Virus gây bệnh sởi xâm nhập vào cơ thể như thế nào và những biến chứng nguy hiểm nó gây ra

Theo dõi VGT trên

Sởi là bệnh rất thường xảy ra ở đối tượng trẻ em. Nếu sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ gặp biến chứng của bệnh sởi.

Bệnh sởi thường gặp nhất vào mùa xuân, khi nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển. Bệnh này có tốc độ lan rất nhanh, khoảng 90% số trẻ tiếp xúc với trẻ mắc sởi sẽ bị lây bệnh. Những trẻ có nguy cơ mắc sởi cao là những trẻ có thể trạng yếu, trẻ sinh non, không được tiêm phòng vắc xin phòng ngừa đầy đủ. Người lớn cũng có thể bị sởi nếu cơ thể không đủ miễn dịch với bệnh.

Virus gây bệnh sởi xâm nhập vào cơ thể như thế nào và những biến chứng nguy hiểm nó gây ra - Hình 1

Bệnh sởi thường gặp nhất vào mùa xuân, khi nhiệt độ và độ ẩm không khí cao, vi khuẩn dễ sinh sôi và phát triển.

Nguyên nhân mắc bệnh sởi

Virus sởi là tác nhân gây bệnh. Hầu hết những người tiếp xúc với bệnh nhân đều dễ dàng bị lây nhiễm nếu chưa được tiêm phòng sởi. Bệnh sởi có thể lây qua đường hô hấp, lây trực tiếp khi tiếp xúc với người bệnh. Virus sởi dễ bị tiêu diệt ở điều kiện bên ngoài, chính vì vậy nó ít lây gián tiếp.

Virus sởi xâm nhập vào cơ thể qua đường hô hấp. Sau đó, virus vào máu, từ máu, theo các bạch cầu, virus đến các phủ tạng (phổi, lách, hạch, da…) gây tổn thương các cơ quan và các triệu chứng lâm sàng thời kì toàn phát. Ban ở da và niêm mạc chính là hiện tượng đào thải virus của cơ thể đã phản ứng miễn dịch bệnh lí.

Siêu vi sởi thường ở mũi và cổ họng bệnh nhân, họ có thể lây bệnh cho người khác trước khi những ban đỏ xuất hiện. Khi siêu vi sởi xâm nhập vào bệnh nhân, chúng thường trú ngụ ở những tế bào trong cổ họng và phổi, sau đó, bệnh lây lan sang khắp cơ thể.

Virus gây bệnh sởi xâm nhập vào cơ thể như thế nào và những biến chứng nguy hiểm nó gây ra - Hình 2

Virus vào máu, từ máu, theo các bạch cầu, virus đến các phủ tạng (phổi, lách, hạch, da…) gây tổn thương các cơ quan.

Biến chứng nguy hiểm của bệnh sởi

Trong vòng 7-21 ngày sau tiếp xúc, bệnh nhân có các triệu chứng sốt cao, ho, hắt hơi. Ban mọc theo thứ tự từ đầu, cổ, thân mình rồi đến tay, chân. Ban bay theo trình tự như trên.

Sau mắc sởi, do sức đề kháng của cơ thể suy giảm, bệnh nhân dễ bị biến chứng. Một số biến chứng của bệnh sởi mà người dân cần chú ý là:

Biến chứng đường hô hấp

- Viêm thanh quản: Viêm thanh quản có thể xuất hiện ở giai đoạn khởi phát hoặc giai đoạn muộn. Ở giai đoạn khởi phát thường gây cơn khó thở do co thắt thanh quản. Còn ở giai đoạn muộn thường là do bội nhiễm (hay gặp do tụ cầu, liên cầu, phế cầu…), xuất hiện sau mọc ban và diễn biến thường nặng, bao gồm các triệu chứng: Sốt cao vọt lên, ho ông ổng, khàn tiếng, khó thở, tím tái…

Video đang HOT

- Viêm phế quản: Biến chứng này thường do bội nhiễm, xuất hiện vào cuối thời kì mọc ban với các biểu hiện như: Sốt lại, ho nhiều, nghe phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng, neutro tăng, Xquang có hình ảnh viêm phế quản…

- Viêm phế quản – phổi: Đây cũng là biến chứng do bội nhiễm, thường xuất hiện muộn sau mọc ban và có biểu hiện nặng: Sốt cao khó thở, khám phổi có ran phế quản, bạch cầu tăng… và và ra nổ. Xquang có hình ảnh phế quản phế viêm (nốt mờ rải rác 2 phổi). Bạch cầu tăng, neutro tăng, thường là nguyên nhân gây tử vong trong bệnh sởi, nhất là ở trẻ nhỏ.

