Virus corona lan tới châu Âu, Nam Á và Australia
Tính tới sáng 25/1, Trung Quốc đã cho phong tỏa 13 thành phố để ngăn chặn virus corona trong khi nạn nhân virus này đã bắt đầu xuất hiện ở châu Âu, Nam Á và Australia.
Tổng cộng khoảng 41 triệu dân Trung Quốc bị ảnh hưởng bởi lệnh phong tỏa này, theo AFP.
Pháp đã xác nhận có ba trường hợp nhiễm virus viêm phổi cấp corona, với hai bệnh nhân ở Paris và một ở Bordeux ở phía tây nam. Nepal cũng thông báo đã có bệnh nhân virus corona đầu tiên.
Australia sáng 25/1 công bố trường hợp nhiễm virus corona đầu tiên ở nước này đang được điều trị tại bệnh viện ở ngoại ô Melbourne.
Người đàn ông Trung Quốc, khoảng ngoài 50 tuổi, tới Australia hôm 19/1 trên chuyến bay từ Quảng Châu, Bộ trưởng Y tế bang Victoria, Jenny Mikakos, nói với báo giới.
Reuters trích lời Bộ trưởng Y tế Pháp Agnes Buzyn nói trong họp báo rằng đây là những trường hợp mắc bệnh đầu tiên ở châu Âu và khả năng còn nhiều các ca nhiễm này.
Cảnh sát kiểm tra thùng xe tại một trạm thu phí ở Xianning, gần thành phố Vũ Hán, với để rà soát có động vật hoang dã buôn bán hay không. Ảnh: Reuters.
Tổ chức từ thiện SOS Medecins nói họ chữa trị một trong những ca đầu tiên là một bệnh nhân gốc Trung Quốc, người có dấu hiệu sốt và có tiếp xúc với người từ Vũ Hán, tâm điểm dịch của virus corona.
Bộ trưởng Buzyn nói bệnh nhân này 48 tuổi và vừa trở về từ Trung Quốc hai ngày trước. Chuyến đi của người này có dừng ở Vũ Hán.
“Bệnh nhân được đưa vào phòng cách ly để tránh tiếp xúc với bên ngoài. Ông ta ổn”, bà nói.
Hầu hết các ca nhiễm virus corona và những trường hợp tử vong hiện chủ yếu xảy ra ở Trung Quốc, nơi chính quyền đã áp lệnh cấm đi lại và việc tụ tập đám đông ở nhiều thành phố.
Các chuyên gia nói các khẩu trang rẻ tiền nếu đeo thường xuyên đều có tác dụng ngăn virus corona lây nhiễm. Tuy nhiên, các chuyên gia nói việc rửa tay sẽ có tác dụng hơn trong việc chống dịch lây lan. Ảnh: AFP.
Tình trạng lan nhanh của virus corona là đáng báo động nhưng hiện còn nhiều yếu tố chưa rõ về virus này như mức độ nguy hiểm hay khả năng lây nhiễm giữa người với người có dễ dàng hay không. Virus corona có thể dẫn tới viêm phổi và có thể gây chết người.
WHO hôm 23/1 đã tuyên bố “tình trạng khẩn cấp ở Trung Quốc” đối với virus này nhưng chưa tuyên bố tình trạng khẩn cấp toàn cầu.
Trung Quốc hiện đã có hơn 1.000 ca nhiễm virus corona với 41 người thiệt mạng khiến nước này phải hủy một loạt các hoạt động tổ chức ăn mừng Tết Nguyên đán.
Khu vực tham quan ở Tử Cấm Thành tại Bắc Kinh, Disneyland ở Thượng Hải và một phần Vạn Lý Trường Thành đã buộc phải đóng cửa để ngăn nguy cơ lây lan virus.
Vũ Hán, nơi dịch bệnh bùng phát, đang gấp rút xây dựng bệnh viện dã chiến ở ngoại ô thành phố để làm nơi cách ly và điều trị virus corona, tương tự trung tâm giúp Bắc Kinh kiềm chế SARS 17 năm trước.
Hàng trăm công nhân đã được điều tới nhằm xây dựng trung tâm cách ly, có sức chứa dự kiến khoảng 1.000 bệnh nhân, trong vòng 6 ngày trong bối cảnh virus lạ gây viêm phổi vẫn tiếp tục lây lan tới toàn bộ các tỉnh và đặc khu của Trung Quốc, ngoại trừ Tây Tạng và Thanh Hải.
Loại virus lạ gây nhiều lo ngại vì những nét tương đồng với virus SARS từng làm hàng trăm người chết ở Trung Quốc và Hong Kong năm 2002-2003.
Căn bệnh bùng phát từ cuối tháng 12 ở Vũ Hán, một trung tâm đi lại với 11 triệu dân, và đã lan tới hơn 12 nước trên toàn cầu.
