Virus là gì và tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy chúng? (Phần 1)

Theo dõi VGT trên

Virus là gì mà chúng lại có khả năng gây ra các đại dịch hoành hành khắp thế giới đến như vậy? Tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy thêm chúng để ngăn chặn chúng?

Lịch sử thế giới chứng kiến nhiều đại dịch chết người mà chúng đều xuất phát từ sự lây lan của virus. Vào những thời điểm trong quá khứ, nếu dịch bệnh bùng phát chúng sẽ tiêu hủy cả một ngôi làng hoặc một thành phố nhỏ và thường chỉ ở quy mô như thế.

Virus là gì và tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy chúng? (Phần 1) - Hình 1

Virus là gì? Chúng trông như thế nào? Tên gọi như thế là từ đâu mà ra và trên thực tế nó nguy hiểm như thế nào đối với con người?

Giờ đây virus dễ dàng phát tán khắp thế giới bằng nhiều con đường. Không phải ngẫu nhiên mà nhiều bộ phim đã mô tả cảnh tượng như vậy, trong đó nhân vật phản diện gây nhiễm cho cả chiếc máy bay với thời gian ủ bệnh là vài ngày, sau đó những hành khách đi cùng chuyến bay sẽ lây lan tiếp cho những người mà họ tiếp xúc – cảnh tượng này giờ đây không còn là đáng kinh ngạc nữa.

Vậy virus là gì? Chúng trông như thế nào? Tên gọi như thế là từ đâu mà ra và trên thực tế nó nguy hiểm như thế nào đối với con người? Những điều này đặc biệt có ý nghĩa thực tiễn trong thế giới hiện đại, nơi mà chúng ta vẫn đang di chuyển với tốc độ điên cuồng. Bởi chỉ 150 năm trước thôi, để tới được bên kia địa cầu ta cần phải mất ít nhất vài tháng, còn 600 năm trước thậm chí còn chưa rõ liệu có gì nằm ngoài đường chân trời hay không.

Virus là gì và tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy chúng? (Phần 1) - Hình 2

Virus không khác gì một “loài quái vật”, nó có thể gây ra những đại dịch quy mô toàn cầu.

Bài viết này sẽ không tập trung vào virus corona chủng mới (2019-nCoV) và đại dịch Covid-19 đang hoành hành ở Trung Quốc, chúng ta chỉ nói chung về việc “loài quái vật” này là gì và làm thế nào để đối phó với chúng, bởi trong xã hội đang có quá nhiều định kiến về nó.

Virus là gì? Có bao nhiêu loại virus?

Vậy bản thân virus là gì? Có rất nhiều định nghĩa, nhưng chính yếu nhất có thể coi như sau:

Virus (theo tiếng Latinh có nghĩa là “chất độc”), là một tác nhân lây nhiễm không phải dạng tế bào, chỉ có thể được sao chép nhân rộng bên trong các tế bào sống. Virus lây nhiễm cho mọi loại sinh vật, từ thực vật và động vật tới vi khuẩn và cả vi khuẩn tối cổ.

Ngoài những loại virus vốn lây nhiễm cho các sinh vật sống phức tạp, còn có những loại virus lây nhiễm cho các loài vi khuẩn. Chúng được gọi là thực khuẩn thể. Trong một số trường hợp, các thực khuẩn thể thậm chí còn có thể được sử dụng cho mục đích y tế.

Virus là gì và tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy chúng? (Phần 1) - Hình 3

Cách hoạt động đặc thù của một thực khuẩn thể.

Đã tìm thấy những virus có khả năng nhân bản (sao chép) chỉ khi có sự hiện diện của các virus khác (các virus vệ tinh). Trong trường hợp này, là một tác nhân mang chúng, con người thậm chí có thể không có nghi ngờ gì về điều này.

Khoa học phát kiến ra virus và nghiên cứu chúng như là một ngành học riêng, được gọi là ngành virus học, một phần thuộc vi sinh học. Những khám phá đầu tiên trong lĩnh vực này là được thực hiện vào năm 1892.

Từ đó tới nay, hơn 6.000 loại virus đã được tìm thấy nhưng thực tế người ta cho rằng có tới hơn 100.000 loài đang tồn tại. Có nhiều loài virus bị quên lãng được tìm thấy trong những tảng băng vĩnh cửu từ quá trình khai quật các mẫu băng ở độ sâu lớn.

Virus là gì và tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy chúng? (Phần 1) - Hình 4

Trong những khối băng vĩnh cửu ta có thể tìm thấy các loài virus có tuổi đời hàng triệu năm. Ảnh: BBC.

