Virus HIV có sống được trong nước
Nếu trên cơ thể có vết thương chảy máu hoặc vừa mới quan hệ xong, đầu dương vật vẫn còn dính tinh trùng mà lại dùng nước trong nhà vệ sinh chung để rửa, vậy có nguy cơ nhiễm HIV không? (Quan Sơn)
Ảnh minh họa: Menshealth.
Trả lời:
Chào bạn,
Video đang HOT
Trên lý thuyết, HIV chỉ tồn tại trong cơ thể người, khi ra khỏi cơ thể, HIV nhanh chóng bị tiêu diệt. Khi các dịch tiết cơ thể (như máu chẳng hạn) vốn chứa HIV pha loãng với nước, HIV sẽ tồn tại lâu hơn, thời gian tồn tại phụ thuộc vào nồng độ pha loãng, lượng virus trong máu người nhiễm, các yếu tố lý hoá khác như lượng clor, các chất tẩy rửa, nhiệt độ…
Tuy nhiên, trên thực tế, chưa ghi nhận trường hợp nào lây nhiễm qua các tiếp xúc như sử dụng chung nhà vệ sinh, nhà tắm hay bể bơi. Cần lưu ý rằng, do yếu tố pha loãng và tính chất “dễ chết của HIV ở môi trường ngoài cơ thể”, lượng virus HIV trong các chất lỏng này giảm đi đáng kể, và thường thấp dưới ngưỡng gây nhiễm…
Trong tình huống mà bạn chia sẻ, thông thường, chúng ta không sử dụng lại nước người khác đã dùng, và khi rửa dưới vòi nước hay bằng gàu, phần nước thải nhanh chóng bị trôi đi. Điều này khiến cho sự tiếp xúc với HIV giảm đi đáng kể.
Ở đây, tôi xin lưu ý thêm về trường hợp người thân chăm sóc bệnh nhân HIV đang chảy máu. Tất cả tiếp xúc với máu đều cần phải mang găng tay sạch, điều này vừa đảm bảo vệ sinh khi chăm sóc vừa hạn chế phơi nhiễm HIV. Còn trường hợp phải vệ sinh chỗ sàn dính máu, có thể dội nhiều lần bằng nước sạch hoặc sử dụng thêm chất tẩy rửa, các hành động này nhằm gột rửa và tiêu diệt HIV nhanh chóng.
Thân ái.
Theo VNE
4 đại học lớn trong nước có thể tăng học phí
Đó là trường ĐH Kinh tế quốc dân, ĐH Hà Nội, ĐH Ngoại thương, ĐH Kinh tế TP.HCM.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị Kế hoạch ngân sách năm 2014 các trường, đơn vị trực thuộc Bộ GD-ĐT, tổ chức ở Hà Nội sáng 27/12.
Thứ trưởng Bùi Văn Ga cho biết đối với 4 trường tự chủ tài chính gồm Trường ĐH Kinh tế quốc dân, Trường ĐH Hà Nội, Trường ĐH Ngoại thương, Trường ĐH Kinh tế TP.HCM việc chi thường xuyên năm nay dự kiến sẽ không được Bộ GD-ĐT cấp.
Tuy nhiên, Thứ trưởng cho biết Bộ GD-ĐT sẽ xây dựng đề án trình Chính phủ để các trường này được tăng học phí người học. Các trường sẽ không phải thu học phí theo trần giới hạn quy định.
Thí sinh dự thi vào Trường ĐH Ngoại thương Hà Nội năm 2013 (Ảnh: Văn Chung)
"Theo tính toán, việc tăng học phí sẽ tăng thu hơn nhiều so với kinh phí mà Bộ GD-ĐT cấp thường xuyên cho các trường" - lời Thứ trưởng Ga.
Bộ GD&ĐT cho biết, đang hoàn thiện đề án để trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định giao quyền tự chủ cho 4 đơn vị được thí điểm về tự chủ tài chính giai đoạn 2014 - 2017.
Nếu đến tháng 2/2014, Thủ tướng Chính phủ chưa có quyết định trao quyền tự chủ cho 4 trường, Bộ GD&ĐT sẽ xem xét cấp dự toán kinh phí không thường xuyên cho các trường như năm 2013.
Với các đơn vị tự chủ một phần kinh phí chi thường xuyên (gồm 37 đơn vị), nguyên tắc chung là tăng khoảng 1% so với kinh phí chi thường xuyên năm 2013 đã tính đến việc ưu tiên theo ngành, theo lĩnh vực.
Theo TNO
10 ông vua tai tiếng nhất lịch sử Việt Nam (1) Vì thói đam mê hưởng lạc, chỉ trong ít năm, nhiều vị vua đã phá tan nát cơ đồ mà các bậc tiền bối dày công xây dựng trong cả thế kỷ. Lê Long Đĩnh bạo ngược Lê Long Đĩnh (986 - 1009) là vị vua cuối cùng của nhà Tiền Lê trong lịch sử Việt Nam. Trong chính sử, ông được mô...