch là dịch bệnh khi nó diễn ra ở quy mô lớn hoặc toàn cầu. Đại dịch nổi tiếng nhất là cúm Tây Ban Nha xảy ra vào năm 1918-1919. Căn bệnh khủng khiếp này được gây ra bởi một loại virus cúm A rất mạnh.
Binh sĩ, bác sĩ và nhân viên y tế tại một trại dã chiến chữa trị bệnh nhân mắc cúm Tây Ban Nha năm 1918 tại Kansas, Mỹ. Ảnh: NMHM.
Khác với cúm thông thường – vốn nguy hiểm trước hết đối với người người già, trẻ em, người mắc bệnh mãn tính và yếu sẵn từ trong người – cúm Tây Ban Nha đã cướp đi sinh mạng của những trung niên khỏe mạnh. Tổng cộng theo nhiều ước tính khác nhau, từ 50 triệu đến 100 triệu người đã chết. Con số này vào khoảng 5% dân số thế giới tại thời điểm đó.
Theo các định nghĩa và các số liệu, HIV có thể được coi là một đại dịch thực sự bởi vì hiện nay số người nhiễm bệnh này trên hành tinh của chúng ta đã gần 40 triệu người. Kể từ thời điểm phát hiện ca nhiễm đầu tiên vào năm 1981 cho tới nay, số người đã chết vì loại virus này nhiều tới nỗi có thể coi đây là virus nguy hiểm chết người nhất trong lịch sử nhân loại.
Đã gần 40 năm kể từ khi ca mắc HIV đầu tiên được ghi nhận, loài người vẫn chưa tìm ra phương thuốc trị triệt để căn bệnh quái ác này. Ảnh minh họa.
Đồng thời, người ta cho rằng loại virus này xuất hiện trong thế kỷ 20 ở Châu Phi, phía nam sa mạc Sahara, có lẽ nó được sinh ra từ một trong những virus tàn dư mà chúng ta đã đề cập ở trên.
Hiện coronavirus (2019-nCoV) của Trung Quốc đang hoành hành, đã lây nhiễm hàng chục vạn người, trong đó có nhiều ngàn người đã chết. Đó chưa phải là con số lớn nhất nếu nhìn vào lịch sử, nhưng nếu không thể cô lập nó, thì không biết nó có thể dẫn đến điều gì.
Làm thế nào để trị virus? Cách bảo vệ bản thân khỏi virus?
Trước hết, cần biết rằng trong hầu hết các trường hợp thì virus xâm nhập vào cơ thể thông qua đường hô hấp. Khi đó, màng nhầy bắt đầu tiết ra chất dịch và người bệnh bắt đầu cảm thấy bị bệnh nói chung. Bản thân virus gây nhiễm cho cơ thể do sự kích thích của một số bệnh lý, thường là viêm phổi.
Cách phổ biến nhất để virus xâm nhập vào cơ thể chính là thông qua đường hô hấp.
Nhưng trước khi bị nhiễm bệnh trực tiếp, các triệu chứng biểu hiện là một phản ứng phòng thủ của cơ thể. Tại thời điểm này, hậu quả nghiêm trọng có thể tránh được và tốt hơn là nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Hoạt tính mạnh nhất của các bệnh lý do virus thường được quan sát từ tháng 9 đến tháng 4 – với nhiều yếu tố thuận lợi cho sự phát triển của bệnh, bao gồm cả điều kiện khí hậu.
Theo lẽ thường, các bệnh gây ra bởi virus thường qua đi khá dễ dàng. Theo thống kê, cứ 5 người thì có ít nhất 1 người nhiễm virus 1 lần trong năm. Tất nhiên, số liệu thống kê này chỉ dành cho những ca đi khám bệnh. Trong đa số các trường hợp, mọi người chỉ cần nằm ở nhà tĩnh dưỡng trong vài ngày. Có những vẫn người tiếp tục đi làm, chính vì những “hảo hán” như vậy mà virus mới lây lan rộng.
Để điều trị, bạn có thể và nên sử dụng một số cách đơn giản. Đầu tiên, bạn chỉ cần không ra khỏi nhà. Nhiệt độ cao sẽ giúp chống lại bệnh tật. Không cần phải hạ nhiệt nếu bạn chưa cảm thấy bị đe dọa mạng sống hoặc đơn giản là khi thấy không còn chịu đựng được nổi nữa.
Nếu bản thân mắc bệnh, hãy ở nhà để tránh gây lây lan virus cho nhiều người.
