Virus lạ corona diễn biến phức tạp những ngày cận tết
Đã có bằng chứng về việc virus corona lây lan hạn chế từ người sang người.
Theo thông tin từ Ủy ban Y tế và Sức khỏe quốc gia Trung Quốc, viêm phổi cấp do nCoV đang lây lan rất nhanh, bệnh không chỉ phát hiện trong mỗi thành phố Vũ Hán mà đã ghi nhận ở nhiều thành phố như Hàng Châu, Ôn Châu, Châu Sơn…
Đến thời điểm hiện tại, số ca mắc viêm phổi cấp do virus corona (nCoV) tại Vũ Hán, Trung Quốc đã lên đến 198 ca, trong đó đã có ba trường hợp tử vong. Hàn Quốc, Hong Kong, Nhật Bản… đều ghi nhận có người mắc viêm phổi cấp do nCoV.
Theo Ủy ban Y tế Trung Quốc, một số nhân viên y tế đã bị nhiễm chủng virus corona mới gây bệnh viêm cấp.
Đặc biệt, thông tin từ TS Kodon Park, trưởng đại diện Tổ chức Y tế thế giới WHO tại Việt Nam ngày 21-1, cho biết đã có bằng chứng về việc lây truyền hạn chế từ người sang người của virus nCoV.
Video đang HOT
nCoV đang lây lan rất nhanh tại Trung Quốc. Ảnh: BBC
Trước tình hình trên, PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý khám chữa bệnh, cho biết Việt Nam là một trong những nước có nguy cơ cao lây nhiễm bệnh dịch viêm phổi cấp do corona virus mới.
Để chủ động trong công tác phát hiện sớm, chẩn đoán và điều trị dịch bệnh này, Cục Quản lý khám chữa bệnh cùng hội đồng chuyên môn xây dựng hướng dẫn chẩn đoán và điều trị bệnh viêm phổi cấp do chủng virus corona mới (nCoV) ban hành kèm theo Quyết định số 125/QĐ-BYT ngày 16-1-2020 của bộ trưởng Bộ Y tế.
Bên cạnh đó, Bộ Y tế đã tổ chức nhiều đoàn kiểm tra công tác đáp ứng của các cơ sở y tế về phòng, chống các bệnh viêm phổi cấp do chủng virus nCoV.
Cục đã có có Công văn khẩn số 62/KCB-NV gửi các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế; Sở Y tế các tỉnh, TP trực thuộc trung ương; y tế các bộ, ngành về việc phát hiện sớm và chuẩn bị tốt việc phòng, chống bệnh dịch viêm phổi cấp do corona virus mới.
Ngày 20-1, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam yêu cầu Bộ Y tế khẩn trương ban hành kế hoạch ứng phó dịch bệnh, tăng cường kiểm tra giám sát phòng, chống dịch bệnh, yêu cầu ngành y tế đảm bảo đủ phương tiện, vật tư, trang thiết bị và hướng dẫn chuyên môn, kỹ thuật cho các địa phương.
HÀ PHƯỢNG
Theo PLO
Tamiflu không phải là "thần dược" trị cúm
Theo Bộ Y tế, dịch bệnh cúm mùa đang vào giai đoạn cao điểm với nhiều người mắc, nhất là trẻ nhỏ đã khiến không ít người đô xô tìm mua thuốc Tamiflu để dự phòng, điều trị cúm khiến cho loại thuốc này trở nên khan hiếm và bị đẩy giá lên cao.
Ảnh minh họa
Thống kê hơn 1 tháng qua, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới trung ương đã tiếp nhận trên 3.000 lượt người bệnh có triệu chứng cúm tới khám và điều trị. Tại Bệnh viện Nhi trung ương, mỗi ngày có 100 - 130 bệnh nhi đến khám với các biểu hiện nghi ngờ cúm, trong đó khoảng 30 bệnh nhi mắc cúm phải nhập viện điều trị.
PGS-TS Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh (Bộ Y tế) cho biết, thuốc Tamiflu chỉ có tác dụng hỗ trợ, không phải thuốc điều trị đặc hiệu hàng đầu trong điều trị cúm, còn có nhiều cách phòng và điều trị cúm hiệu quả khác.
Số liệu thống kê của Cục Y tế Dự phòng cho thấy, năm 2019, số ca mắc cúm và tử vong do cúm trong cả nước thấp hơn so với năm 2018. Tính đến tháng 12, cả nước ghi nhận hơn 408.907 trường hợp mắc cúm, 10 trường hợp tử vong. Con số này giảm hơn 10% số mắc và giảm 2 trường hợp tử vong so với cùng kỳ năm 2018. Để phòng ngừa bệnh cúm mùa, hiện nay biện pháp hiệu quả nhất vẫn là tiêm phòng đầy đủ vaccine ngừa cúm.
NGUYỄN QUỐC
Theo SGGP
3,5 triệu người Việt có nguy cơ mù lòa, suy thận, cụt chi vì căn bệnh này Việt Nam hiện có 3,5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường, là nguy cơ gây tử vong hoặc tàn tật sớm như mù lòa, suy thận, cụt chi... Ứng dụng Hành trình cho bệnh nhân đái tháo đường là 1 công cụ hữu ích cho các bác sĩ, đặc biệt là ở tuyến cơ sở điều trị Theo PGS. TS. Lương Ngọc...