Virus corona chưa đến mức báo động toàn cầu, chứng khoán châu Âu “phá băng” tâm lý
Chỉ số Stoxx 600 của châu Âu lên điểm 1,2% giữa phiên giao dịch 24/1 với nhóm cổ phiếu công nghiệp bật tăng 1,7% và hầu hết các chỉ số chứng khoán lớn của châu lục này đều giao dịch trong vùng tích cực.
Chỉ số Stoxx 600 của châu Âu lên điểm 1,2% giữa phiên giao dịch 24/1. Ảnh: AFP
Nhìn lại tuần qua, chứng khoán thế giới có một tuần u ám do nhà đầu tư lo ngại virus viêm phổi lạ chủng corona lan rộng sau khi khiến 25 người tử vong tại Trung Quốc và hơn 800 ca nhiễm bệnh. Nhà đầu tư chỉ thở phào yên tâm hơn sau khi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) công bố dịch bệnh do virus corona chưa đến mức báo động toàn cầu.
Chứng khoán châu Á hồi phục nhẹ phiên hôm nay 24/1, với chỉ số MSCI khu vực châu Á – Thái Bình Dương (ngoại trừ Nhật Bản) nhích 0,13% còn chỉ số Nikkei 225 của Nhật Bản cũng tăng tương tự, 0,13%.
Thông tin đáng chú ý trên thị trường châu Âu là việc cơ quan quản lý cạnh tranh Anh tiến hành điều tra kỹ lưỡng vụ Takeaway.com thâu tóm đối thủ Just Eat. Động thái này có thể làm trì hoãn việc hoàn tất thỏa thuận giữa 2 bên để tạo ra hãng chuyển phát lớn nhất thế giới.
Bên cạnh đó, công ty truyền thông Axel Springer (Đức) vừa cho biết họ dự định hủy kế hoạch niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán Frankfurt sau khi được công ty đầu tư tư nhân KKR (Mỹ) tiếp quản.
Thêm thông tin đáng chú ý trên thị trường châu Âu là việc gã khổng lồ viễn thông Ericsson của Thụy Điển đã quyết định tăng cổ tức năm 2019 trước phiên giao dịch 24/1, dù báo cáo thu nhập quý IV/2019 của công ty này không như kỳ vọng của các nhà phân tích do hoạt động kinh doanh sụt giảm và chi phí tăng cao. Cổ phiếu của Ericsson mất 5,4% ngay đầu phiên 24/1.
Cổ phiếu ngân hàng Virgin Money mở phiên tăng 5,7% và dẫn đầu sóng tăng trong rổ chỉ số Stoxx 600 sau khi ngân hàng này cho biết Chủ tịch Jim Pettigrew sẽ nghỉ hưu vào tháng 9/2021.
Video đang HOT
Chỉ số nhà quản trị mua hàng (PMI) công bố sáng 24/1 cho thấy hoạt động kinh doanh của khu vực đồng tiền chung châu Âu (Euro) chưa đủ mạnh để có một khởi đầu tốt cho năm 2020, nhưng nhiều nhận định cho rằng PMI sẽ tăng lên vẫn giúp thị trường chứng khoán châu Âu lên điểm.
Chỉ số PMI khu vực đồng tiền chung châu Âu do công ty phân tích thị trường IHS Markit công bố đứng ở mức 50,9 trong tháng 1/2020, thấp hơn mức 51,2 mà các nhà kinh tế dự báo trước đó.
Suy thoái công nghiệp ở châu Âu tiếp tục ảnh hưởng đến chỉ số PMI. Cụ thể, chỉ số PMI ngành sản xuất chế tạo chỉ đạt 47,8 trong tháng 1, nhưng đã cải thiện đáng kể so với mức 46,3 trong tháng 12/2019 và cao hơn dự báo 46,8 cho tháng 1 trước đó.
Riêng chỉ số PMI của Anh đạt 52,4 trong tháng 1, cao hơn dự báo 50,6 trước đó nhờ cả 2 chỉ số của ngành sản xuất và dịch vụ đều tăng trưởng vượt xa kỳ vọng.
Lê Quân (CNBC)
Theo Báo đầu tư
Công nghệ giúp giới đầu tư giảm bớt nỗi lo virus corona
Sự khởi sắc của nhóm cổ phiếu công nghệ khiến nỗi lo về sự bùng phát của virus corona, giúp phố Wall hồi nhẹ trở lại trong phiên thứ Tư (22/1).
Ảnh: AFP
Nỗi lo về sự bùng phát của virus corona gây viêm phổi lạ xuất phát từ Vũ Hán khiến giới đầu tư toàn cầu lo lắng bán tháo trong phiên thứ Ba, đặc biệt là khi Mỹ phát hiện trường hợp đầu tiên nhiễm bệnh.
Diễn biến mới cho thấy loại bệnh này đang trở nên nguy hiểm hơn khi theo thông báo mới nhất, số người chết do virus này đã lên tới 17 người, tức chỉ 1 ngày đã có thêm 8 người chết. Để tránh dịch bệnh lây lan, chính quyền TP. Vũ Hán của Trung Quốc, nới khởi nguồn của dịch bệnh đã ban hành lệnh "nội bất xuất, ngoại bất nhập", đồng thời hủy nhiều chương trình, lễ hội vui chơi giải trí chào Xuân mới.