Virus gây bệnh sởi xâm nhập vào cơ thể như thế nào và những biến chứng nguy hiểm nó gây ra - Hình 3

Biến chứng thần kinh: Thường gặp là viêm não – màng não – tủy cấp: Là biến chứng nguy hiểm gây tử vong và di chứng cao. Viêm não có thể gây co giật, hôn mê, tử vong hoặc ảnh hưởng nặng nề đến tinh thần và thể chất của trẻ sống sót.

Biến chứng đường tiêu hóa: Thường gặp là viêm niêm mạc miệng, viêm ruột, cam mã tấu… Tiêu chảy cũng thường gặp ở những trẻ bị sởi. Tiêu chảy sau sởi nặng nề hơn và có nhiều biến chứng hơn tiêu chảy cấp do virus thông thường.

Ngoài ra, một số đối tượng như trẻ thiếu dinh dưỡng, bà bầu… bị sởi càng cần cẩn thận để tránh biến chứng. Trẻ suy dinh dưỡng, thiếu vitamin A bị sởi nặng dẫn đến biến chứng có thể gây mù vĩnh viễn. Phụ nữ mang thai nếu bị sởi thì có thể bị sẩy thai, thai chết lưu, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân.

Theo Helino

Bệnh sởi Không thể coi thường

Được phát hiện vào năm 1757 nhưng mãi đến năm 1963, Y học mới tìm ra vaccine ngừa sởi. Trong suốt thời gian đó, ước lượng đã có 249 triệu người trên toàn thế giới chết vì căn bệnh này. Mới chỉ 2 tháng đầu năm 2019, đã có 43 tỉnh thành ở Việt Nam phát hiện bệnh nhân nhiễm sởi và hầu hết đều rơi vào những người không tiêm ngừa hoặc không rõ tình trạng tiêm ngừa.

Theo Tổ chức Y tế thế giới (WHO), dịch sởi hiện đang gia tăng trên toàn cầu. Từ cuối năm 2018 đến đầu năm 2019, đã có hơn 180 quốc gia xuất hiện bệnh sởi, trong đó 11 quốc gia ở khu vực Đông Nam Á. Thậm chí dịch sởi đã quay trở lại một số nước đã từng khống chế thành công hoặc triệt tiêu căn bệnh này như Italy, Ukraine...

Từng là đại dịch toàn cầu

Tại Mỹ, sau gần 20 năm công bố loại trừ bệnh sởi thì ngay từ những ngày đầu năm 2019, Cơ quan Kiểm soát dịch bệnh Mỹ (CDC) đã ghi nhận các ổ dịch sởi ở một số thành phố mà nguyên nhân là tỷ lệ tiêm ngừa vaccine sởi không đạt yêu cầu nên đã hình thành những khoảng trống miễn dịch tại nhiều khu vực, cộng với sự gia tăng di chuyển của người dân giữa thành phố này và thành phố khác, quốc gia này với quốc gia khác, tạo điều kiện cho virus sởi phát tán.

Theo các tài liệu cổ còn lưu giữ, năm 804 sau Công nguyên, tại thành phố Mashsad, Vương quốc Ba Tư (Iran ngày nay) đã xảy ra một trận đại dịch sởi, làm chết gần 60.000 người.

Các tài liệu cổ viết: "Thoạt đầu, nó xuất hiện trong một gia đình nông dân ở phía bắc thành phố, người nhiễm bệnh là một đứa bé 6 tuổi. Chỉ sau vài ngày, tất cả những người trong gia đình ấy đều nhiễm rồi lây sang các nhà hàng xóm".

Bệnh sởi - Không thể coi thường - Hình 1

Hình ảnh mô tả bệnh sởi của bác sĩ Rhazes thế kỷ thứ 9.