Trung Quốc cách ly 11 triệu dân Vũ Hán vì virus corona bùng phát
Một cảm giác hoảng loạn đã lan rộng ở thành phố Vũ Hán, Trung Quốc khi thành phố 11 triệu dân này bị cách ly vì một loại virus chết người được cho là có nguồn gốc từ đó.
Theo news.zing.vn
EU chỉ trích thỏa thuận thương mại Mỹ - Trung làm 'méo mó thị trường'
Cam kết của Trung Quốc trong việc tăng mua hàng hóa và dịch vụ của Mỹ trong thỏa thuận thương mại tạm thời thu hút sự quan tâm từ các đối tác thương mại khác.
Nhóm kinh doanh hàng đầu châu Âu gọi đó là "sự méo mó thị trường" và nói rằng thỏa thuận này đã "viết lại toàn cầu hóa".
Joerg Wuttke, Chủ tịch Phòng Thương mại EU tại Trung Quốc, cho biết thỏa thuận mua bán sẽ khiến các công ty châu Âu tại Trung Quốc tự hỏi về vị trí của mình. (Ảnh: EPA)
Sau khi thỏa thuận được ký kết tại Washington hôm 15/1, Phó Thủ tướng Trung Quốc Lưu Hạc (Liu He) tìm cách trấn an các quốc gia khác rằng họ sẽ không phải chịu tác động của thỏa thuận. Nhưng thông điệp này không đủ để thuyết phục một số đối tác.
Ông Joerg Wuttke, Chủ tịch Phòng Thương mại Liên minh Châu Âu tại Trung Quốc, cho biết cam kết mua hàng là "thương mại được quản lý - nghĩa là Mỹ bảo Trung Quốc những gì nên mua từ Mỹ", và sẽ dẫn đến các công ty châu Âu phải "tự hỏi chỗ của chúng tôi ở đâu".
Trung Quốc "phải đối mặt với ít sự lựa chọn nguồn cung ứng hơn, ví dụ như đậu nành từ Brazil, hoặc khí đốt từ Australia và Qatar, hoặc than từ Ấn Độ, hoặc máy bay từ châu Âu, và đây là sự bóp méo thị trường", Wuttke nói với các phóng viên ở Bắc Kinh hôm 16/1.
Phó Thủ tướng Trung Quốc cũng cho biết, những lời hứa của Bắc Kinh về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, chuyển giao công nghệ và tiếp cận thị trường tài chính sẽ áp dụng cho các đối tác thương mại khác. Wuttke nói rằng đó là những điều "rất khích lệ" và cho thấy Trung Quốc vẫn có thể cố gắng tìm nguồn sản phẩm và dịch vụ trên toàn cầu.
"Hãy xem thỏa thuận sẽ được thực hiện như thế nào trong năm tới. Chúng ta cũng sẽ phải xem giai đoạn một sẽ tồn tại bao lâu. Đây sẽ là một công việc rất khó khăn cho cả hai bên", ông nói.
Theo thỏa thuận, Trung Quốc cam kết trong hai năm tới mua thêm ít nhất 200 tỷ USD hàng hóa và dịch vụ của Mỹ, nhiều hơn so với năm 2017, bao gồm các mặt hàng sản xuất, năng lượng và nông sản.
Nhưng các nhà ngoại giao châu Âu lo ngại khối này có thể bị lép vế khi Trung Quốc tập trung vào Mỹ. Các quan chức Trung Quốc nhiều lần nhấn mạnh rằng Bắc Kinh sẽ tiếp tục coi châu Âu là đối tác và đặc phái viên EU tại Trung Quốc đã được Bộ Ngoại giao nước này họp ngắn về thỏa thuận thương mại vào thứ Năm để giảm bớt lo ngại.
Các quan chức thương mại châu Âu cũng đàm phán một hiệp ước đầu tư với Trung Quốc, tìm cách thay đổi một số thực tiễn thị trường bất lợi để tạo ra một sân chơi tốt hơn cho các doanh nghiệp nước ngoài.
EU cũng đang tìm cách thiết lập lại mối quan hệ thương mại và đầu tư với Mỹ - nền kinh tế lớn nhất thế giới - sau ba năm áp dụng thuế quan của Tổng thống Donald Trump. Tuy nhiên, họ vẫn chưa đạt được thỏa thuận.
PHƯƠNG ANH (Nguồn: SCMP)
Theo vtc.vn
Rebirth M đặt chân sang thị trường mới Tựa game Rebirth M sẽ có mặt tại hai thị trường mới, cho thấy độ lan tỏa của mình đến với cộng đồng người hâm mộ MMORPG. Mới đây, hãng Carat Games thông báo vào ngày 30/12, tựa game MMORPG Rebirth M di động bắt đầu mở cửa ở châu Âu và Đài Loan. Đây là hai thị trường game mới nhất mà...