Cần phải hiểu rằng cho tới khoảng 38-38,5 độ C thì nhiệt lại giúp cơ thể chiến đấu. Nếu thân nhiệt tăng cao hơn nữa thì đã tới lúc phải hạ sốt. Có thể dùng thuốc hạ sốt ngay cả ở nhiệt độ thấp hơn, nhưng lưu ý rằng – trái với quảng cáo – điều này sẽ không giúp bạn chiến đấu với bệnh mà chỉ làm giảm các triệu chứng. Nói ngắn gọn, nếu nhiệt độ dưới 38 độ và bạn có thể chịu được thì hãy cố gắng chịu đựng.
Bạn cũng cần uống nhiều nước. Nước không chỉ loại bỏ độc tố khỏi cơ thể do hoạt động của virus mà còn giúp giữ ẩm cho màng nhầy và qua đó phần lớn virus bị bài tiết đi, cũng như sẽ giúp bạn xì mũi hoặc hắng giọng để làm thông đường thở. Nên uống nước đã đun sôi, nhiệt độ của đồ uống nên vào khoảng 45 độ C để dạ dày hấp thụ được tốt hơn.
Thế nhưng, sử dụng quá nhiều chanh và hoa quả chua (bao gồm cả đồ đun sắc và đã lên men, thành rượu) là không nên. Chúng sẽ kích thích các ổ viêm. Những món ngọt, mặn,… khác thì nên dùng có chừng mực. Hút thuốc và rượu mạnh, dùng đồ cay cũng là những tác nhân xấu trong điều trị.
Hãy đi gặp bác sĩ khi cảm thấy tình hình chuyển biến xấu đi. Trong nhiều trường hợp, chần chừ đồng nghĩa với cái chết.
Thực tế, lời khuyên chính ở đây là phải gặp bác sĩ. Dường như bạn tự biết rõ bản thân mình, đó là có khả năng bạn đã bị nhiễm chủng virus đặc biệt nào đó thường xuất hiện hàng năm. Chúng không quy mô như SARS hay Covid-19, nhưng khả năng cao nó cũng khá nghiêm trọng. Nếu nhiệt độ cơ thể tăng lên trên 40 độ và có những cơn đau nhói ví dụ như ở tai, thì bạn không nên trì hoãn việc tới bác sĩ. Trong một số trường hợp, sự trì hoãn chẳng khác gì cái chết.
Khi điều trị không nên dùng kháng sinh vì chúng hoàn toàn bất lực trong cuộc chiến chống lại virus. Kháng sinh được dùng nhằm mục đích chống lại các mầm bệnh khác và dĩ nhiên không thể chống lại virus, như tên gọi của nó đã nói lên điều đó.
Ngược lại, dùng kháng sinh chỉ làm cho bản thân tệ đi hơn vì như vậy bạn đã làm hại hệ vi sinh đường ruột. Nhìn chung, việc này sẽ làm suy yếu cơ thể và có thể phá hủy một số thứ vốn giúp ích trong cuộc chiến chống lại virus.
Ở tiệm thuốc có nhiều phương thuốc giúp bạn chữa trị bệnh, nhưng quan trọng nhất vẫn là cần sự tham khảo từ bác sĩ.
Cũng không cần phải phụ thuộc quá nhiều vào vitamin C vì nó thậm chí có thể chỉ gây hại, đặc biệt là nếu dùng cho trẻ em lại có thể gây ra một số bệnh lý về gan trong vài trường hợp. Thông thường một người chỉ cần lượng vitamin này từ thực phẩm bình thường với chế độ dinh dưỡng phù hợp. Hơn nữa, đồ uống và thuốc có vitamin C lại cũng có tác động tiêu cực đến các ổ viêm.
Có những loại thuốc đặc biệt để chống lại virus, nhưng chúng cũng cần được lựa chọn một cách khôn ngoan. Mạnh nhất trong số chúng là oseltamivir và zanamavir, nhưng bạn chỉ nên sử dụng sau khi có tham khảo ý kiến bác sĩ vì chúng chỉ dùng để chống lại các loại virus mạnh nhất.
Khẩu trang không phải vị cứu tinh giúp bạn chống chọi khỏi mọi loại virus. Ảnh: DNews.
Nếu chúng ta nói về các phương tiện phòng ngừa thì không nên quá nhiều hy vọng vào khẩu trang. Khẩu trang thông thường từ hiệu thuốc không thể bảo vệ cơ thể một cách tuyệt đối vì nó không thể khít kín với mỗi khuôn mặt khác nhau.
Khẩu trang chuyên dụng cần có một bộ lọc và nơi bám khít thật chặt, nhưng nếu đeo loại khẩu trang này trong điều kiện bình thường thì hầu như không đáng. Tuy vậy, vẫn có một số lợi ích nhất định từ việc đeo khẩu trang thông thường, đặc biệt là trong thời gian bùng phát dịch bệnh. Khẩu trang giúp bảo vệ cơ thể khỏe mạnh nhưng nó không phải là đồ vật toàn năng.