Virus được tìm thấy trong hầu hết các hệ sinh thái. Bản thân hệ miễn dịch của con người và động vật khá tích cực chống lại nhiều loại virus. Đồng thời, các kháng thể được tạo ra sẽ cho phép virus bị đánh bại khi chúng tái xâm nhập vào cơ thể.

Video đang HOT

Nhưng quả thực, điều này không phải lúc nào cũng hoạt động với các dạng đột biến của cùng một chủng loại virus. Một số virus ngay từ đầu có thể xuyên qua hệ thống miễn dịch, ví dụ như một số loại herpes và HIV.

Các thuốc kháng virus đặc chủng có thể chống lại virus tương đối hiệu quả. Hãy nhớ rằng, khi nhiễm bệnh do virus thì việc dùng kháng sinh sẽ chỉ làm cho bệnh tình nặng hơn thêm mà thôi.

Lịch sử virus và thời hoàng kim của virus học

Như đã nói ở trên rằng có những loại virus cho phép chống lại các vi khuẩn. Điều đó làm cho một số loại virus trở thành phương tiện tiềm năng để chống lại những bệnh như thương hàn và tả.

Các thí nghiệm tương tự đã được thực hiện, kể cả nhà vi khuẩn học người Anh là Frederick Twort vào đầu thế kỷ 20 đã phát hiện ra những tính chất như vậy của virus. Điều thú vị là vào thời điểm đó, những nghiên cứu này đã không được chú ý tới, do thực tế là penicillin vừa được phát minh đã chiến đấu rất thành công với nhiều mầm bệnh.

Virus là gì và tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy chúng? (Phần 1) - Hình 5

Nhà vi khuẩn học Frederick Twort người Anh đã có những nghiên cứu về virus từ thế kỷ 20. Ảnh: Microbiology Society.

Một tính chất thú vị của virus được phát hiện từ thế kỷ 19 là nó cần một sinh vật sống để tồn tại và sinh sản. Sau này, các nhà khoa học đã có thể nuôi cấy virus để sản xuất vaccine trên bạch huyết, huyền phù từ thận gà hoặc trên các mẩu mô giác mạc lợn biển. Những virus như vậy đã được nuôi cấy để tạo ra vaccine. Những nghiên cứu tương tự vẫn đang được tiếp tục cho tới nay.

Thí nghiệm đầu tiên trên các mô thai nhi đã được thực hiện vào năm 1949 bởi John Franklin Enders, Thomas Huckle Weller và Frederick Chapman Robbins. Họ đã nhận được virus bại liệt, lần đầu tiên được nuôi cấy không phải trên mô hoặc trứng động vật. Ít lâu sau, việc đó đã cho phép Jonas Salk tạo ra được loại vaccine ngừa bại liệt rất hiệu quả.

Virus là gì và tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy chúng? (Phần 1) - Hình 6

Hình ảnh thực tế của một loại virus khi quan sát qua kính hiển vi điện tử. Ảnh: Science Friday.

Ở buổi bình minh của việc tìm kiếm virus, nhiều nhà khoa học từng nghĩ rằng virus là chất lỏng vì chúng không thể được nhìn thấy qua kính hiển vi. Cũng từng có ý kiến cho rằng đó là những phần tử cực kỳ nhỏ, nhưng để chứng minh điều đó thì rất phức tạp. Nó chỉ được chứng minh với sự ra đời của kính hiển vi điện tử. Khi đấy chúng ta đã thu nhận được những hình ảnh đầu tiên của virus, cho nhiều hiểu biết hơn về cấu trúc của chúng.

Nhìn chung, thời hoàng kim của virus học là nửa sau của thế kỷ 20. Vào thời ấy, không chỉ chúng ta tìm ra được khoảng 2.000 loại virus và đưa ra được mô tả của chúng, mà vaccine chống lại nhiều chủng loại virus cũng đã được phát kiến.

Virus là gì và tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy chúng? (Phần 1) - Hình 7

Tiến sĩ Luc Montagnier đã nhận giải thưởng Nobel Sinh lý và Y khoa cho việc tìm ra virus HIV.

Nhưng bên cạnh đó nhiều loại virus hiện vẫn chưa thể bị đánh bại. Chẳng hạn, retrovirus và đại diện nổi tiếng nhất là HIV, được phân lập vào năm 1983 bởi một nhóm các nhà khoa học do Luc Montagnier đứng đầu từ Viện Pasteur tại Pháp.

Virus từ đâu ra?