Một bác sĩ người Ba Tư thời điểm ấy là Muhammad ibn Zakariya al-Razi - hay còn gọi là Rhazes, đã có những ghi chép mô tả các triệu chứng của bệnh sởi với những dấu hiệu không khác gì ngày nay: Sốt cao, ho khan, chảy nước mũi, viêm kết mạc mắt rồi sau đó là phát ban trên da, thoạt đầu xuất hiện ở vùng chân tóc phía sau tai và lan dần xuống dưới. Rhazes cũng cho biết phần lớn những người chết đều có nguyên nhân từ phổi, một số ít từ não nhưng ông nhầm lẫn rằng sởi chỉ là một biến thể của bệnh đậu mùa.

Với người dân, đa số đều tin vào lời phán của các pháp sư rằng những ban đỏ xuất hiện khi lên sởi là do... kinh nguyệt của người mẹ nhiễm vào đứa trẻ khi còn ở giai đoạn bào thai(?!). Vì thế, những nốt sởi lại được coi là cách duy nhất để tống khứ cái loại máu độc ấy ra ngoài. Đó cũng là lý do mà suốt một thời gian dài ở Ba Tư, người ta cố ý để cho các em bé sơ sinh nhiễm sởi. Trong hơn 600 năm sau thời của Rhazes, hầu như không có nhiều những ghi chép về sởi mặc dù đó là khoảng thời gian mà bệnh sởi bùng phát dữ dội nhất.

Mãi đến năm 1757, Francis Home, bác sĩ người Scotland phát hiện bệnh sởi lây truyền do mầm bệnh, từ người này sang người khác qua những cơn ho, hắt hơi. Home đã thử tìm cách phân lập mầm bệnh để chế tạo thuốc chữa - là tiền thân của vaccine ngừa sởi ngày nay - nhưng thất bại. Cho đến lúc ấy, sởi vẫn là một trong những nguyên nhân làm chết người hàng đầu trên thế giới, chỉ đứng sau bệnh cúm mùa và bệnh dịch hạch.

Năm 1846, bác sĩ Peter Ludvig Panum, người Đan Mạch, khi được cử đến quần đảo Faroe để nghiên cứu đã hệ thống hóa 4 dấu hiệu đặc trưng của người bệnh mắc sởi: Ban đỏ nổi sau 12 đến 14 ngày kể từ khi tiếp xúc với mầm bệnh. Bệnh lây qua ho, hắt hơi. Khả năng lây bệnh cao nhất là từ 3 đến 4 ngày trước khi nổi ban. Người đã từng mắc sởi sẽ miễn dịch với bệnh này suốt đời.

Và bệnh sởi vẫn cứ tiếp tục hoành hành. Năm 1848, một đợt bùng phát sởi ở Hawaii đã làm chết 1/3 số người sống trên đảo. Năm 1875, dịch sởi xảy ra ở đảo quốc Fiji cũng đã quét sạch 1/3 dân số chỉ trong 4 tháng.

Năm 1916, tại nước Pháp có 12.000 người chết vì bệnh sởi và 3 trong số 4 người chết là trẻ em dưới 5 tuổi còn nếu kể thêm thì trong suốt cuộc Chiến tranh thế giới lần thứ nhất 1914-1918, đã có khoảng 48.000 binh lính của cả hai phía Đồng minh và Đức chết vì các biến chứng của sởi (nhưng được cho là sốt phát ban - hay còn gọi là bệnh chấy rận vì lúc ấy không ai tin rằng người lớn cũng có thể bị sởi). Cũng năm đó, một bác sĩ quân y Pháp đã tìm thấy kháng thể sởi trong máu bệnh nhân, là cơ sở đầu tiên chứng minh rằng nó có thể bảo vệ những người lành không bị lây nhiễm nếu họ được tiêm kháng thể vào người.

Năm 1951, dịch sởi tấn công đảo Greenland, Đan Mạch đã khiến trong số 4.262 cư dân, chỉ có 5 người thoát khỏi nhưng nhờ trận dịch này, các nhà khoa học đã thử áp dụng biện pháp tiêm gamma globulin - là một loại protien giàu kháng thể cho người bệnh. Kết quả là tỷ lệ tử vong vì những biến chứng của sởi giảm đáng kể nhưng làm thế nào để không bị nhiễm sởi thì vẫn chưa ai tìm ra.

