Virus cổ đại có “hồi sinh” nhờ xác ướp Ai Cập hay không?
Nỗi lo về khả năng mầm bệnh “tử thần” cổ đại được bảo quản toàn vẹn theo các xác ướp Ai Cập đã dấy lên những năm gần đây.
Nhờ được bảo quản toàn vẹn qua hàng ngàn năm, một số xác ướp Ai Cập đã để lộ dấu vết rõ ràng của những căn bệnh truyền nhiễm từng là kẻ giết người hàng loạt vào thời kỳ họ sống như đậu mùa, bệnh phong, bệnh lao…
Kể từ khi khoa học đủ tiến bộ đã xác định những căn bệnh từng giết chết những người được ướp xác, nỗi lo virus, vi khuẩn cổ đại được bảo quản theo xác ướp cũng trỗi dậy.
Một số chuyên gia đã trao đổi với Live Science về thắc mắc nói trên.
Sự toàn vẹn đáng kinh ngạc của các xác ướp Ai Cập cổ đại làm dấy lên nỗi lo về các mầm bệnh nguy hiểm “hồi sinh” – Ảnh AI: Anh Thư
“Bóng ma” của đậu mùa – căn bệnh được cho là đã góp phần làm sụp đổ Đế chế Aztec ở châu Mỹ, gây nên hàng triệu cái chết châu Âu những thế kỷ XVI-XIX và những lần bùng phát chết chóc vào thế kỷ XX – từng được phát hiện trên thi hài Pharaoh Ramesses V.
Ramesses V là vị pharaoh thứ tư của triều đại XX thời kỳ Tân Vương quốc Ai Cập. Ông trị vì trong thời gian ngắn ngủi – năm 1147-1145 trước Công Nguyên – do cái chết đột ngột.
Các kỹ thuật của thế kỷ XXI đã phát hiện ra lý do: Đó là dấu vết của những tổn thương do đậu mùa còn nguyên vẹn trên thi hài.
Video đang HOT
Tổ chức Y tế thế giới (WHO) chính thức tuyên bố căn bệnh cực kỳ nguy hiểm đã bị xóa sổ trên toàn thế giới vào năm 1980, sau những nỗ lực tiêm chủng mở rộng toàn cầu trong nhiều thập kỷ.
Nhưng một số người đặt ra câu hỏi liệu việc ướp xác có vô tình giúp mầm bệnh được bảo tồn và sẵn sàng “trỗi dậy” từ Ramesses V hay không?
TS Piers Mitchell , Giám đốc Phòng thí nghiệm Ký sinh trùng cổ đại của Đại học Cambridge (Anh) cho biết điều này cực kỳ khó có thể xảy ra.
“Hầu hết các loài ký sinh trùng thường chết trong vòng 1-2năm nếu không có vật chủ sống bám vào. Nếu bạn đợi hơn 10 năm, tất cả đều chết” – TS Mitchell nói với Live Science.
Ví dụ, các loại virus đậu mùa như đậu mùa chỉ có thể sinh sản bên trong tế bào của vật chủ sống, theo Trung tâm Thông tin công nghệ sinh học quốc gia thuộc Thư viện Y khoa quốc gia tại Viện Y tế quốc gia Mỹ (NIH).
Theo NIH, vi khuẩn gây bệnh lao và bệnh phong cũng cần vật chủ sống để tồn tại.
Xác ướp, dù nguyên vẹn trong hàng ngàn năm, vẫn không phải vật chủ sống.
NIH cũng giải thích rằng bệnh đậu mùa lây lan qua tiếp xúc giữa người với người, trong khi bệnh lao và bệnh phong thường lây truyền qua các giọt bắn từ mũi và miệng, thường là khi hắt hơi hoặc ho.
Trong trường hợp bệnh phong, cần phải tiếp xúc lâu dài với người bị bệnh thì bệnh mới lây lan được.
Một yếu tố khác làm giảm khả năng ai đó mắc bệnh từ xác ướp là cho dù nguyên vẹn, xác ướp vẫn đang phân hủy chậm theo thời gian. Điều đó có nghĩa mọi thứ DNA – bao gồm DNA của các loài virus, vi khuẩn, cũng bị phân hủy và phá vỡ.