Tuy diễn biến mới của bệnh rất đáng lo sợ, nhưng phố Wall lại hồi phục trở lại trong phiên thứ Tư nhờ kết quả kinh doanh khởi sắc bất ngờ của IBM, kích thích nhóm cổ phiếu công nghệ tăng, qua đó giúp giới đầu tư giảm bớt nỗi lo về sự bùng phát của virus conrona.
Một diễn biến khác đáng chú ý trên chính trường Mỹ là phiên tòa luận tội Tổng thống Trump đang diễn ra tại Thương viện. Tuy nhiên, phiên tòa này không có nhiều tác động tới nhà đầu tư nếu không có những diễn biến đột xuất bất ngờ. Bởi với việc Đảng Cộng hòa đang kiểm soát tại Thương viện, rất khó để phế truất ông Trump.
Diễn biến mới cho thấy, Đảng Công hòa đang có khởi đầu thành công và cuộc luận tội này là cuộc đấu đá phe phái giữa 2 đảng.
Kết thúc phiên 22/1, chỉ số Dow Jones giảm 9,77 điểm (-0,03%), xuống 29.186,27 điểm. Chỉ số S&P 500 tăng 0,96 điểm ( 0,03%), lên 3.321,75 điểm. Chỉ số Nasdaq Composite tăng 12,96 điểm ( 0,14%), lên 9.383,77 điểm.
Trong khi đó, chứng khoán châu Âu lại quay đầu giảm khá mạnh khi nỗi lo của nhà đầu tư trên thị trường này không phải đến từ virus corona, mà đến từ thương chiến khi phát biểu hôm thứ Tư, Tổng thống Mỹ Donald Trump đe dọa sẽ áp thuế cao đối với ô tô nhập khẩu từ châu Âu, đẩy nhóm cổ phiếu ô tô lao dốc.
Kết thúc phiên 22/1, chỉ số FTSE 100 tại Anh giảm 38,78 điểm (-0,51%), xuống 7.571,92 điểm. Chỉ số DAX giảm 40,72 điểm (-0,30%), xuống 13.515,75 điểm. Chỉ số CAC40 tại Pháp giảm 35 điểm (-0,58%), xuống 6.010,98 điểm.
Tương tự, trên thị trường chứng khoán châu Á, các thị trường sau phiên bán tháo hôm thứ Ba do lo ngại sự lây lan của virus corona đã cảm thấy an tâm hơn trong phiên thứ Tư nhờ sự bình tĩnh của Bắc Kinh trong việc xử lý để ngăn chặn sự lây lan của loại virus lạ này.
Kết thúc phiên 22/1: Chỉ số Nikkei 225 tại Nhật Bản tâng 166,79 điểm ( 0,70%), lên 24.031,35 điểm. Chỉ số Shanghai Composite tại Thượng Hải tăng 8,61 điểm ( 0,38%), lên 3.060,75 điểm. Chỉ số Hang Seng tại Hồng Kông tăng 355,71 điểm ( 1,27%), lên 28.341,04 điểm. Chỉ số KOSPI tại Seoul tăng 27,56 điểm ( 1,23%), lên 2.267,25 điểm.
Trên thị trường vàng, bất chấp các mối lo về dịch bệnh và nguy cơ một cuộc chiến thương mại mới, nhưng giá vàng chỉ lình xình trong biên độ hẹp và đóng cửa gần như không đổi trong phiên thứ Tư. Nhà đầu tư trên thị trường này đang chờ đợi những thông tin tác động rõ ràng hơn trước khi có quyết định tiếp theo.
Kết thúc phiên 22/1, giá vàng giao tăng 0,7 USD (0,05%), lên 1.558,5 USD/ounce. Giá vàng tương lai giao tháng 2 giảm 1,2 USD (-0,08%), xuống 1.556,8 USD/ounce.
Trong khi đó, giá dầu thô lao dốc mạnh trong phiên thứ Tư sau khi Cơ quan Năng lượng quốc tế (IEA) dự báo khả năng dư cung trước bối cảnh nhu cầu sẽ sụt giảm do ảnh hưởng của virus conora. Thông tin này đã làm lu mờ việc gián đoạn khai thác tại Lybia.
Kết thúc phiên 22/1, giá dầu thô kỳ hạn của Mỹ (WTI) giảm 1,64 USD (-2,8%), xuống 56,74 USD/thùng. Giá dầu thô Brent giảm 1,38 USD (-2,1%), xuống 63,21 USD/thùng.
Theo Tinnhanhchungkhoan.vn
Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm phiên chiều 13/12 Giáng Sinh đến sớm ở thị trường chứng khoán châu Á phiên chiều 13/12 với các chỉ số chứng khoán đều tăng sau thông tin Mỹ và Trung Quốc đã đạt được thỏa thuận thương mại. Thị trường chứng khoán châu Á tăng điểm phiên chiều 13/12 . Reuters Tại thị trường Tokyo (Nhật Bản), chỉ số Nikkei 225 tăng 2,6% lên 24.023,10...