Vào những năm 1951-1953, con số tử vong mỗi năm do bệnh sởi trên toàn thế giới đã giảm xuống chỉ còn 4.000 đến 5.000 người nhờ có thuốc kháng sinh và điều kiện sống được cải thiện. Cũng trong những năm này, nước Mỹ mỗi năm có 500 người chết, 48.000 người phải nhập viện do các biến chứng của sởi như nhiễm trùng tai, tiêu chảy, viêm kết mạc, viêm phổi và viêm não.

Bác sĩ Paul Offit, Trưởng khoa Truyền nhiễm Bệnh viện Nhi đồng bang Philadelphia cho biết viêm phổi do vi khuẩn là một trong những biến chứng nguy hiểm nhất của bệnh sởi, và thuốc kháng sinh không thể tiêu diệt được sởi vì nguồn gốc bệnh gây ra bởi virus. Ngay cả khi sống sót, người bệnh cũng chưa chắc đã an toàn vì một biến chứng tuy rất hiếm gặp nhưng lại dẫn đến hiện tượng suy giảm nhận thức, suy giảm thể lực rồi cuối cùng là hôn mê và tử vong, xảy ra từ 10 đến 20 năm sau khi nhiễm sởi. Đó là bệnh viêm màng não bán cấp.

Vaccine ngừa sởi đầu tiên

Tháng 1-1954, khi dịch sởi tấn công trường trung học nội trú ở thành phố Boston, Mỹ, Enders- Giáo sư dịch tễ học đã gửi bác sĩ Thomas Peebles đến ngôi trường này để lấy mẫu máu. Lúc tiến hành lấy máu, Peebles nói với các học sinh: "Này các chàng trai, các bạn đang đứng trên biên giới của khoa học. Máu của các bạn sẽ được dùng để phát triển ra loại thuốc ngừa bệnh sởi và tên của các bạn sẽ đi vào biên niên sử của loài người trong việc chống lại dịch bệnh". Đó cũng là lần đầu tiên trên toàn thế giới, việc nghiên cứu kháng thể chống lại bệnh sởi được tiến hành một cách có hệ thống.

Trong gần 2 năm, với 200 mẫu máu lấy từ trường trung học nội trú Boston, Peebles đã phân lập được virus bệnh sởi từ máu của cậu học sinh David Edmonston, 13 tuổi bằng phương pháp nuôi cấy trong nước canh thịt. Đến năm 1958, nhóm nghiên cứu Peebles tiến hành tiêm vaccine sởi mà thành phần là virus sống để thử nghiệm cho những trẻ em tình nguyện tại Trường trung học Fernald và Trường trung học Willowbrook, nơi có các điều kiện thuận lợi cho việc lây nhiễm bệnh sởi. Tuy nhiên, do độc lực của virus trong vắc xin vẫn còn cao nên hầu hết học sinh tham gia thử nghiệm đều bị sốt và phát ban, tương tự như nhiễm sởi.

Bệnh sởi - Không thể coi thường - Hình 2

Maurice Ralph Hilleman (đứng giữa), người đã cứu nhiều mạng sống hơn bất kỳ một nhà khoa học nào ở thế kỷ 20.

Kết quả thử nghiệm được Enders chia sẻ với nhà khoa học Maurice Ralph Hilleman, lúc ấy đang làm việc cho Công ty Sinh học Merck, trụ sở ở bang New Jersey. Ngay lập tức, Hilleman cùng với cộng sự là bác sĩ Offit chuyển đổi phương pháp nuôi cấy virus bằng cách dùng trứng thay vì nước canh thịt. Trong 2 năm 1961, 1962, Hilleman đã tiến hành thử nghiệm loại vaccine mới trên gần 20.000 người tình nguyện. Mỗi người đồng thời được tiêm 2 mũi, 1 mũi vaccine và 1 mũi kháng thể sởi nhằm làm giảm các tác dụng phụ như sốt, phát ban. Kết quả là không một ai trong số những người tham gia thử nghiệm mắc bệnh sởi dù họ sống ngay trong vùng dịch.