Nhiều người quan tâm đến câu hỏi virus từ đâu ra, tức là chúng xuất hiện như thế nào và chúng từ đâu mà có. Không có ý kiến đơn nhất cho câu hỏi này, nhưng có ba giả thuyết chính.

Giả thuyết đầu tiên được gọi là hồi quy (còn gọi là giả thuyết suy giảm hoặc thoái hóa). Theo đó, lúc đầu có những tế bào nhỏ đã ký sinh trên những sinh vật lớn hơn. Về sau, những vi khuẩn này đã bị đơn giản hóa, mất đi những chức năng không cần thiết cho lối sống ký sinh. Bằng chứng của giả thuyết này là sự tồn tại của các vi khuẩn rickettsia và chlamydia. Bản chất thì chúng là vi khuẩn, nhưng lại hoạt động như virus, chỉ lan truyền bên trong tế bào sống với các cấu trúc protein của mình.

Virus là gì và tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy chúng? (Phần 1) - Hình 8

Giả thuyết thứ hai được gọi là giả thuyết về nguồn gốc tế bào. Theo đó, virus xuất hiện từ bộ gene của sinh vật lớn hơn. Không đi sâu vào tiểu tiết, trong DNA có những phân tử có thể di chuyển từ tế bào này sang tế bào khác hoặc ngay trong bộ gene. Chính phân tử này có thể đột biến và chuyển biến dần thành virus.

Giả thuyết thứ ba đó là virus đã xuất hiện vào buổi bình minh tồn tại của sự sống, nghĩa là cỡ cùng lúc với khởi sinh của đời sống tế bào. Nhiều nhà nghiên cứu đang nghiêng về lý thuyết này. Mặc dù, các tranh luận chưa bao giờ lắng xuống và vẫn chưa có câu trả lời chắc chắn cho câu hỏi virus từ đâu mà ra.

Các dạng sống của virus và cách xâm nhập vào tế bào

Như đã đề cập ở trên, virus không thể tồn tại bên ngoài tế bào của một sinh vật sống, vì nó không có quá trình trao đổi chất riêng. Để tổng hợp các phân tử của chính mình, nó cần phải có một tế bào chủ. Bên ngoài tế bào như vậy, virus hoạt động như một phần tử của một cao phân tử sinh học và không thể hiện các dấu hiệu của một sinh vật sống.

Khi virus nằm ngoài tế bào, nó tồn tại như một phần tử độc lập. Kích thước của phần tử này nhỏ đến mức mà không thể phát hiện ra được hầu hết các loại virus bằng kính hiển vi quang học đơn giản. Kích thước của nó nhỏ hơn khoảng 100 lần so với kích thước của vi khuẩn và hình dạng của nó thay đổi từ xoắn ốc đơn giản đến các cấu trúc phức tạp hơn. Một trong những hình thức của chúng tương tự như vương miện, đó chính là coronavirus.

Virus là gì và tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy chúng? (Phần 1) - Hình 9

Ảnh thực tế virus corona nhìn qua kính hiển vi điện tử. Ảnh: NIAID-RML.

Một số nhà khoa học gọi virus là các thực thể nằm ở ranh giới sự sống. Một mặt, chúng không phải là sinh vật sống; nhưng mặt khác chúng có thể nhân lên, tiến hóa và tiến hành hoạt động sống, mặc dù chỉ nhờ dinh dưỡng bên ngoài từ những cấu trúc protein của tế bào chủ.

Nền tảng vòng đời của virus chỉ gồm vài giai đoạn:

Đầu tiên được gọi là bám dính. Ở giai đoạn này, hình thành các liên kết giữa các protein của vỏ protein bên ngoài virus (virus capsid) và bề mặt của tế bào chủ. Đôi khi, virus chỉ tương tác với những tế bào nhất định, chẳng hạn như HIV là chỉ với các tế bào bạch cầu.

Ở giai đoạn thứ hai, xảy ra sự xâm nhập vào tế bào chủ. Lúc này, virus được giải phóng khỏi vỏ protein của mình. Nói một cách đơn giản, nó bò ra khỏi vỏ và phóng bộ gene của mình vào trong tế bào chủ. Cách thức tự giải phóng khỏi vỏ protein là rất khác nhau. Vỏ có thể bị hòa tan bởi các enzyme của chính virus hoặc bằng cách sử dụng các thành tố bên trong tế bào chủ.

