‘Virus corona là kẻ thù, chứ không phải người TQ hay châu Á’
Một người Mỹ gốc Á trong ngày sinh nhật của mình đã nhận được lời chúc khiến anh bối rối. Tin nhắn nói lên sự phân biệt chủng tộc với người Trung Quốc vì dịch virus corona.
Tuần trước, tôi đã tổ chức sinh nhật của mình. Tôi nhận được nhiều tin nhắn chứa đầy sự động viên, khích lệ, nhưng cũng khiến tôi bối rối và khó chịu. Đặc biệt, có một tin nhắn khiến tôi ngỡ ngàng: “Này Tim! Chúc mừng sinh nhật. Tớ tự hỏi có nên báo cáo cá nhân này không?”.
“Báo cáo cá nhân này? Cậu ấy đang nói về cái gì vậy?”, tôi tự hỏi.
Tôi lướt lên xem ảnh chụp màn hình phía trên của anh bạn.
“Một sinh viên Trung Quốc trong khoa của chúng tớ đã trở về từ Vũ Hán một tuần trước. Cậu ấy không có biểu hiện gì bệnh tật”, bức ảnh cho biết. “Nhưng tớ đã ở nhà vì sợ cậu ấy có thể lây bệnh cho tớ”.
Giờ thì Tim đã hiểu câu hỏi của bạn. Anh ấy băn khoăn về việc có nên báo cáo để người này được cơ quan y tế địa phương theo dõi không. Bởi vì anh ta sợ bị mang tiếng là phân biệt chủng tộc.
Tính đến ngày 5/2, dịch viêm phổi cấp do chủng mới của virus coronavirus đã khiến 23.858 người bị nhiễm và 492 người chết trên thế giới. Đa số ở Trung Quốc đại lục.
Vấn đề là 5 triệu người đã kịp rời Vũ Hán trước khi có lệnh phong tỏa thành phố này. Nhiều trường hợp đi đến Pháp, Mỹ đã được báo báo nhiễm bệnh.
Hành khách đeo khẩu trang vì virus corona khi đến sân bay quốc tế Los Angeles hôm 22/1. Ảnh: AFP.
Đa số các ca nhiễm bệnh là người Trung Quốc đại lục. Điều này khiến việc các chuyên gia y tế để mắt đến người gốc Trung Quốc là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, nó cũng đặt ra câu hỏi về việc phân biệt chủng tộc với người châu Á.
Một sinh viên đại học đã viết rằng quốc tịch của anh ấy khiến anh ấy cảm thấy như bị cộng đồng ruồng bỏ vì dịch bệnh, theo SCMP.
Tại Hàn Quốc và Nhật Bản, một số cửa hàng đã treo biển “không tiếp người Trung Quốc”. Trên YouTube, các blogger Trung Quốc nhận được những bình luận miệt thị vì họ trải nghiệm những món ăn được cho là “kỳ quái”.
“Là một người Mỹ gốc Á đã nhận bằng thạc sĩ về sức khỏe cộng đồng ở trường đại học nơi tìm ra cách chữa bệnh Ebola, tôi hiểu được điều này”, Tim nói.
Vào thời điểm hội chứng hô hấp cấp tính nặng Sars bùng phát, bạn bè của Tim đã trêu chọc anh bằng cách nói rằng tất cả người châu Á đều ăn thịt chó.
“Tôi nhớ về nghiên cứu bệnh giang mai Tuskegee – dự án nghiên cứu được khởi xướng vào năm 1932 khi một đàn ông người Mỹ gốc Phi không thể điều trị căn bệnh này”, Tim kể. “Kết quả là, người ta chỉ cầu nguyện rằng cộng đồng sẽ tìm ra cách bảo vệ sức khỏe mà không đối xử vô nhân đạo với những người mắc bệnh”.
Đồ họa: Minh Hồng.
