VinHomes đạt gần 9.900 tỷ đồng LNTT trong nửa đầu năm 2018
Trong quý 2, VinHomes ghi nhận doanh thu chủ yếu từ dự án VinHomes Central Park và VinHomes Green Bay đồng thời ghi nhận thu nhập hợp tác từ các dự án Vinhomes The Harmony, Vinhomes Golden River, Vinhomes Imperia và Vinhomes Dragon Bay.
CTCP Vinhomes (VHM) đã công bố Báo cáo tài chính hợp nhất quý 2 năm 2018 theo chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS).
Tổng doanh thu thuần hợp nhất ghi nhận trong quý 2 năm 2018 là 5.434 tỷ đồng, tăng 203% so với cùng kỳ năm 2017. Doanh thu chuyển nhượng bất động sản quý 2 năm 2018 đạt 4.947 tỷ đồng, tăng 3.869 tỷ đồng, tương đương với 359% so với cùng kỳ năm 2017 chủ yếu đến từ các dự án lớn như Vinhomes Central Park và Vinhomes Green Bay.
Doanh thu hoạt động cho thuê bất động sản đầu tư, doanh thu cung cấp dịch vụ quản lý đều tăng trưởng tốt so với cùng kỳ năm trước với tỷ lệ tăng trên 100%.
Bên cạnh đó, thu nhập từ hoạt động hợp tác kinh doanh các dự án Vinhomes The Harmony, Vinhomes Golden River, Vinhomes Imperia và Vinhomes Dragon Bay với Vingroup và một công ty khác trong cùng Tập đoàn là 3.952 tỷ đồng. Lợi nhuận kế toán trước thuế quý 2 năm 2018 là 4.985 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế đạt 3.882 tỷ đồng, tăng lần lượt 89 và 563 lần so với cùng kỳ năm 2017.
Cùng kỳ năm 2017, VinHomes khi đó vẫn chưa được tái cấu trúc thành công ty nòng cốt trong mảng phát triển nhà ở và căn hộ của Vingroup nên kết quả so sánh không có nhiều ý nghĩa.
Lũy kế 6 tháng đầu năm, VinHomes đạt 15.750 tỷ đồng doanh thu thuần, gấp 3 lần cùng kỳ. Doanh thu tài chính đạt hơn 7.400 tỷ đồng.
Lợi nhuận trước thuế đạt 9.854 tỷ đồng và LNST thuộc về cổ đông công ty mẹ đạt 7.732 tỷ đồng.
Tính đến ngày 30 tháng 6 năm 2018, tổng tài sản Vinhomes đạt 117.268 tỷ đồng, vốn chủ sở hữu đạt 41.963 tỷ đồng, tăng lần lượt 129% và 314% so với cuối năm 2017.
Trong quý 2, Vinhomes giới thiệu ra thị trường 3 dự án mới là: Dự án Vinhomes West Point tại Hà Nội, Vinhomes Star City tại Tp. Thanh Hóa và Vinhomes New Center tại Tp. Hà Tĩnh. Trong đó, tổ hợp căn hộ – văn phòng – thương mại dịch vụ hiện đại Vinhomes West Point đang trở thành dự án tâm điểm phía Tây Thủ đô, nhờ vị trí đắc địa trên tuyến đường huyết mạch của khu vực, Phạm Hùng và Đỗ Đức Dục. Các căn hộ tại đây nhận được phản hồi tích cực từ phía khách hàng Việt Nam và khách hàng ngoại quốc, trong đó, số lượng khách hàng nước ngoài bày tỏ quan tâm đặt mua các căn hộ đã vượt mức trần được phép bán cho khối ngoại.
Video đang HOT
Tại Tp. Thanh Hóa, Vinhomes Star City chính thức giới thiệu phân khu Hoa Hồng, phân khu duy nhất trong số 5 phân khu tại đây sở hữu phong cách kiến trúc Pháp. Nổi bật với thiết kế tân cổ điển sang trọng, sở hữu tiện ích điểm nhấn gồm trường học Vinschool và phòng khám Vinmec, phân khu Hoa Hồng ngay lập tức thu hút sự chú ý của khách hàng và nhà đầu tư tại Thanh Hóa. Các sản phẩm nhà phố thương mại tại đây đặc biệt hút khách, ghi nhận tỷ lệ hấp thụ ở mức rất cao.
Tại Tp. Hà Tĩnh, Vinhomes New Center đang trở thành một dự án điểm sáng, khiến thị trường bất động sản sôi động hơn bao giờ hết. Lần đầu tiên, tại thành phố đang phát triển này, một dự án căn hộ hiện đại đi kèm đầy đủ tiện ích đồng bộ như quảng trường, bể bơi, vườn BBQ, sân chơi trẻ em, sân tập thể thao được giới thiệu với khách hàng và nhà đầu tư Hà Tĩnh, tiên phong kiến tạo phong cách sống hiện đại cho người dân địa phương.