Sau đó, virus được nhân bào lên khi tổng hợp các gene ban đầu của virus. Kế đó, nó tập hợp thành những cấu trúc và ở giai đoạn cuối thì sẽ rời hẳn khỏi tế bào sau khi tế bào chết. Thông thường, điều này diễn ra do màng tế bào bị phá vỡ.

Virus là gì và tại sao các nhà khoa học lại nuôi cấy chúng? (Phần 1) - Hình 10

Bằng cách như vậy, virus xâm nhập vào tế bào và giải phóng bộ gene của mình.

Nhiều loại virus không dẫn đến việc phá hủy tế bào và cho tới thời điểm nhất định thì không tự biểu lộ bản thân. Chúng có thể tồn tại nhiều năm bên trong tế bào và gây ra các bệnh mãn tính.

Ví dụ về các loại virus này gồm có herpes – chỉ biểu hiện với sự kết hợp của những yếu tố nhất định, hoặc papillomavirus – trong một số trường hợp có thể dẫn đến sự phát triển của các bệnh ung thư hay Epstein-Barr – chỉ dẫn tới sự tăng tốc phân bào, nhưng không có dấu hiệu ác tính.

(Mời quý độc giả cùng tìm hiểu về sự đóng góp của virus vào chuỗi tiến hóa, những đại dịch được gây ra bởi virus cũng như cách phòng chống virus trong phần 2 của bài viết.)

Thanh Hương

Theo Khám phá

Những 'bệnh nhân số 0' bị coi là kẻ gieo rắc mầm bệnh

Mary Mallon là bệnh nhân số 0 đặc biệt nhất lịch sử Mỹ bởi cô là người đầu tiên được phát hiện mắc thương hàn nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào.

Bệnh nhân số 0 (patient zero) là thuật ngữ chỉ người đầu tiên lây nhiễm bệnh. Tuy nhiên, trong quá khứ, thuật ngữ này không bao hàm ý nghĩa như vậy. Cách dùng "patient zero" thường bị gắn với định kiến của nhiều người về những bệnh nhân "gieo rắc mầm bệnh".

Bắt nguồn từ một thuật ngữ bị hiểu sai

Năm 1988, bệnh nhân Gatan Dugas, tiếp viên Canada gốc Pháp, trở thành bệnh nhân đầu tiên nhiễm HIV tại Mỹ. Trong hồ sơ của Dugas, các bác sĩ ghi chú "patient O", viết tắt của "Out of California". Điều này hàm ý đánh dấu rằng bệnh nhân đã rời khỏi California trước khi dịch bệnh bùng phát.

Tuy nhiên, chữ "O" lại bị nhìn nhầm sang thành số 0 (zero). Ngay lập tức, Gatan Dugas bị đổ lỗi là người "gieo rắc mầm bệnh" HIV tới Mỹ, theo CNN.

Những 'bệnh nhân số 0' bị coi là kẻ gieo rắc mầm bệnh - Hình 1

Gatan Dugas, người đầu tiên nhiễm virus HIV tại Mỹ. Ảnh: BBC.

Nhiều thập kỷ trôi qua, một nghiên cứu trên Tạp chí Nature vào năm 2017 đã chính thức xóa tên Dugas khỏi những gán mác trước đây liên quan đến HIV. Nhóm tác giả cho biết căn bệnh này tại Mỹ có nguồn gốc từ một dịch bệnh Caribbean đã tồn tại vào những năm 1970.

Dù vậy, thuật ngữ "patient zero" vẫn được lưu truyền và sử dụng như một cách gọi về bệnh nhân đầu tiên lây nhiễm bất kỳ một loại bệnh nào. Trong lịch sử, rất nhiều "bệnh nhân số 0" bị phân biệt đối xử vì nhiều người cho rằng đây là những người "gieo rắc mầm bệnh".

Bệnh nhân số 0 không có triệu chứng

Mary Mallon là người đầu tiên phát hiện nhiễm thương hàn tại Mỹ và là bệnh nhân số 0 nổi tiếng nhất trong lịch sử. Cô còn được biết đến với cái tên "Typhoid Mary". Theo TS Richard Stein của Đại học Y khoa New York (Mỹ), tác giả cuốn sách "Siêu lây lan trong các bệnh truyền nhiễm", Mary là người đầu tiên trong lịch sử Mỹ mang trong mình vật ký sinh của bệnh thương hàn mà không bị bất kỳ tổn hại sức khỏe nào từ vi khuẩn.