Cho dù DNA này có đủ để chúng ta nhận diện bằng các kỹ thuật tiên tiến, chúng cũng không đủ để khiến bất cứ thứ gì thức dậy.
Một số loại giun ký sinh đường ruột, phát tán qua phân, sống lâu hơn các sinh vật khác và không phải tất cả đều cần vật chủ sống để tồn tại, nhưng theo các chuyên gia, chúng cũng không đáng ngại.
“Những thứ đó có thể dai dẳng hơn nhiều và có thể kéo dài trong nhiều tháng, hoặc đôi khi là vài năm, nhưng không có thứ nào trong số chúng có thể tồn tại trong hàng ngàn năm” -TS Mitchell khẳng định.
Kinh ngạc khách sạn 3.500 năm lộ diện giữa sa mạc
Một cấu trúc khổng lồ, tiện nghi giữa sa mạc Sinai ở Ai Cập có thể từng là nơi dừng chân của các pharaoh.
Theo Live Science, các cấu trúc cho thấy tòa nhà được sử dụng như một khách sạn, tọa lạc ở phía Bắc sa mạc Sinai, nằm trên một bán đảo hình tam giác ở phía Đông Ai Cập, có biên giới với Israel và Dải Gaza.
Chữ tượng hình được tìm thấy trong di tích cho thấy công trình được xây dựng dưới thời Thutmose III, vị pharaoh thứ 6 của Vương triều thứ 18 Ai Cập cổ đại, trị vì những năm 1479-1425 trước Công Nguyên.
Tàn tích của công trình khổng lồ được sử dụng như khách sạn, với bóng dáng rất nhỏ của đội khai quật ở phía xa - Ảnh: BỘ DU LỊCH VÀ CỔ VẬT AI CẬP
Thutmose III nổi tiếng là một nhà lãnh đạo quân sự tài ba. Ông đã mở rộng đế chế Ai Cập lên đến đỉnh cao quyền lực cũng như cho xây dựng nhiều cấu trúc
Những người cai trị Ai Cập cổ đại thường phát động các chiến dịch quân sự vào phía Đông Địa Trung Hải. Một tuyến đường mà quân đội Ai Cập thường sử dụng để đến khu vực này là qua sa mạc Sinai.
Vì vậy, các nhà khảo cổ cho rằng tòa nhà này có thể là nơi nghỉ chân của các tướng lĩnh quân đội và thậm chí là các pharaoh Ai Cập.
"Có khả năng tòa nhà này đã được sử dụng làm nơi nghỉ ngơi của hoàng gia do quy hoạch kiến trúc của tòa nhà và sự khan hiếm các mảnh gốm bên trong" - Bộ Du lịch và Cổ vật Ai Cập nhận định.
Sự khan hiếm các mảnh gốm là dấu hiệu cho thấy tòa nhà thường được giữ trống trải chứ không phải nhà ở thường xuyên, chỉ có nội thất tối thiểu để đón các đoàn khách mang theo hành lý riêng.
Đó là lý do người ta suy đoán tòa nhà này được sử dụng như một khách sạn hoặc nhà nghỉ cá nhân của một hoặc nhiều nhân vật quyền lực.
Tòa nhà có hai hành lang hình chữ nhật và một số phòng phân nhánh từ đó.
Công trình này tọa lạc tại Tel Habwa, một địa điểm khảo cổ nổi tiến ngay gần một nghĩa trang của Vương triều thứ 21 (khoảng năm 1070-945 trước Công nguyên) và Vương triều thứ 26 (năm 688-525 trước Công nguyên).
Quá trình khai quật khách sạn cổ đại này vẫn đang được tiến hành.
Ai Cập: Kho báu "vượt thời gian" và 3 nhân vật bí ẩn hiện về sau 3.300 năm Những cấu trúc tuyệt đẹp, gần như không bị thời gian chạm tới đã được phát hiện cùng mộ phần của 3 nhân vật đặc biệt tại "nghĩa trang kho báu" Saqqara của Ai Cập. Theo Live Science, phát hiện mới ở Saqqara - nghĩa trang cổ đại đã đem đến nhiều kinh ngạc trong vài năm gần đây - đã tiết lộ...