Đặc biệt, trong quý 2, Vinhomes đã thành công niêm yết cổ phần trên Sở Giao dịch Chứng khoán Thành phố Hồ Chí Minh với mã chứng khoán VHM vào ngày 17 tháng 5 năm 2018. Từ đó đến nay, Vinhomes luôn nằm trong Top 2 các công ty niêm yết có vốn hóa lớn nhất thị trường Việt Nam.
Trong tháng 6, Vinhomes ra mắt thương hiệu Happy Town, chính thức công bố tham gia phân khúc nhà ở giá rẻ từ 200 triệu đồng/căn hộ trở lên, hướng tới nhóm khách hàng là người lao động đơn giản, hoặc công nhân các khu công nghiệp ở các tỉnh thành trọng yếu. Với sự ra đời của Happy Town, Vinhomes đã trở thành nhà phát triển bất động sản ở cả 3 phân khúc chính: Vinhomes – nhà ở trung – cao cấp, VinCity – nhà ở trung cấp, Happy Town – nhà ở bình dân.
Báo cáo tài chính
Trường An
Theo Trí thức trẻ
"Cổ phiếu họ Vin" giảm sàn, tỷ phú Phạm Nhật Vượng "bốc hơi 5.400 tỷ đồng
Việc hai "Cổ phiếu họ Vin" là VIC và VHM đều giảm sàn trong phiên giao dịch ngày 3.7 trên TTCK Việt Nam đã gây tác động không nhỏ, khiến chỉ số VnIndex giảm 41,14 điểm (4,34%) về còn 906,01 điểm. Đồng thời, làm tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng "bốc hơi" khoảng 5.429,77 tỷ đồng (7%) xuống còn 72.179,72 tỷ đồng.
Cổ phiếu VIC bị khối ngoại bán ròng, VnIndex bị "thổi bay" hơn 41 điểm
Phiên giao dịch ngày 3.7 trên TTCK Việt Nam đã mang tới nỗi buồn cho phần lớn nhà đầu tư chứng khoán khi phải chứng kiến các chỉ số lao mạnh, cùng hàng trăm cổ phiếu bị bán tháo.
Một sắc đỏ cùng tâm lý hoảng loạn bao trùm thị trường. 248 mã giảm trên sàn HSX, trong đó có tới 45 mã giảm sàn, gấp 4 lần số mã tăng giá. Còn HNX cũng ghi nhận 126 mã giảm giá, 29 mã giảm sàn, gấp 3 lần số mã tăng.
Kết thúc phiên giao dịch ngày 3.7, chỉ số VnIndex giảm 41,14 điểm (4,34%) về còn 906,01 điểm, HNX-Index mất 3,97 điểm (3,86%) còn 98,8 điểm.
Chỉ số VnIndex giảm 41,14 điểm (4,34%) về còn 906,01 điểm khi kết thúc phiên giao dịch ngày 3.7 (Ảnh: I.T)
Việc thị trường sụt giảm mạnh trong phiên hôm nay có thể lý giải phần nào khi khối ngoại đã quay trở lại bán ròng mạnh trên sàn HOSE. Cụ thể, khối ngoại đã mua vào gần 18 triệu cổ phiếu tương đương trị giá 791,4 tỷ đồng, trong khi bán ra 30,2 triệu cổ phiếu tương đương trị giá 1.150,2 tỷ đồng. Tổng khối lượng bán ròng đạt 12,2 triệu cổ phiếu, tương ứng giá trị bán ròng gần 359 tỷ đồng.
Các cổ phiếu bluechip như VIC, CTG, BID, HPG... đứng đầu danh sách bán ròng. Trong đó, cổ phiếu VIC bị bán ròng rất mạnh với 223 tỷ đồng. Hai cổ phiếu ngân hàng CTG và BID bị bán ròng lần lượt 68 tỷ đồng và 44 tỷ đồng. Việc khối ngoại bán ròng của khối ngoại đã khiến cổ phiếu VIC, BID và CTG giảm sàn trong phiên hôm nay. Trong khi đó, giá trị giao dịch của cổ phiếu HPG cũng giảm khoảng 5,47% còn 36.300 đồng/cổ phiếu.
Cổ phiếu VIC đứng đầu danh sách bị khối ngoại bán ròng, trong khi VCB đứng dầu danh sách mua ròng (Ảnh: I.T)
Ở chiều ngược lại, cổ phiếu VCB được mua ròng mạnh nhất với giá trị đạt 69,3 tỷ đồng. Tiếp đến, VNM và HDB được mua ròng lần lượt 22,6 tỷ đồng và 20 tỷ đồng.