Mary sinh năm 1869, mất năm 1938 trong gia đình nghèo nhất một quận của Bắc Ireland. Năm 1884, cô di cư sang Mỹ sinh sống. Cô vốn là đầu bếp chịu trách nhiệm chuẩn bị cho các bữa ăn cho nhiều gia đình tại New York những năm 1900. Sau khi ăn món ăn Mary nấu, các vị khách lần lượt lên cơn sốt, tiêu chảy. Nó khiến cô phải liên tục đổi nơi làm việc từ năm 1900-1907.

Những 'bệnh nhân số 0' bị coi là kẻ gieo rắc mầm bệnh - Hình 2

Mary Mallon được gọi với biệt danh "Typhoid Mary", bệnh nhân đầu tiên nhiễm sốt thương hàn nhưng không có bất kỳ triệu chứng nào. Ảnh: BBC.

Cho đến khi Mary phục vụ cho nhà Charles Warren, một quý ông ngân hàng giàu có, điều bí ẩn mới được giải đáp. Như những gia đình trước, sau khi ăn những món do Mary nấu, 6 thành viên trong nhà phát bệnh khiến cư dân ở Vịnh Oyster hoảng loạn.

Trước đây, thương hàn thường bị coi là bệnh của những người nghèo, chỉ có ở các khu ở chuột. Vì vậy, họ không hiểu vì sao mầm bệnh lại "leo" được đến nơi này. Warren đã mời nghiên cứu bệnh học George Soper đến. Ông George đã phát hiện ra mầm mống của bệnh là từ Mary Mallon.

Là một vi khuẩn siêu lây lan những điều đặc biệt là thương hàn trú ngụ trong cơ thể Mary Mallon mà không gây cho cô bất kỳ tổn hại sức khỏe nào. Mary thậm chí không có triệu chứng sốt cao, tiêu chảy như những bệnh nhân khác. Sự thiếu hiểu biết và không ác ý, Mary đã vô tình trở thành "mầm bệnh di động" trong nhiều năm. Các bác sĩ đã cố gắng giải thích trong cơ thể cô chứa một quần thể vi khuẩn phát triển mạnh, nhưng cô không tin vào điều này.

Những 'bệnh nhân số 0' bị coi là kẻ gieo rắc mầm bệnh - Hình 3

Mary Mallon (ngoài cùng bên trái) bị cách ly 26 năm. Ảnh: BBC.

George Sober viết trong bài nghiên cứu năm 1939 về bức chân dung của Mary Mallon, ông miêu tả cô là người phụ nữ nóng tính, bướng bỉnh và tức giận khi bị buộc cách ly. Mary cũng không làm một việc gì lâu dài, cô chẳng có bạn bè thân thiết.

Mary được cho là đã lây nhiễm bệnh cho 51 người, ba trong số đó tử vong, theo History. Cô bị buộc cách ly 2 lần, tổng cộng 26 năm. Trong suốt thời gian đó, Mary liên tục kiện Bộ Y tế New York vì tình trạng bị cách ly.

Đến nay, giới y khoa vẫn chưa thể lý giải được liệu rằng Mary Mallon thực sự là bệnh nhân của vi khuẩn thương hàn hay chỉ là "vật trung gian" khiến nhiều người bị lây nhiễm.

Thương hàn là bệnh do vi khuẩn Salmonella typhi gây nên. Theo Cục y tế dự phòng, bệnh khởi phát đột ngột với sốt cao kéo dài, đau đầu, mệt mỏi, chán ăn, mạch chậm, táo bón hoặc tiêu chảy và ho khan. Tuy nhiên, cũng có trường hợp nhẹ hoặc không triệu chứng. Thời gian ủ bệnh phụ thuộc vào số lượng vi khuẩn xâm nhập cơ thể người cảm thụ, trung bình từ 8-14 ngày.

Theo Zing

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Người mẹ 2 lần mất con vì mang gene bệnh di truyền mà không hay biếtNgười mẹ 2 lần mất con vì mang gene bệnh di truyền mà không hay biết
17:59:21 04/05/2025
Gội đầu khuya, cô gái hoảng loạn nhìn miệng và mắt bị kéo lệch vào buổi sángGội đầu khuya, cô gái hoảng loạn nhìn miệng và mắt bị kéo lệch vào buổi sáng
07:01:02 04/05/2025
Cảnh giác vấn đề sức khỏe khi bạn ngáp quá nhiềuCảnh giác vấn đề sức khỏe khi bạn ngáp quá nhiều
18:46:30 04/05/2025
4 chất độc trong bữa ăn kích hoạt tế bào ung thư4 chất độc trong bữa ăn kích hoạt tế bào ung thư
16:05:24 04/05/2025
Một thói quen khi tắm có nguy cơ gây đột quỵMột thói quen khi tắm có nguy cơ gây đột quỵ
07:29:21 03/05/2025
21 tuổi đột quỵ vì sai lầm kéo dài suốt 5 năm21 tuổi đột quỵ vì sai lầm kéo dài suốt 5 năm
07:52:34 03/05/2025
Loét thực quản vì thói quen bẻ thuốc cho dễ uốngLoét thực quản vì thói quen bẻ thuốc cho dễ uống
18:37:22 04/05/2025
Bài tập 2 phút giúp thanh lọc và cải thiện chức năng phổiBài tập 2 phút giúp thanh lọc và cải thiện chức năng phổi
18:43:33 04/05/2025