Ngày 21-3-1963, Cơ quan Dược phẩm và Thực phẩm liên bang Mỹ (FDA) cấp phép lưu hành cho vaccine sởi virus sống với tên gọi Merck's Rubeovax. Đó cũng là vaccine ngừa sởi đầu tiên trên thế giới được nhiều quốc gia tiến hành tiêm chủng rộng rãi. Đến năm 1968, Hilleman tinh chế Merck's Rubeovax thành một loại không có tác dụng phụ nghiêm trọng và không cần tiêm thêm kháng thể sởi, gọi là Attenuvax.

Bệnh sởi - Không thể coi thường - Hình 3

Maurice Ralph Hilleman cùng các cộng sự dùng trứng để nuôi cấy virus sởi,

Năm 1971, Hilleman kết hợp vaccine sởi, quai bị và rubella thành một mũi tiêm duy nhất, gọi là MMR (Measles, Mumps, Rubella) hiện vẫn đang được sử dụng trên toàn thế giới. Cho đến khi mất (11-4-2005), Hilleman là tác giả của hơn 40 loại vaccine trong đó có 14 loại được Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) áp dụng tiêm ngừa cho trẻ em toàn cầu, gồm vaccine sởi, quai bị, viêm gan A, B, thủy đậu, viêm màng não, viêm phổi... Ông được ghi nhận là "người đã cứu nhiều mạng sống hơn bất kỳ một nhà khoa học nào ở thế kỷ 20", và là "nhà vaccine học thành công nhất lịch sử".

Không thể coi thường

Trở lại dịch sởi đang bùng phát ở nước ta, chỉ mới 2 tháng đầu năm 2019, 43 tỉnh thành ở Việt Nam có 429 trường hợp dương tính với sởi và hầu hết đều rơi vào những người không tiêm ngừa.

Theo quy luật, sởi thường xuất hiện vào mùa xuân, đa số tại các thành phố lớn, nơi sự tiếp xúc, chung đụng giữa người lành và người bệnh diễn ra thường xuyên.

Bác sĩ Trần Ngọc Vinh, nguyên Trưởng Khoa Nội A Bệnh viên Nhiệt đới TP HCM nói: "Sởi là bệnh rất dễ lây lan. Nếu trong gia đình có 1 người nhiễm bệnh thì 90% các thành viên khác cũng sẽ nhiễm nếu họ chưa tiêm ngừa. Với trẻ sơ sinh, do được mẹ truyền các kháng thể miễn dịch thông qua nhau thai và kháng thể có thể tồn tại từ 4 đến 6 tháng nên trẻ ít khi mắc bệnh trong giai đoạn này. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng cho thấy kháng thể từ mẹ có thể bảo vệ trẻ đến tháng thứ 9 sau khi sinh và đó cũng là lý do tiêm chủng ngừa sởi thường được thực hiện cho trẻ trước 12 tháng tuổi".

Thế nhưng, vẫn có những bậc cha mẹ không muốn đưa con mình đi tiêm ngừa sởi. Một vài trường hợp phản ứng với vaccine như sốt, quấy khóc được một số người thổi phồng trên mạng xã hội, dẫn đến tâm lý e dè, nghi ngại, chưa kể trào lưu "nói không với vaccine" bằng những lập luận phản khoa học. Hậu quả là khi trẻ nhiễm sởi rồi biến chứng viêm tai giữa khiến trẻ giảm thính lực hoặc điếc vĩnh viễn, loét giác mạc dẫn đến giảm thị lực hoặc mù, viêm phổi kẽ, viêm não - màng não rồi tử vong; còn nếu may mắn sống sót, việc điều trị thường phải kéo dài và rất tốn kém.

Theo bác sĩ Trần Ngọc Vinh, các bậc cha mẹ cũng cần phân biệt bệnh sởi với bệnh Rubella (hay còn gọi là bệnh sởi Đức). Ở bệnh Rubella, thời gian ủ bệnh khoảng từ 1 đến 2 ngày, bệnh nhân sốt nhẹ, viêm đường hô hấp nhẹ, dấu hiệu nhiễm độc không rõ, còn ở bệnh sởi, thời gian ủ bệnh từ 2 đến 4 ngày, sốt cao, triệu chứng viêm đường hô hấp từ trung bình đến nặng.

