Virus H7N9 sẽ được tạo ra từ phòng thí nghiệm
Một nhóm nghiên cứu cho biết họ sẽ tạo ra loại virus cúm gia cầm H7N9 có độc tính cao hơn trong phòng thí nghiệm để xem xét khả năng lây nhiễm.
Ngày 7/8, một nhóm các nhà khoa học quốc tế cho biết họ muốn tạo ra phiên bản trong phòng thí nghiệm của một loại virus cúm gia cầm chết người H7N9 mới xuất hiện nhằm nghiên cứu về khả năng lây nhiễm sang người cao hơn của loại virus này.
Virus cúm gia cầm H7N9 đã giết hại 43 người ở Trung Quốc. Trong một tuyên bố trên tạp chí Science, 22 nhà khoa học quốc tế đến từ 15 viện nghiên cứu cho biết việc nghiên cứu khả năng lây nhiễm của loại virus này là “cần thiết và nên làm”. Họ cam kết sẽ tuân thẻ các tiêu chuẩn bảo vệ tăng cường trong phòng thí nghiệm.
Virus H7N9 trong một tế bào
Trước đây, những nỗ lực tương tự nhằm tạo ra và nghiên cứu một loại virus cúm có khả năng lây nhiễm cao hơn từ virus cúm H5N1 đã châm ngòi cho làn sóng tranh cãi trong giới khoa học vào năm 2011.
Trước những lo ngại về nghiên cứu kiểu này, chính phủ Mỹ cho biết họ sẽ yêu cầu các nhà nghiên cứu áp dụng các biện pháp đảm bảo an toàn chặt chẽ hơn.
Video đang HOT
H7N9 được cho là loại virus lây từ gia cầm sang người trong 130 ca nhiễm bệnh ở Trung Quốc. Cho tới nay, chỉ mới có 2 ca có biểu hiện lây từ người sang người. Ca lây nhiễm giữa một ông bố 60 tuổi cho người con gái 32 tuổi đã được đăng tải trên tạp chí BMJ trong tuần này.
Tuy các trường hợp lây nhiễm H7N9 đã được khống chế vào tháng 3 năm nay nhưng các chuyên gia lo sợ rằng virus này sẽ tiếp tục tái xuất vào mùa thu dưới dạng kháng lại các loại thuốc chống virus.
Nhóm nghiên cứu do nhà virus học Hà Lan Ron Fouchier dẫn đầu cho biết: “Nguy cơ về một đại dịch do virus cúm gia cầm gây ra luôn tồn tại trong tự nhiên.” Fouchier là nhân vật nổi bật trong cuộc tranh luận năm 2011 về nghiên cứu khả năng lây nhiễm của virus cúm gia cầm bằng cách tạo ra loại virus H5N1 trong phòng thí nghiệm.
Tuyên bố của nhóm nghiên cứu này cho biết nhóm sẽ tuân thủ các quy trình đảm bảo an toàn trong phòng thí nghiệm. Họ hy vọng rằng với việc xác định được các yếu tố khiến virus trở nên nguy hiểm hơn với con người có thể giúp họ tạo ra loại vaccine đề phòng cho đại dịch cúm nổ ra trong tự nhiên.
Đề xuất này vẫn vấp phải những tranh cãi quyết liệt khi một số nhà khoa học kêu gọi áp dụng mức độ an ninh cao nhất cho các phòng thí nghiệm thực hiện nghiên cứu này.
Nhà khoa học Adel Mahmoud cho biết: “Luận cứ khoa học cho hành động này là rất mơ hồ, và quan điểm cho rằng nghiên cứu này sẽ làm được điều gì đó hữu ích là thiếu thuyết phục.”
Trong khi các tổ chức nghiên cứu thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Con người Mỹ cho biết họ sẽ xem xét đề xuất thực hiện nghiên cứu về khả năng lây nhiễm của virus cúm gia cầm này thì các phòng thí nghiệm Trung Quốc tỏ ra không mấy mặn mà với các nỗ lực đó.
Theo khampha
TQ phát hiện thêm 4 ca nhiễm H7N9
Một nhà báo chụp ảnh trước Trung tâm phòng chống bệnh tật Giang Tô
Trung Quốc vừa phát hiện thêm 4 trường hợp ở tỉnh Giang Tô bị nhiễm virus cúm gia cầm H7N9 sau khi 2 trường hợp tử vong và một phụ nữ đang trong tình trạng nguy kịch vì chủng virus này.
Cơ quan y tế Giang Tô cho biết họ 4 trường hợp được phát hiện tối qua đã có dấu hiệu nhiễm virus từ ngày 19-21/3.
Người phụ nữ 48 tuổi ở Suqian, một ông cụ 83 tuổi và một phụ nữ 32 tuổi ở TP. Vô Tích đều có dấu hiệu từ cách đây 2 tuần và đã được chẩn đoán nhiễm virus H7N9.
Những chẩn đoán này đã được xác nhận bằng xét nghiệm trong phòng thí nghiệm từ hôm qua.
Cơ quan y tế cho biết cả 4 trường hợp đều đang trong tình trạng nguy cấp, nhưng 167 người tiếp xúc gần với họ vẫn chưa có dấu hiệu nhiễm bệnh.
Tất cả 7 trường hợp nhiễm virus H7N9 đến nay đều ở khu vực đồng bằng sông Dương Tử. Các bác sĩ vẫn chưa tìm ra virus được lây lan như thế nào.
H7N9 được coi là chủng có độc lực thấp và khó có khả năng lây lan từ người sang người. Chủng virus gia cầm gây thiệt hại về người ở châu Á nhiều nhất là H5N1.
Hôm Chủ nhật, cơ quan chức năng Trung Quốc thông báo 2 trường hợp đầu tiên thiệt mạng vì virus nhiễm H7N9, gồm cụ ông 87 tuổi và một nam thanh niên 27 tuổi ở Thượng Hải. Ngoài ra, người phụ nữ 35 tuổi ở tỉnh An Huy đang trong tình trạng nguy hiểm.
Các bệnh viện ở Hong Kong đang thực hiện nhiều biện pháp để phát hiện trường hợp nghi ngờ nhiễm bệnh và kiểm tra các trại nuôi gia cầm.
Sở Y tế khuyến cáo khách du lịch trở về từ Giang Tô, Thượng Hải và An Huy có vấn đề về hô hấp hãy đeo khẩu trang và đi kiểm tra sức khỏe ngay.
Chính quyền Bắc Kinh, Quảng Đông và Sơn Đông cũng thông báo áp dụng nhiều biện pháp phòng ngừa, cho dù chưa có trường hợp nhiễm bệnh nào được phát hiện tại các tỉnh thành này.
Tổ chức Y tế thế giới cũng đã xác nhận sự xuất hiện của chủng virus cúm gia cầm mới ở Trung Quốc.
Theo 24h
Phát hiện ca nhiễm H6N1 đầu tiên trên TG Đài Loan vừa thông báo về trường hợp một bệnh nhân nữ nhiễm H6N1 đầu tiên trên thế giới. Ngày 21/6, Cơ quan Y tế Đài Loan xác nhận ca nhiễm chủng virus cúm gia cầm H6N1 đầu tiên trên thế giới là một phụ nữ 20 tuổi người Đài Loan. Theo đó, ông Yang Ching-hui, giám đốc Trung tâm Kiểm soát Dịch...