Tin đang nóng

Vụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu': Bệnh nhi chấn thương rất nặngVụ 'đóng đủ tiền mới cấp cứu': Bệnh nhi chấn thương rất nặng
21:21:33 04/05/2025
Vụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Làm rõ có hay không hành vi cố ý không khởi tốVụ nữ sinh tử vong ở Vĩnh Long: Làm rõ có hay không hành vi cố ý không khởi tố
21:24:58 04/05/2025
"Cha đẻ" bản hit 3 tỷ lượt xem dở khóc dở cười vì bị nhầm là... cố nhạc sĩ"Cha đẻ" bản hit 3 tỷ lượt xem dở khóc dở cười vì bị nhầm là... cố nhạc sĩ
21:46:50 04/05/2025
Quán ở Nha Trang bị tố "chặt chém", bán cá bò hòm 3,5 triệu đồng/kg: Chủ quán nói phải trích 30% "hoa hồng"Quán ở Nha Trang bị tố "chặt chém", bán cá bò hòm 3,5 triệu đồng/kg: Chủ quán nói phải trích 30% "hoa hồng"
19:25:07 04/05/2025
Sao nam Vbiz vừa bị liệt dây thần kinh số 7 hé lộ triệu chứng báo hiệu căn bệnh, cảnh báo việc không nên làmSao nam Vbiz vừa bị liệt dây thần kinh số 7 hé lộ triệu chứng báo hiệu căn bệnh, cảnh báo việc không nên làm
19:55:39 04/05/2025
Dương Tư Kỳ: Bỏ tình đầu theo đại gia, 2 lần làm mẹ đơn thân, giờ nhận không raDương Tư Kỳ: Bỏ tình đầu theo đại gia, 2 lần làm mẹ đơn thân, giờ nhận không ra
18:20:28 04/05/2025
Tạ Đình Phong chuyển nhượng khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng cho conTạ Đình Phong chuyển nhượng khối tài sản hàng nghìn tỷ đồng cho con
21:55:31 04/05/2025
Hot: Gigi Hadid chính thức công khai hẹn hò tài tử hơn 20 tuổi Bradley Cooper bằng bức hình nóng bỏng ở tiệc sinh nhật tuổi 30Hot: Gigi Hadid chính thức công khai hẹn hò tài tử hơn 20 tuổi Bradley Cooper bằng bức hình nóng bỏng ở tiệc sinh nhật tuổi 30
21:11:46 04/05/2025

Tin mới nhất

5 mẹo detox nhẹ nhàng sau những ngày nghỉ lễ

5 mẹo detox nhẹ nhàng sau những ngày nghỉ lễ

18:43:38 04/05/2025
Nước hỗ trợ thận lọc và đào thải chất thải qua nước tiểu, làm mềm phân và ngăn ngừa táo bón. Bên cạnh đó, nước là thành phần của dịch khớp, giúp các khớp vận động trơn tru, bảo vệ các mô và cơ quan, duy trì độ ẩm và bảo vệ tủy sống.
Loại bệnh lý nghiêm trọng xuất phát từ răng miệng

Loại bệnh lý nghiêm trọng xuất phát từ răng miệng

18:33:01 04/05/2025
Để phòng ngừa các bệnh lý kể trên, bác sĩ Yến khuyến cáo người dân cần duy trì thói quen chải răng ít nhất hai lần mỗi ngày bằng bàn chải mềm và kem đánh răng chứa fluoride.
Thực phẩm bổ sung: Lợi ích và rủi ro

Thực phẩm bổ sung: Lợi ích và rủi ro

17:50:34 04/05/2025
Dù có tiềm năng mang lại lợi ích sức khỏe, thực phẩm bổ sung cũng ẩn chứa rủi ro. Vì vậy, tham khảo ý kiến chuyên gia y tế là bước quan trọng để xác định liệu chúng có phù hợp với bạn hay không.
7 rủi ro sức khỏe lâu dài của thực phẩm siêu chế biến