Ở bệnh Rubella, các nốt phát ban có màu đỏ tươi, mọc cùng một lúc, tồn tại khoảng 1, 2 ngày, khi lặn đi để lại vết thâm còn trong bệnh sởi, các nốt phát ban có màu đỏ sẫm hoặc màu nâu, bắt đầu mọc từ sau tai rồi lan xuống tay, chân và toàn thân. Ban tồn tại từ 3 đến 5 ngày trước khi mờ dần.

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), bệnh sởi vẫn còn phổ biến ở nhiều nước đang phát triển, đặc biệt là ở châu Phi và châu Á. Hơn 95% trường hợp tử vong do sởi xảy ra ở các quốc gia có thu nhập bình quân đầu người thấp và cơ sở hạ tầng y tế yếu kém. Tại nước ta, những năm gần đây mạng lưới y tế cơ sở đã phủ đều khắp mọi miền nên để không nhiễm sởi, các bậc cha mẹ nên cho con đi tiêm phòng đúng lịch. Sự thờ ơ hoặc xem thường có thể sẽ dẫn đến những hậu quả khó lường.

Vũ Cao

Theo cand

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Ngỡ ngàng với 4 thực phẩm 'bổ dưỡng gấp đôi' khi mọc mầm không phải ai cũng biết
09:07:54 20/11/2024
Bị chó nhà cắn không đi tiêm phòng dại, người phụ nữ tử vong
07:57:37 19/11/2024
Loại củ là đặc sản mùa đông, 'thần dược' bổ thận, giúp lọc máu, giá rẻ đến không ngờ
09:29:52 19/11/2024
Loại củ được ví như 'nhân sâm mùa đông', cực bổ dưỡng lại rẻ bèo đầy chợ Việt
09:13:59 20/11/2024
8 lưu ý quan trọng khi ăn cà tím
09:09:37 20/11/2024
Cà phê đen: Uống sao để không hại sức khỏe?
09:12:04 20/11/2024
Cụ ông mất một nửa lượng máu vì sốt xuất huyết
05:38:56 19/11/2024
5 thực phẩm ăn trước khi ngủ giúp giảm cân, say giấc
06:00:25 19/11/2024

Tin đang nóng

Hot: Song Joong Ki vừa lên chức bố lần 2!
19:52:23 20/11/2024
Bạn gái mới của Hồng Thanh bị check VAR lối sống "phông bạt", sáng công bố tình yêu chiều vội khoá trang cá nhân
17:24:20 20/11/2024
Quang Minh khoe cận nhóc tỳ mới chào đời, thừa nhận 1 điều khi có con ở tuổi 65
17:40:11 20/11/2024
Hot nhất lúc này: Bạn gái Huỳnh Hiểu Minh rút khỏi MXH, tài tử bị hàng nghìn người tẩy chay sau cái cúi đầu 90 độ
17:32:16 20/11/2024
Lương chồng 12 triệu/tháng mà ép vợ nghỉ việc, tôi đưa ra cuốn sổ tiết kiệm 2 tỷ và sổ đỏ nhà đất khiến anh xám ngoét mặt mày
19:06:23 20/11/2024
1 cặp sao hàng đầu vướng tin rạn nứt vì đàng gái phải lòng "bạn trai quốc dân hot 6000%" trong showbiz?
17:35:42 20/11/2024
Cô giáo cho vay 17 triệu, hẹn 10 năm sau mới cần trả lại: Lời của con trai cô và luật sư khiến tôi bàng hoàng
19:51:34 20/11/2024
Nữ MC mới tậu biệt thự để hưởng thụ: "Vẫn chưa có nghề nào ra đâu vào đâu cả"
18:56:53 20/11/2024

Tin mới nhất

Phòng ngừa biến chứng nguy hiểm của sốt xuất huyết Dengue

17:00:17 20/11/2024
Để phòng ngừa, cần loại bỏ môi trường nước đọng, xử lý các khu vực tối tăm ẩm thấp và sử dụng màn chống muỗi khi ngủ, vì vậy việc nhận biết các triệu chứng sớm và điều trị kịp thời là yếu tố quan trọng để giảm thiểu nguy cơ biến chứng.