Dân Vũ Hán: Virus mới là kẻ thù chứ không phải chúng tôi
Lucy Huang, nhà sản xuất phim sống ở Bắc Kinh và không thể gặp gia đình ở Vũ Hán vì dịch corona. Cô cho rằng virus mới là kẻ thù, chứ không phải người dân ở tâm điểm dịch.
Theo news.zing.vn
Cuộc sống của người Mỹ trở về từ Vũ Hán bị cách ly ở căn cứ quân sự
Jarred Evans, một cầu thủ bóng đá chuyên nghiệp vừa trở về từ Vũ Hán - tâm dịch Coronavirus và đang bị cách ly ở căn cứ quân sự California chia sẻ rằng: "Khi bạn đối mặt với sự sống và cái chết, đó là một cuộc chơi hoàn toàn khác".
Máy bay đưa người Mỹ từ Vũ Hán về căn cứ không quân ở California
Evans, 27 tuổi, là một trong 195 người Mỹ được di tản khỏi thành phố Vũ Hán trên một chuyến bay do chính phủ Mỹ sắp xếp. Máy bay chở những người Mỹ di tản khỏi Vũ Hán đã bay đến căn cứ không quân ở Nam California để các nhà chức trách xác nhận họ không nhiễm virus Corona đến nay đã khiến hàng ngàn người mắc bệnh và giết chết hơn 200 người.
Sau khi tới căn cứ không quân ở Nam California hôm 29/1, Evans và những người Mỹ di tản khỏi Vũ Hán khác, bao gồm trẻ em từ khoảng 1 tuổi đến 13 tuổi được chỉ định xét nghiệm máu, kiểm tra cũng như vệ sinh mũi, họng và miệng.
"Một vài kết quả kiểm tra sẽ không thể lấy được trong vòng một tuần", Evans nói. Và điều đó có nghĩa là anh cùng những người khác sẽ phải tiếp tục ở lại căn cứ không quân này.
Dù môi trường xung quanh khá thoải mái, Evans và những người khác vẫn đang rất thận trọng trong việc hòa nhập với những người khác vì sợ lây nhiễm virus Corona.
"Tôi vẫn đeo mặt nạ và găng tay", anh nói trong một cuộc phỏng vấn qua điện thoại. "Chúng tôi vẫn chưa biết có ai nhiễm virus hay không. Tôi vẫn đang thực hiện các biện pháp phòng ngừa chính. Bạn không biết liệu bạn có khỏe mạnh hay không".
Evans còn cho biết thêm rằng, trẻ em rất thích thời tiết ở Nam California và các nhà chức trách ở căn cứ không quân cũng rất quan tâm tới chúng khi cung cấp cho các em đồ chơi, xe đạp, bóng đá để các em vui chơi.
"Khi trời tối, mọi người nhận thức ăn và quay trở về phòng của họ", Evans tiết lộ và cho biết thêm anh sẽ ở lại căn cứ cho đến khi các xét nghiệm cho thấy anh không nhiễm virus Corona.
Hiện chưa có ai trong số những người Mỹ ở căn cứ không quân nói trên có các triệu chứng nhiễm virus Corona nhưng các triệu chứng có thể bộc phát sau 14 ngày nhiễm virus.
Một người Mỹ cố trốn khỏi căn cứ không quân tối 29/1 nhưng bị phát hiện đã bị cách ly trong 2 tuần. Người này sẽ chỉ được tự do nếu không nhiễm virus sau khi có kết quả kiểm tra y tế, ông Jose Arballo Jr., người phát ngôn của cơ quan y tế cộng đồng của Nam California cho biết.
Theo danviet.vn
Họ đã chết cho hàng triệu người được cứu sống! Đã có gần 200 người chết, gần một vạn người mắc bệnh. Nhiều nhà máy, công xưởng phải đóng cửa. Một số nơi người dân rào làng chống dịch "nội bất xuất, ngoại bất nhập". Hàng triệu người đã chạy trốn khỏi "thành phố chết chóc" này. (Bác sĩ Tào Hiểu Anh tại Trung tâm điều trị) Những ngày này, cả thế giới...