7 rủi ro sức khỏe lâu dài của thực phẩm siêu chế biến

15:54:55 04/05/2025
Việc tiêu thụ thường xuyên những thực phẩm này ảnh hưởng đến nhiều hệ thống trong cơ thể, chuyển hóa, tim mạch và miễn dịch, dẫn đến lão hóa nhanh và dễ mắc bệnh.
Những người không nên ăn hồng xiêm

Những người không nên ăn hồng xiêm

15:51:12 04/05/2025
Đây là một chất dinh dưỡng quan trọng đối với sức khỏe đường ruột, có tác dụng nuôi dưỡng lợi khuẩn, nhuận tràng, thúc đẩy cảm giác no, điều chỉnh lượng đường trong máu và lượng cholesterol.
Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue

Gánh nặng và diễn biến khó lường của dịch sốt xuất huyết Dengue

09:44:02 04/05/2025
Tại Hội thảo, ông Benjamin Ping, Tổng giám đốc Takeda Việt Nam, nhấn mạnh: "Phòng ngừa sốt xuất huyết cần tiếp cận từ sự phối hợp chặt chẽ giữa các bên.
Bệnh viện những ngày không nghỉ lễ

Bệnh viện những ngày không nghỉ lễ

09:40:05 04/05/2025
Theo TS Hà Anh Đức - Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, Bộ Y tế, tình hình khám, cấp cứu, nhập viện, tử vong nghi do tai nạn giao thông (TNGT) không có đột biến so với cùng kỳ nghỉ lễ năm trước.
Củ tỏi có tác dụng gì với tim mạch?

Củ tỏi có tác dụng gì với tim mạch?

09:33:23 04/05/2025
Củ tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa giúp loại bỏ độc tố có hại và các gốc tự do ra khỏi cơ thể. Những độc tố này có thể gây viêm và làm hỏng mạch máu, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim.
Uống trà gì để hạ huyết áp?

Uống trà gì để hạ huyết áp?

09:27:26 04/05/2025
Trà hoa dâm bụt được làm từ cánh hoa dâm bụt khô. Trà có màu đỏ tươi và vị chua nhẹ, dễ chịu. Trà hoa dâm bụt chứa các hợp chất như anthocyanin và polyphenol, có thể giúp thư giãn mạch máu, nhờ đó làm giảm cả huyết áp tâm thu và huyết á...
Bé trai nguy kịch vì loài ong vốn được xem là hiền lành

Bé trai nguy kịch vì loài ong vốn được xem là hiền lành

09:07:53 04/05/2025
Theo lời kể của người nhà, khoảng 2 giờ trước khi nhập viện, bé đang chơi trong nhà thì một đàn ong (nghi là ong ruồi làm tổ trước nhà) bay vào. Bé vô tình đạp trúng một con ong và bị đốt ở đùi. Sau đó, trẻ có dấu hiệu nôn ói, đỏ da, mắ...
Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

Lý do nước dừa là thức uống tự nhiên kỳ diệu

08:09:24 04/05/2025
Khả năng bù nước của nước dừa đóng vai trò quan trọng trong quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng và ngăn ngừa táo bón. Nghiên cứu còn cho thấy nước dừa có đặc tính chống viêm và kháng khuẩn, có lợi cho hệ vi sinh vật đường ruột.
Thực phẩm 'nịnh bụng' ai cũng nên ăn hàng ngày

Thực phẩm 'nịnh bụng' ai cũng nên ăn hàng ngày

08:02:22 04/05/2025
Táo chứa pectin, một loại chất xơ hòa tan giúp thúc đẩy quá trình tiêu hóa và giảm táo bón, tiêu chảy. Pectin cũng hỗ trợ sự phát triển của các vi khuẩn tốt trong đường ruột, hỗ trợ quá trình tiêu hóa và bảo vệ cơ thể khỏi các bệnh mạn ...

Có thể bạn quan tâm

Cô gái nghèo lột xác đỉnh nhất Hàn Quốc: Từ Song Hye Kyo "bản dupe" đến nữ hoàng màn ảnh triệu người say mê

Cô gái nghèo lột xác đỉnh nhất Hàn Quốc: Từ Song Hye Kyo "bản dupe" đến nữ hoàng màn ảnh triệu người say mê

Hậu trường phim

23:44:37 04/05/2025
Từ một cô gái nghèo tay trắng đến minh tinh hàng đầu, nữ diễn viên này đang xây dựng một hành trình không giống ai.
Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?