Ăn loại củ bề ngoài 'xấu xí' để tăng sức khỏe, người đàn ông bỗng ngất xỉu

17:00:11 20/11/2024
Sau khi ăn một loại củ vỏ đen ruột trắng để tăng sức mạnh xương khớp, người đàn ông 50 tuổi bị choáng, ngất xỉu, phải nhập viện cấp cứu.

4 triệu chứng bất thường sau khi uống nước chứng tỏ thận đang 'kêu cứu'

17:00:03 20/11/2024
Đặc biệt, những vòi nước uống lâu ngày không được vệ sinh rất có thể sẽ sinh ra nhiều vi khuẩn, dẫn đến ô nhiễm nguồn nước, đương nhiên sẽ gây ra các vấn đề về sức khỏe sau khi sử dụng. Nên vệ sinh bình lọc nước 1-2 tháng một lần.

Bệnh viện Đa khoa tỉnh ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào khám, chữa bệnh

09:05:28 20/11/2024
Từ đó từng bước nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh (KCB), mang lại hiệu quả trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân.

Tiêm vaccine sởi đạt độ bao phủ, sao ca mắc mới vẫn tăng?

09:02:53 20/11/2024
Có 20-30% bệnh nhi sởi là dưới 9 tháng tuổi, nhóm này chưa đủ tuổi tiêm ngừa hoặc bị lây từ người lớn, lây chéo trong bệnh viện. Đây là nhóm tuổi có miễn dịch yếu nhất, nguy cơ biến chứng do sởi cao hơn.

Hà Nội tăng cường công tác phòng, chống bệnh sởi

08:02:55 19/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật thành phố Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin, hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý mạn tính

07:59:57 19/11/2024
Bên cạnh đó, thói quen văn hóa, chế độ ăn uống, không kiểm tra nha khoa thường xuyên khiến tình trạng răng miệng nặng hơn khi phát hiện và điều trị.

Tránh uống rượu khi bạn đang uống các loại thuốc này

20:01:48 18/11/2024
Đây cũng là một loại thuốc cần tránh uống rượu bởi rượu có thể dẫn đến lượng đường trong máu thấp nguy hiểm. Ngoài ra, còn có nguy cơ mắc các triệu chứng như huyết áp thay đổi đột ngột, nhịp tim nhanh, đau đầu và buồn nôn.

Hà Nội: Số ca mắc sởi có xu hướng gia tăng, số ca sốt xuất huyết vẫn ở mức cao

19:23:08 18/11/2024
Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hà Nội nhận định số mắc sởi đang có xu hướng gia tăng. Bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vaccine hoặc chưa được tiêm đầy đủ.

Nữ sinh 19 tuổi tử vong sau khi ăn 2 miếng bánh

14:08:05 18/11/2024
Khi vào viện, các bác sĩ đã cho nữ bệnh nhân thở máy ngay để tim hoạt động trở lại khi các xét nghiệm cho thấy não của cô sưng nghiêm trọng.

Chụp MRI, phát hiện điều không ngờ nhờ uống trà xanh

11:11:44 18/11/2024
Chế độ ăn Địa Trung Hải nhìn chung cũng cung cấp nguồn polyphenol dồi dào vì phong phú rau củ, trái cây, cá, các nguồn đạm thực vật, ngũ cốc nguyên cám, dầu thực vật lành mạnh...

Những loại tỏi không nên mua

11:09:16 18/11/2024
Tỏi nảy mầm không độc hại nhưng không còn nhiều allicin hoạt chất chính mang lại các lợi ích sức khỏe như kháng khuẩn và tăng cường hệ miễn dịch. Do đó nếu thấy có mầm màu xanh lá cây nhô lên từ tép tỏi, bạn đừng nên mua.

Có thể bạn quan tâm

Bị trách móc sau khi con gái nuôi qua đời, Kim Tiểu Long hé lộ sự thật đằng sau

Sao việt

23:26:26 20/11/2024
Kim Tiểu Long chia sẻ chuyện bé Ly bệnh tật rồi qua đời là điều không ai mong muốn. Bản thân anh cũng rất buồn khi đón nhận tin dữ này.