Tập thể dục đều đặn giúp tăng cường sức khỏe cho hệ miễn dịch.
Cuối cùng, nếu chăm chút kỹ bản thân bạn sẽ khó bị bệnh nhiễm bệnh hơn. Hãy thường xuyên tập thể dục thể thao và ăn uống đầy đủ dưỡng chất, cũng như có thời gian nghỉ ngơi thích hợp, đây là sẽ “loại thuốc” tốt nhất dành cho cơ thể bạn, nó được gọi là một hệ miễn dịch tốt.
Thanh Hương
Theo Khám phá
Những đại dịch nguy hiểm từng đe dọa loài người
Dịch viêm phổi cấp do virus Corona chủng mới (2019-nCoV) đang khiến thế giới lo ngại trước sự lây lan nhanh chóng khi chỉ trong thời gian ngắn đã có hơn 30.000 trường hợp nhiễm bệnh. Tuy nhiên, đây không phải lần đầu tiên thế giới chứng kiến những đại dịch nguy hiểm như vậy.
Cúm Tây Ban Nha năm 1918 đã cướp đi sinh mạng của khoảng 50-100 triệu người
Dịch cúm Tây Ban Nha năm 1918-1919
Được biết đến là dịch cúm nguy hiểm khiến nhiều người chết nhất trong lịch sử, virus cúm Tây Ban Nha từng là nỗi ám ảnh đối với thế giới trong những năm 1918-1919 bởi tốc độ lây lan nhanh chóng và mức độ nguy hiểm mà nó gây ra. Chỉ trong 18 tháng, 1/3 dân số thế giới được báo cáo là dương tính với virus cúm Tây Ban Nha, trong đó số ca tử vong cũng cao kỷ lục, ước tính có khoảng 50-100 triệu người đã chết trong đại dịch này. Bên cạnh đó, phạm vi lây lan của virus cúm Tây Ban Nha cũng vô cùng rộng tới cả Ấn Độ, Australia và các đảo xa ngoài Thái Bình Dương.
Chủng cúm Tây Ban Nha giết chết bệnh nhân một cách nhanh chóng chưa từng thấy với các triệu chứng khủng khiếp như sốt và khó thở, nhiều người còn tái xanh mặt mũi do thiếu oxy nghiêm trọng. Không chỉ vậy, cúm Tây Ban Nha còn gây xuất huyết đầy phổi và gây nôn mửa, chảy máu cam. Người bệnh sẽ bị chết ngộp bởi các triệu chứng này. Khác với các bệnh cúm trước đó, đối tượng lây lan của cúm Tây Ban Nha không chỉ là người già hay trẻ nhỏ mà cả những người trưởng thành khỏe mạnh trong độ tuổi từ 20 đến 40.
Đến nay, nguồn gốc và sự xuất hiện của virus cúm Tây Ban Nha vẫn đang gây tranh cãi trong giới khoa học. Bản thân dịch bệnh này vẫn còn là nỗi ám ảnh kinh hoàng trong lịch sử nhân loại. Thời điểm ấy, nhiều người còn cho rằng dịch cúm Tây Ban Nha còn có khả năng dẫn đến sự diệt vong của loài người.
Dịch SARS từng là nỗi ám ảnh của Trung Quốc nói riêng và các quốc gia châu Á nói chung
Đại dịch SARS năm 2003
Cách đây 17 năm, đại dịch Sars cũng từng khiến thế giới lo ngại trước sự lây lan và tỷ lệ tử vong của dịch bệnh này (lên đến khoảng 10% số người nhiễm bệnh). SARS được biết đến là hội chứng suy hô hấp cấp tính nặng, lần đầu xuất hiện tại Trung Quốc vào năm 2002. Cụ thể, giữa tháng 11-2002 và tháng 7-2003, dịch SARS bùng phát ở Hồng Kông (Trung Quốc) và lan tỏa toàn cầu với 8.422 trường hợp mắc bệnh và 916 trường hợp tử vong. Trong đó, Trung Quốc và Hồng Kông đã phải trả giá nặng nhất với số người thiệt mạng lần lượt là 349 và 299. Virus SARS lây nhiễm giữa người với người do tiếp xúc trực tiếp với chất dịch (đờm, nước mũi, nước bọt) từ người bệnh.
Các triệu chứng của SARS ban đầu giống như bệnh cúm thông thường như: sốt, ho, đau cơ, đau họng... sau đó có thể khiến người bệnh khó thở. Trường hợp tử vong của SARS tùy thuộc vào độ tuổi bệnh nhân. Đối với người dưới 25 tuổi, tỷ lệ tử vong ít hơn 1%; dưới 25-44 tuổi thì tỷ lệ tăng lên thành 6%; dưới 45-64 là 15%; và hơn 65 tuổi là 50% hoặc hơn nữa. Không như bệnh đậu mùa đã bị dứt hẳn, SARS vẫn tồn tại, tiềm ẩn trong khối trữ thiên nhiên (quần thể động vật) và có khả năng tái phát.