Mỹ nhân cả nước biết mặt: Từng chảnh chọe, chèn ép người khác, cuộc sống tuổi 53 ra sao sau khi giải nghệ?

Sao việt

23:39:11 04/05/2025
Cuộc sống hiện tại sau khi đã giải nghệ, Việt Trinh cho biết, cô chỉ ở nhà chăm vườn, trồng hoa, cây ăn trái, trồng những giống mới, giống cũ ngày xưa.
Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều

Hát 'Thua một người dưng', cô gái 23 tuổi được Ngọc Sơn nhắn nhủ một điều

Tv show

23:05:05 04/05/2025
Cho thấy sự tiến bộ trong tập 7 Đánh thức đam mê , Đang Đang được Ngọc Sơn khen ngợi về giọng hát, đồng thời khuyên cô cần trau dồi nhiều hơn khi làm nghề.
Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?

Vì sao phòng ngủ của vua "khiêm tốn" thua 72.000 lần diện tích Tử cấm thành?

Netizen

23:04:34 04/05/2025
Hoàng đế ở các triều đại phong kiến Trung Quốc được xem sự tồn tại tối cao trong thiên hạ, thế nhưng những ai từng đến thăm Cố cung, có lẽ sẽ phát hiện, phòng ngủ của Hoàng đế thường không rộng quá 10 mét vuông.
Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo

Alexander-Arnold rời Liverpool với giá rẻ bèo

Sao thể thao

23:02:43 04/05/2025
Trent Alexander-Arnold nhiều khả năng sẽ gia nhập Real Madrid ngay trước khi FIFA Club World Cup 2025 khởi tranh, với mức phí chuyển nhượng chưa đến 1 triệu bảng.
'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ

'Ngọc nữ' Nhật bản Ryoko Hirosue điều trị tâm thần sau vụ bị bắt giữ

Sao châu á

23:02:13 04/05/2025
Theo The Japan News hôm 3.5, Ryoko Hirosue sẽ tạm gác các hoạt động trong ngành giải trí để tập trung điều trị sức khỏe tâm thần.
3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại

3 giọng hát Đà Lạt 'như rót mật ngọt', một người 18 năm mới trở lại

Nhạc việt

22:36:44 04/05/2025
Tuấn Ngọc, Trung Quân Idol và Nguyên Thảo đều sinh ra và lớn lên tại Đà Lạt, có giọng hát mang theo âm hưởng đặc trưng của phố núi, tạo nên phong cách biểu diễn riêng biệt.
Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng

Bắt 34 đối tượng đá gà, lắc tài xỉu dịp nghỉ lễ, thu giữ gần 200 triệu đồng

Pháp luật

22:24:01 04/05/2025
Chiều 4/5, Phòng Cảnh sát hình sự Công an tỉnh Tây Ninh cho biết, vừa triệt phá thành công hai tụ điểm đánh bạc quy mô lớn dưới hình thức đá gà, lắc tài xỉu, bắt 34 đối tượng và thu giữ gần 200 triệu đồng.
Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA

Rộ tin Mỹ cắt giảm hơn 1.000 nhân viên tình báo CIA

Thế giới

22:22:03 04/05/2025
Chính quyền Tổng thống Mỹ Donald Trump đang có kế hoạch cắt giảm nhân sự quy mô lớn tại Cơ quan tình báo trung ương (CIA) và nhiều đơn vị tình báo khác.
"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương

"Nữ hoàng gợi cảm" comeback "tàng hình" không ai thèm ngó đến, bị fan tẩy chay vì mải mê yêu đương

Nhạc quốc tế

21:44:03 04/05/2025
Từng được mệnh danh là nữ hoàng gợi cảm hay nữ hoàng solo nhưng lần comeback này bất ngờ xịt ngỏm , chìm nghỉm giữa dòng chảy âm nhạc.
Leonardo DiCaprio "phá bỏ lời nguyền tuổi 25", khi bạn gái người mẫu đã qua tuổi 26 nhưng vẫn không chia tay

Leonardo DiCaprio "phá bỏ lời nguyền tuổi 25", khi bạn gái người mẫu đã qua tuổi 26 nhưng vẫn không chia tay

Sao âu mỹ

21:21:28 04/05/2025
Việc Leonardo DiCaprio tiếp tục hẹn hò với bạn gái người mẫu Vittoria Ceretti, dù cô 26 tuổi khiến công chúng không khỏi tò mò.