Vụ diễn viên, MC bị bắt: Ca sĩ nổi tiếng vướng lao lý tống tiền 14,5 tỷ đồng?

Sao châu á

23:17:29 20/11/2024
Ca sĩ, diễn viên Rattapoom Tokongsup (Film) từ chức khỏi Đảng Palang Pracharath (PPRP) trong bối cảnh đang bị điều tra cáo buộc tống tiền liên quan đến vụ án The Icon Group.

Trung Ruồi nhận mình tào lao và hóng hớt như Lý Toét của "Độc đạo"

Hậu trường phim

23:14:10 20/11/2024
Nam diễn viên cho biết, mỗi lần đọc kịch bản, anh đều hình dung xem mình diễn thế nào để ra chất Lý Toét - một nhân vật đặc biệt của phim Độc đạo .

Phim 'Conclave' bị chỉ trích vì hé lộ bí mật về cách bầu chọn giáo hoàng

Phim âu mỹ

23:09:05 20/11/2024
Conclave do Edward Berger đạo diễn mang đến sự kết hợp hấp dẫn giữa bí ẩn, nghi lễ, truyền thống nhưng trên hết là chính trị của quá trình lựa chọn giáo hoàng.

Họa Mi nghẹn ngào tiết lộ mối thâm tình với cố nhạc sĩ Trịnh Công Sơn

Tv show

22:34:14 20/11/2024
Không chỉ tiết lộ về quãng thời gian gác lại đam mê ca hát, danh ca Họa Mi còn bật mí về mối quan hệ với nhạc sĩ Trịnh Công Sơn trong chương trình Người kể chuyện tình .

Tiết mục biểu diễn văn nghệ mừng 20/11 của học sinh lớp 1 khiến dân tình "ngả mũ": Quá nể các cô giáo rồi!

Netizen

22:31:03 20/11/2024
Được biết, tiết mục được cô giáo trong trường biên đạo và tập luyện cho các em. Nhiều người bình luận, những tiết mục như thế này không chỉ nhấn mạnh đến lòng yêu quê hương đất nước mà còn nâng cao ý thức công dân

Lộ bằng chứng về bữa tiệc hoang dã của Diddy

Sao âu mỹ

22:19:38 20/11/2024
Đoạn video ghi lại bữa tiệc sinh nhật do Sean Diddy Combs tổ chức cho người bạn Meek Mill vào tháng 4.2014 xuất hiện sau khi ông trùm nhạc hip hop tai tiếng này bị bắt vì tội buôn bán tình dục.

Mua được cá ngon, làm thành món này ai cũng tưởng là thịt, ăn "cuốn cả lưỡi" đến miếng cuối cùng

Ẩm thực

22:05:10 20/11/2024
Món cá tra áp chảo như thế này vừa mềm ngon, thơm nức, nhìn chẳng khác gì món thịt nướng BBQ trông vô cùng hấp dẫn.

Phong độ đáng báo động của Hojlund

Sao thể thao

21:51:32 20/11/2024
Rasmus Hojlund, tiền đạo trẻ của Manchester United, đang gây thất vọng lớn với chuỗi 11 trận liên tiếp không thể ghi bàn cho đội tuyển Đan Mạch.

Nữ ca sĩ hát hay nhảy đẹp bị gọi "thảm hoạ" vì 3 chữ khiến người nghe "khó chịu vô cùng"

Nhạc việt

21:27:20 20/11/2024
Giữa lúc Đỗ Phú Quí khiến dân tình thất vọng, thì sân khấu của Hoàng Mỹ An cũng chung cảnh ngộ chỉ vì 3 chữ nhầy nhầy nhầy .

BLACKPINK bị hạ bệ

Nhạc quốc tế

21:24:07 20/11/2024
Nhìn vào chuỗi kỷ lục của BTS, không thể phủ nhận nhóm chính là nhân tố đưa Kpop tiến xa hơn trên thị trường quốc tế. Nhưng - BLACKPINK cũng không hề kém cạnh.