Phiên giao dịch hôm ngay (3.7), nhóm ngân hàng đã góp phần không nhỏ vào việc khiến chỉ số VnIndex giảm sâu khi có tới 5 mã giảm sàn là TCB, VPB, CTG, BID, STB, giá trị giao dịch của 5 cổ phiếu này lần lượt giảm xuống còn 81.800 đồng (-6,9%), 25.800 đồng (-6,9%), 21.500 đồng (-6,7%), 23.100 đồng (-6,7%), 10.600 đồng (-6,8%). Trong đó, CTG bị khối ngoại bán ròng tới hơn 3,1 triệu đơn vị.
Các mã MBB và HDB đều giảm hơn 5%. VCB dù được khối ngoại mua ròng hơn 1,1 triệu đơn vị, song vẫn giảm 3,6% về 56.000 đồng/cổ phiếu. EIB và TPB cũng hơn 3%.
Hai "Cổ phiếu họ Vin" cũng gây tác động không nhỏ tới chỉ số VnIndex là VIC và VHM khi cặp đôi này đều giảm sàn về 99.700 đồng (-7%) và 103.600 đồng (-6,9%), trong đó, VHM góp 6,76 điểm, VIC góp 6,48 điểm.
Trong bối cảnh thị trường đỏ lửa, vẫn có một số mã đi ngược thị trường như SBT tăng 1,7% lên 14.700 đồng, AAA tăng 0,3% lên 18.300 đồng.
Tài sản tỷ phú Phạm Nhật Vượng "bốc hơi" khoảng 5.429,77 tỷ đồng (7%) sau một ngày, còn tài sản của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng chỉ còn 23.659,59 tỷ đồng (Ảnh: I.T)
Phiên giao dịch ngày 3.7, TTCK Việt Nam cũng chứng kiến sự thay đổi lớn về tài sản của các 4 người giàu nhất TTCK Việt Nam, trong đó có 3 tỷ phú USD.
Cụ thể, tài sản của tỷ phú Phạm Nhật Vượng "bốc hơi" khoảng 5.429,77 tỷ đồng (7%) xuống còn 72.179,72 tỷ đồng. Trong khi đó, tài sản của nữ tỷ phú USD Nguyễn Thị Phương Thảo cũng chỉ còn 23.659,59 tỷ đồng sau khi giá trị giao dịch của hơn 200 triệu cổ phiếu VJC và HDB trong tay bà Thảo lần lượt giảm 4,34% và 4,14%.
Ông Trịnh Văn Quyết có lẽ là người ít chịu ảnh hưởng nhất trong số 4 người giàu nhất TTCK Việt Nam khi tài sản của ông Quyết chỉ giảm 114,6 tỷ đồng (0,81%). Còn tài sản của tỷ phú Trần Đình Long cũng giảm khoảng 801,27 tỷ đồng, còn 13.850,52 tỷ đồng sau phiên giao dịch hôm nay.
Vinhomes thâu tóm 98% cổ phần sân golf Củ Chi
CTCP Vinhomes (VHM), một công ty con của Tập đoàn Vingroup vừa công bố thông tin về việc sẽ nhận chuyển nhượng cổ phần của CTCP Phát triển GS Củ Chi.
Cụ thể, Vinhomes sẽ sẽ nhận chuyển nhượng hơn 32,2 triệu cổ phần, ứng với giá trị theo mệnh giá là 322 tỷ đồng của GS Củ Chi. Theo đó, sau khi hoàn tất thủ tục chuyển nhượng, Vinhomes sẽ trở thành cổ đông sở hữu 98% vốn điều lệ của GS Củ Chi.
Phát triển GS Củ Chi bắt đầu hoạt động từ năm 2011, khi đó thuộc tập đoàn GS Engineering & Construction Corp (GS E&C), Hàn Quốc. Đây là đơn vị trực tiếp đảm nhiệm phát triển dự án sân Golf Củ Chi, Tây Bắc TPHCM. Năm 2012, sân golf này đổi chủ, được bán cho Tập đoàn C.T Group. Dự án sân Golf Củ Chi được C.T Group đầu tư có diện tích hơn 90 ha, 3 mặt đón gió và 39 hồ nước lớn.
Theo Danviet
Sử dụng margin, Dragon Capital đã rót 83 triệu USD vào Vinhomes trong tháng 5 Trong cơ cấu danh mục của VEIL đã có sự xuất hiện của Vinhomes (VHM) và cổ phiếu này chiếm tỷ trọng 5,11% (khoảng 80 triệu USD ~ 1.800 tỷ đồng), đây cũng là khoản đầu tư lớn thứ 6 của quỹ. Theo báo cáo của Vietnam Enterprise Investments Limited (VEIL), quỹ lớn nhất do Dragon Capital quản lý, đến cuối tháng 5/2018,...