Đây được biết đến là đại dịch đầu tiên của nhân loại trong thế kỷ 21, bởi vậy việc ứng phó và phòng bệnh của các quốc gia trên thế giới còn nhiều lúng túng và thiếu kinh nghiệm. Tuy nhiên, sau đại dịch SARS, nhiều quốc gia trên thế giới đã tích lũy kinh nghiệm và cách ứng phó trước đại dịch và có biệp pháp phòng tránh và kiểm soát các dịch cúm sau đó như dịch MERS, dịch H5N1...
Dịch cúm A/H1N1
Năm 2009, sự bùng phát của dịch cúm lớn H1N1 cũng đã trở thành mối lo toàn cầu. Trường hợp nhiễm virus cúm H1N1 đầu tiên được công bố vào ngày 21-4-2009 tại San Diego, California, Mỹ. Khi ấy, dịch cúm này là một sự kết hợp gene chưa từng thấy ở người hay lợn. Nhanh chóng, dịch cúm H1N1 đã lan ra nhiều quốc gia trên thế giới. Vào ngày 11-6-2009, WHO đã lần đầu đưa ra cảnh báo khẩn cấp toàn cầu trước sự bùng phát của đại dịch này. Vào ngày này, virus H1N1 được ghi nhận lan ra 74 quốc gia, khiến 28.774 người nhiễm bệnh, trong đó có ít nhất 144 trường hợp tử vong.
Các triệu chứng của căn bệnh này giống như cúm gồm: sốt trên 37,8 độ C, đau nhức cơ thể, đau họng, ho, sung huyết đường hô hấp và trong một số trường hợp là nôn ói, tiêu chảy. Loại virus này thường lây do trực tiếp tiếp xúc với lợn, tuy nhiên, chúng cũng có thể lây trực tiếp từ người sang người. Đại dịch này cũng đã khiến Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) lần đầu phải ban bố tình trạng khẩn cấp y tế cộng đồng do mức độ nguy hiểm.
Người chết la liệt tại nhiều quốc gia Tây Phi trong đợt bùng phát dịch Ebola năm 2014
Dịch Ebola
Năm 2014, dịch Ebola lây lan rộng ở Tây Phi với tỷ lệ chết người cao chưa từng thấy cũng là một đại dịch gây sốc toàn cầu. Chỉ trong 8 tháng kể từ khi công bố dịch, thế giới ghi nhận trên 1.600 trường hợp mắc virus Ebola với tỷ lệ tử vong chiếm quá một nửa. Tính chung toàn thế giới, dịch Ebola đã cướp đi mạng sống của ít nhất 7.708 người.
Thời gian ủ bệnh của virus Ebola thường kéo dài từ 2-21 ngày. Các triệu chứng của bệnh bao gồm sốt đột ngột, mệt mỏi kéo dài, đau cơ, đau đầu, đau họng, nôn mửa, tiêu chảy, phát ban, suy thận và suy gan. Một số trường hợp bị chảy máu trong nội tạng và chảy máu ngoài. Dịch sốt do Ebola lần đầu tiên bùng phát vào năm 1976 tại một ngôi làng ven sông Ebola thuộc Cộng hòa dân chủ Congo. Khi đó có tới 318 người đã mắc bệnh với 280 ca tử vong. Dịch bệnh này sau đó đã nhiều lần tái xuất hiện tại Tây Phi, nhưng năm 2014 ghi nhận sự bùng phát của đại dịch Ebola cả về số ca nhiễm bệnh lẫn số người tử vong.
Thời điểm ấy, thi thể người chết la liệt tại các quốc gia Tây Phi từng khiến thế giới lo ngại. WHO cũng phải vào cuộc ban hành tình trạng y tế khẩn cấp trước chủng virus nguy hiểm này. Tổng Giám đốc WHO, Tiến sĩ Margaret Chan, đã phải họp khẩn với Tổng thống các nước Tây Phi và nhận định rằng đây là đợt dịch lớn nhất của căn bệnh này trong lịch sử gần 4 thập niên.
Theo anninhthudo
Dịch Corona sẽ thành đại dịch toàn cầu? Các nhà khoa học và chuyên gia vẫn đang xem xét khả năng dịch Corona sẽ bùng phát thành đại dịch toàn cầu. Các chuyên gia vẫn đang xem xét các yếu tố mới có thể khẳng định dịch Corona là đại dịch toàn cầu. Ảnh: AP Tờ The New York Times đưa tin tuần trước Tổ chức Y tế Thế giới (WHO)...