Virus corona sẽ chết khi thời tiết trên 25 độ C?
Nhiệt độ có ảnh hưởng lớn đến sức mạnh của virus corona. Tuy nhiên, không phải nhiệt độ càng cao thì virus corona sẽ bị giết chết.
Bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng phòng Công tác xã hội kiêm điều hành khoa Nhiễm – Thần kinh, Bệnh viện Nhi Đồng 1 TP.HCM, cho biết người dân thường hiểu lầm là đánh đồng cúm và cảm cúm. Theo bác sĩ Khanh, cúm là bệnh cúm do virus gây ra, cảm làm cảm lạnh.
Corona là một trong những virus gây bệnh cảm lạnh. Ở một số cơ địa, corona tấn công thẳng vào đường hô hấp dưới, gây viêm phổi. Do đó, virus corona không phải là cúm, không gọi là cúm corona mà là cảm lạnh corona.
Bác sĩ Khanh cho biết corona virus sẽ suy yếu ở nhiệt độ ấm áp, nhất là trên 25 độ C. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là TP.HCM và các địa phương có khí hậu nóng khác sẽ không có nguy cơ.
Người dân có thể tận dụng yếu tố nhiệt độ để làm giảm sức mạnh của virus như tránh ở trong các phòng kín có nhiệt độ quá lạnh, hạn chế bật điều hòa có nhiệt độ dưới 25 độ C, nhà cửa nên bố trí, mở cửa thông thoáng.
Nhiệt độ cao, môi trường thông thoáng có thể làm suy giảm sức mạnh của virus corona. Ảnh: CNN.
Cùng nhận định về vấn đề này, TS Nguyễn Hồng Vũ, Viện Nghiên cứu ung thư City of Hope, California, Mỹ, cho biết trong một nghiên cứu năm 2011 về khả năng sống của virus SARS, ngoài môi trường, người ta cho thấy virus khô trên bề mặt nhẵn giữ được khả năng tồn tại trong hơn 5 ngày ở nhiệt độ 22-25 độ C, độ ẩm 40-50% (đây là môi trường phòng máy lạnh).
Tuy nhiên, khả năng sống của virus bị giảm nhanh chóng ở nhiệt độ và độ ẩm cao hơn (ví dụ: 38 độ C và độ ẩm trên 95% làm khả năng sống của virus giảm hơn 1.000 lần).
Ánh sáng mặt trời cũng là một nguồn năng lượng tốt để tiêu diệt virus ở ngoài tự nhiên. Do vậy, đây cũng là một điều đáng mừng cho những nước có khí hậu nóng ẩm và có nhiều nắng như ở Việt Nam trong việc hạn chế thời gian tồn tại của virus này ở môi trường ngoài cơ thể.
Về tin đồn virus corona không sống được ở điều kiện trên 25 độ C, TS Vũ cho biết đây quan điểm sai lầm.
Cơ thể của con người lúc nào cũng duy trì ở nhiệt độ 37 độ C và lúc sốt có thể lên đến 40 độ C hoặc hơn. Ở nhiệt độ đó virus vẫn có thể sống tốt trong cơ thể vật chủ. Virus chỉ chết trong cơ thể khi hệ miễn dịch của chúng ta nhận biết ra chúng, tấn công tiêu diệt chúng và các tế bào chứa chúng.
Chuyên gia này cho rằng bên ngoài môi trường vật chủ, virus sẽ dễ bị chết sớm chỉ trong vài phút cho đến vài giờ. Tuy nhiên, ở các điều kiện môi trường như nhiệt độ thấp và độ ẩm thấp có thể kéo dài thời gian chúng sống.
Ngoài ra, bác sĩ Trương Hữu Khanh cũng chia sẻ kinh nghiệm trong đợt chống dịch SARS nhiều năm trước tại Hàn Quốc. Khi đó, các cơ sở y tế tại đây vốn “kín mít” và quá lạnh, khiến SARS bị lây lan mạnh hơn. Trong khi ở Việt Nam, các bệnh viện, phòng bệnh thông thoáng, ấm áp giúp đẩy lùi sự lây lan đáng kể.
“Vấn đề chúng ta cần lưu tâm nhất chính là phòng ngừa nguy cơ bằng cách ngăn chặn chất tiết chứa virus và rửa tay sạch sẽ. Sử dụng khẩu trang phẫu thuật ba lớp, không nhất thiết phải mua khẩu trang N95 vì mang rất khó chịu”, bác sĩ Khanh nói.
Khẩu trang y tế có bảo vệ bạn khỏi virus corona?
Khi virus corona lây lan khắp Trung Quốc, các cửa hàng thuốc đều bán hết khẩu trang bao gồm cả loại N95. Nhưng liệu khẩu trang y tế có đủ để ngăn chặn loại virus này không?
Theo news.zing.vn
Chứng khoán toàn cầu đỏ lửa trước nỗi sợ virus corona
Thị trường chứng khoán thế giới có thêm phiên giảm mạnh sau phiên thứ hai hôm qua do lo ngại tác động từ dịch cúm corona bắt nguồn từ Vũ Hán, Trung Quốc.
Thị trường chứng khoán thế giới (đặc biệt là châu Á) sáng nay một lần nữa sụt giảm mạnh trước lo ngại về tác động kinh tế và con người của virus corona bùng phát từ thành phố Vũ Hán (Trung Quốc).
