Virus đang lây lan bệnh hô hấp tại Trung Quốc có nguy hiểm như Covid-19?
Theo các chuyên gia y tế, virus gây bệnh hô hấp đang lây lan tại Trung Quốc là Human metapneumovirus (HMPV). Loại virus này không mới và không có khả năng gây bệnh như Covid-19.
Loại virus có từ hàng trăm năm
Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng – nguyên Trưởng khoa Y tế công cộng, ĐH Y Dược TPHCM, HMPV không phải là một loại virus mới. Nó đã được các nhà khoa học phát hiện vào năm 2001 tại Hà Lan. Sau này, virus được phát hiện tại nhiều quốc gia khác như Mỹ, Úc, các nước Bắc Âu… và gần đây là Trung Quốc, Ấn Độ.
Tuy vậy, dựa trên phân tích di truyền học, virus này được cho rằng đã xuất hiện và gây bệnh cho người từ 120-130 năm nay.
Chia sẻ về virus HMPV, bác sĩ Trương Hữu Khanh – Phó chủ tịch Liên chi hội truyền nhiễm TPHCM – cũng nhấn mạnh mọi người không cần quá hoang mang.
“Đây là một trong các virus gây ra bệnh lý hô hấp ở con người, gây ra các triệu chứng cảm lạnh, cảm cúm theo mùa” – ông cho biết.
Video đang HOT
Virus HMPV được phát hiện tại một số quốc gia trong nhiều năm qua. Ảnh: Science Photo Library
Tại TPHCM, Sở Y tế xác nhận virus này là tác nhân gây bệnh hô hấp cho nhiều trường hợp hồi năm 2023 và 2024, với tỷ lệ mắc bệnh lần lượt là 15% và 12,5% (ở tr.ẻ e.m). Tỷ lệ này thấp hơn so với các tác nhân khác như rhinovirus, virus hô hấp hợp bào RSV hay virus cúm A.
HMPV ít lây lan hơn Covid-19 nhưng người dân không nên chủ quan
Cũng theo PGS Dũng, HMPV và SARS-CoV-2 đều là virus RNA chuỗi đơn nhưng thuộc 2 ngành sinh vật khác nhau. Về đặc điểm dịch tễ học, HMPV ít lây lan hơn SAR-CoV-2.
HMPV thường gây sốt nhẹ và bệnh hô hấp với các triệu chứng như chảy mũi, đau họng, ho, thở ran rít. Trong khi đó, Covid-19 có các triệu chứng nặng hơn như sốt cao, mệt mỏi, đau cơ, nhức đầu, ho, thậm chí diễn tiến nặng thành suy hô hấp gây t.ử von.g.
“Tóm lại, HMPV có mức độ nguy hiểm thấp hơn đáng kể so với Covid-19. HMPV chỉ đáng quan ngại khi xảy ra ở bệnh nhân nhỏ tuổ.i, người già hoặc người có bệnh nền. Trong khi đó, Covid-19 có thể gây t.ử von.g ở bất cứ lứa tuổ.i nào” – chuyên gia này so sánh.
Vị bác sĩ này cho biết virus HMPV chưa có vắc xin phòng ngừa. Tuy nhiên, do virus không có nhiều khả năng gây bệnh nặng và mức độ lây lan thấp nên người dân không cần quá lo ngại, nhưng cũng không nên chủ quan.
Để phòng ngừa lây lan HMPV, các chuyên gia khuyến khích mọi người rửa tay thường xuyên, đặc biệt là rửa tay với xà phòng hay chất sát khuẩn, hạn chế sờ tay lên mặt; giữ cho không khí ở các phòng ốc và nhà cửa thông thoáng; đeo khẩu trang và không nên đứng quá gần với người khác.
Nếu có triệu chứng mắc bệnh hô hấp, mọi người nên ở nhà, tránh giao tiếp với những người xung quanh. Nếu thuộc nhóm nguy cơ như tr.ẻ e.m, người già, người có bệnh nền hay phụ nữ mang thai, mọi người nên đi khám sớm tại các cơ sở y tế để kịp thời điều trị.
Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế mới đây cũng lên tiếng về các trường hợp mắc bệnh do virus gây viêm phổi trên người tại Trung Quốc. Cục sẽ tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh; phối hợp chặt chẽ với Tổ chức Y tế Thế giới, đầu mối thực hiện IHR của Trung Quốc để chủ động chia sẻ thông tin chính xác. Điều này nhằm đảm bảo không để người dân hoang mang, lo lắng nhưng đồng thời không chủ quan, lơ là trước diễn biến bệnh, nhất là trong mùa đông xuân với điều kiện thời tiết thuận lợi cho virus lây lan. Ngoài ra, theo thông tin từ Bộ Ngoại giao Trung Quốc, bệnh nhiễ.m trùn.g đường hô hấp đang lây lan ở nước này là bệnh thường quy, không phải sự kiện y tế bất thường. Trung Quốc đang trong giai đoạn thời tiết mùa đông, các bệnh lây truyền qua đường hô hấp có xu hướng gia tăng. Các tác nhân gây bệnh chính là virus cúm mùa, virus hợp bào hô hấp ở tr.ẻ e.m (RSV) và HMPV. |
Biến thể phụ KP.2 của virus SARS-CoV-2 có thể lây lan nhanh hơn và 'né' miễn dịch tốt hơn
Các nhà khoa học vừa cảnh báo biến thể phụ mới của virus SARS-CoV-2 gây bệnh COVID-19 có tên KP.2 có khả năng lây lan nhanh hơn và "né" vaccine tốt hơn so với các biến thể trước đây, kể cả biến thể XBB đang chiếm số đông các ca nhiễm mới.
Hình ảnh từ kính hiển vi do Viện nghiên cứu bệnh truyền nhiễm và dị ứng quốc gia Mỹ cung cấp cho thấy virus SARS-CoV-2 trong mẫu bệnh phẩm của bệnh nhân mắc COVID-19. Ảnh (tư liệu) minh họa: AFP/TTXVN
Nghiên cứu được công bố trên bioRxiv, một nền tảng lưu trữ bản thảo khoa học trước khi được bình duyệt. Tuy nhiên, những phát hiện này cho thấy mối đ.e dọ.a tiềm ẩn đáng kể đối với sức khỏe cộng đồng và cần được theo dõi chặt chẽ.
Theo nghiên cứu, KP.2 có hệ số lây nhiễm thực Re cao hơn đáng kể so với biến thể JN.1, cho thấy khả năng lây lan nhanh hơn. Điều này được quan sát thấy ở Mỹ, Anh và Canada, nơi KP.2 đang lan rộng nhanh chóng.
KP.2 cũng cho thấy khả năng kháng trung hòa cao, nghĩa là biến thể này có thể trốn tránh hệ miễn dịch do vaccine hoặc do nhiễm các biến thể trước đó tạo ra. Khả năng kháng vaccine cao hơn này có thể là một phần lý giải cho việc gia tăng số ca mắc COVID-19 do KP.2.
Các nhà khoa học kêu gọi cần theo dõi chặt chẽ sự lây lan của KP.2 và tiến hành nghiên cứu chuyên sâu hơn để hiểu rõ hơn về cơ chế lây nhiễm và khả năng kháng vaccine của biến thể. Những thông tin này sẽ giúp các nhà nghiên cứu phát triển các vaccine và phương pháp điều trị hiệu quả hơn trong tương lai.
Bộ Y tế bám sát thông tin về ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc Trước thông tin về các ca mắc virus gây viêm phổi tại Trung Quốc đang lan truyền trên truyền thông, chiều tối 5/1, Bộ Y tế cho biết, sẽ tiếp tục bám sát diễn biến tình hình dịch bệnh, không chủ quan. WHO chưa xác minh được thông tin về virus gây viêm phổi ở Trung Quốc Theo thông tin mới nhất từ...