Trong khi lợi tức trái phiếu kho bạc và Nhân dân tệ có xu hướng đi ngang sau khi giảm hôm thứ hai, hàng loạt chỉ số chứng khoán các thị trường sụt giảm.
Thị trường chứng khoán lớn tại châu Á như Nhật Bản, Hàn Quốc, Australia... đều sụt giảm khi mở cửa trở lại sau kỳ nghỉ lễ. Trong khi chứng khoán Trung Quốc và Hong Kong vẫn đóng cửa, hợp đồng tương lai chứng khoán Trung Quốc đã giảm gần 6% vào thứ hai vừa qua.
Sau khi thông tin số người chết ở Trung Quốc tăng lên (vượt mốc 100 người) do virus cúm này gây ra đã khiến đồng tiền của một loạt các nước trong khu vực châu Á dao động.
Chứng khoán toàn cầu trao đảo vì dịch cúm corona tại Trung Quốc. Ảnh: Kazuhino Nogi/AFP-Getty Images.
Trong phiên giao dịch thứ ba, chỉ số chứng khoán Nhật Bản Nikkei 225 đã giảm 199,23 điểm (0,85%), hợp đồng tương lai chứng khoán Nhật Bản cũng giảm 170 điểm; chỉ số Shanghai Se giảm 84,226 (2,75%); S&P 500 giảm 51,84 (1,57%); DAX Index giảm 2,74%; FTSE 100 giảm 2,29%; thậm chí Euro Stoxx 50 Pr cũng đã giảm 2,68% trong sáng nay...
Trước đó, S&P 500 cũng đã có phiên giảm mạnh nhất trong gần 4 tháng vào ngày thứ hai. chỉ số trung bình công nghiệp Dow Jones cũng giảm 1,57% sáng nay.
Theo Bloomberg, các nhà đầu tư lo ngại rằng đến nay, Trung Quốc đã thất bại trong việc ngăn chặn sự bùng phát của virus viêm phổi corona tại nước này trong khi thị trường tài chính bước vào kỳ công bố kết quả kinh doanh cuối năm.
Ông Alec Young, CEO nghiên cứu thị trường toàn cầu tại FTSE Russell, cho biết các thị trường chứng khoán ghét sự không chắc chắn và không ai biết virus corona sẽ ảnh hưởng xấu đến nền kinh tế toàn cầu như thế nào.
Trung Quốc là động lực tăng trưởng kinh tế toàn cầu lớn nhất, vì vậy việc virus corona bùng phát tại quốc gia này là điều không thể tồi tệ hơn với nền kinh tế toàn cầu.
Thị trường tài chính Trung Quốc sẽ đóng cửa đến thứ hai tuần tới sau khi các nhà chức trách nước này buộc phải kéo dài thời gian nghỉ Tết Nguyên đán 2020 thêm 3 ngày trong công cuộc vật lộn với cuộc khủng hoảng do virus viêm phổi cấp gây ra.
Không chỉ tác động tới thị trường chứng khoán, giá dầu thế giới cũng đã giảm xuống mức thấp hơn ba tháng, giá kim loại quý dao động mạnh.
Cũng theo hãng tin này, các nhà sản xuất chip, tàu du lịch và nhà điều hành sòng bạc là những công ty bị ảnh hưởng nặng nề nhất bở thông tin virus corona bùng phát do có liên kết chặt chẽ với Trung Quốc.
Cổ phiếu của châu Âu và thị trường mới nổi giảm xuống mức thấp nhất kể từ giữa tháng 12.
Thậm chí, cổ phiếu lẩu Haidilao và các rạp phim cũng có xu hướng giảm vì người dân tránh xa khu đông đúc.
Ngược lại, trên thị trường chứng khoán Mỹ lại có một số cổ phiếu hưởng lợi từ việc virus corona bùng phát, chủ yếu là cổ phiếu nhóm y tế và sức khỏe.
Trong đó, cổ phiếu của Nano Viricides đã tăng thêm 86,98% chỉ trong phiên giao dịch sáng nay, hiện đạt mốc giá gần 16 USD/cổ phiếu từ vùng giá 5 USD vài ngày trước đó.
Cổ phiếu Alpha Pro Tech tăng 28,33% trong sáng nay và gần gấp đôi tuần trước; Allied Healthcare Products tăng 50% sáng nay và đã gấp 2,5 lần sau 3 ngày; Co-Diagnostics tăng 82,45% và gấp 2 lần sau khi dịch corona bùng phát; Inovio Pharmaceuticals tăng 25,47% sáng nay; BioCryst Pharmaceuticals tăng 14,23%...
Theo Zing.vn
Nóng nực ảnh hưởng gì đến coronavirus gây "viêm phổi lạ"? Thời tiết có thể ảnh hưởng đến "sức mạnh" của coronavirus mới, nhưng không nên chủ quan. WHO vẫn chưa tuyên bố tình trạng khẩn cấp nhưng cảnh báo sẽ có nhiều ca bệnh bị "xuất khẩu" ra quốc tế hơn nữa. Trao đổi với Báo Người Lao Động sáng 24-1, bác sĩ Trương Hữu Khanh, Trưởng phòng Công tác xã hội kiêm...